> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Giải quyết 2.108 kiến nghị của cử tri về các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội

Giải quyết 2.108 kiến nghị của cử tri về các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội

13/06/2015
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có báo cáo Quốc hội kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8 của Quốc hội.
 
Trên cơ sở kiến nghị của cử tri cả nước gửi kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tổng hợp, phân loại, xử lý để chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết 2.108 kiến nghị. Nội dung kiến nghị của cử tri đề cập đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát

Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội đã nghiên cứu, tiếp thu, giải quyết, trả lời 123 kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8,

trong đó, đã tập trung vào việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật; hoạt động giám sát và đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Trong hoạt động xây dựng pháp luật, Quốc hội đã lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp, các nhà khoa học, hoạt động thực tiễn, các đối tượng chịu sự tác động của luật để xem xét, hoàn thiện 30 dự án luật, 01 nghị quyết đáp ứng yêu cầu của thực tế cuộc sống, chất lượng xây dựng luật được nâng lên. Đây là những văn bản pháp luật quan trọng nhằm cụ thể Hiến pháp năm 2013, hoàn thiện thể chế kinh tế, tổ chức bộ máy nhà nước, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, bảo đảm quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế… mà cử tri và nhân dân cả nước quan tâm, kiến nghị.

Quốc hội đã tiến hành giám sát tối cao chuyên đề thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng; xem xét các báo cáo của Chính phủ kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và 4 năm 2011-2014; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015; xem xét Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn, Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7; tiến hành chất vấn Thủ tướng Chính phủ, 4 vị Bộ trưởng và đã ra Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8, yêu cầu các thành viên Chính phủ thực hiện có kết quả những cam kết, những điều đã hứa trước Quốc hội và cử tri cả nước; đồng thời, yêu cầu các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các ngành, các cấp tiếp tục có giải pháp tích cực giải quyết các kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đã xem xét các báo cáo của Chính phủ; tổ chức giám sát chuyên đề “Kết quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khi Việt Nam là thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO)”; giám sát “Về tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật”;  “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh, giai đoạn 2004-2014” và “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về kết hợp phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn chiến lược (trọng tâm là các địa bàn Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ)”; tổ chức chất vấn đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội đã tổ chức hoạt động giám sát chuyên đề về lĩnh vực thuộc Hội đồng, Ủy ban phụ trách; tiến hành tổ chức các phiên giải trình đối với một số Bộ trưởng, Trưởng ngành về một số nội dung nổi lên trong việc thi hành pháp luật mà cử tri quan tâm.

Các hoạt động giám sát đã được đẩy mạnh từ khâu chuẩn bị lựa chọn nội dung đến tổ chức tiến hành các hoạt động giám sát; nội dung kiến nghị thông qua hoạt động giám sát rõ ràng, cụ thể hơn để yêu cầu cơ quan chịu sự giám sát thực hiện và tổ chức giám sát việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị sau giám sát.

3.JPG
Các cháu ngoan Bác Hồ tham quan Nhà Quốc hội

Chất lượng giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri có nhiều tiến bộ

Ngay sau khi nhận được kiến nghị cử tri, Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đã khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu, giải quyết, trả lời 1.943 kiến nghị của cử tri, đạt tỷ lệ 100%. Các văn bản trả lời kiến nghị của cử tri đã đi thẳng vào nội dung cử tri quan tâm.

Có 498 kiến nghị, chiếm 25,63% đã được các bộ, cơ quan ngang bộ nghiên cứu, tiếp thu, giải quyết như: Ban hành nghị quyết về một số giải pháp về thuế tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp; một số chính sách phát triển thủy sản; chính sách đặc thù về di dân tái định cư các dự án thủy điện; đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, nhất là giao thông nông thôn, các cầu dân sinh ở vùng khó khăn, miền núi; xây dựng nông thôn mới; sửa đổi nâng mức hưởng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng là thân nhân người có công với cách mạng; đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông; cải cách kỳ thi tốt nghiệp PTTH; tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức;...
Có 182 kiến nghị, chiếm 09,37% đang được các bộ, cơ quan ngang bộ nghiên cứu, tiếp thu, giải quyết với nội dung: Xây dựng các văn bản hướng dẫn triển khai Chương trình phát triển thị trường khoa học - công nghệ đến năm 2020; đề án cải cách chính sách tiền lương theo các Kết luận của Trung ương, chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn, cán bộ về công tác ở địa bàn khó khăn; đơn giản hoá thủ tục hành chính đối với việc cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có quy mô nhỏ, khai thác ngắn hạn phục vụ công trình dân sinh tại địa phương...

Có 81 kiến nghị, chiếm 4,17% được các bộ, cơ quan ngang bộ tiếp thu, sẽ giải quyết trong thời gian tới gồm: Hướng dẫn chế độ ưu đãi đối với người sử dụng đất là người có công với cách mạng; rà soát lại các dự án đã thu hồi đất của người dân, nhưng không tổ chức triển khai thực hiện; quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trong việc hỗ trợ kinh phí đầu tư nâng cấp công trình hạ tầng tại địa phương;...

Có 1.175 kiến nghị, chiếm 60,47% đã được các bộ, cơ quan ngang bộ giải trình, cung cấp thông tin với cử tri về chính sách phân bổ nguồn vốn đầu tư của Trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ cho các công trình ở địa phương; chính sách và quy định độ tuổi hưởng chế độ phụ cấp người cao tuổi; chế độ hưởng bảo hiểm y tế; về đầu tư hạ tầng cơ sở và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại hệ thống y tế cơ sở và danh mục thuốc cấp phát trong khám, chữa bệnh theo bảo hiểm y tế; bình ổn giá sữa và một số mặt hàng thiết yếu, vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật phục vụ sản xuất nông nghiệp; thu mua lúa gạo tạm trữ và mở rộng tìm kiếm thị trường tiêu thụ lúa gạo, nông sản...

Có 07 kiến nghị, chiếm 0,36% mà việc giải quyết cần phải có sự phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ với chính quyền địa phương với nội dung: Việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm; quản lý thị trường, xử lý hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả; công tác bảo vệ môi trường; về tuyên truyền, phổ biến phòng, chống dịch bệnh, phòng chống ma túy, tội phạm...

Việc giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan đến Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã được Chính phủ tiếp thu, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội. Qua tiến hành thảo luận ở tổ, ở hội trường, Quốc hội đã xem xét một cách toàn diện, thận trọng, kỹ lưỡng nội dung này.

Nâng cao chất lượng truy tố, xét xử 

Tại kỳ họp thứ 8, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã nhận được 32 kiến nghị của cử tri. Nội dung kiến nghị tập trung chủ yếu vào những vấn đề: Biện pháp nâng cao chất lượng truy tố, xét xử; đề nghị xử lý nghiêm minh những vụ án tham nhũng, đưa hối lộ và nhận hối lộ, buôn lậu... đẩy nhanh xét xử các vụ án tham nhũng liên quan đến ngành ngân hàng; chỉ đạo tổ chức khắc phục tình trạng vi phạm về thời hạn ra quyết định kháng nghị hoặc không kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với người bị kết án tử hình đã có hiệu lực pháp luật…

Tòa án nhân dân tối cao đã nghiên cứu, tiếp thu, trả lời đầy đủ 23/23 kiến nghị của cử tri, trong đó, đã xem xét, giải quyết 10/23 kiến nghị; đang giải quyết 09 kiến nghị và tiếp thu, giải quyết trong thời gian tới là 01 kiến nghị; có 03 kiến nghị đã thông tin, giải trình lại với cử tri.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã nghiên cứu, tiếp thu, trả lời 09/09 kiến nghị của cử tri, trong đó đã xem xét, giải quyết 4 kiến nghị; đang xem xét, giải quyết 02 kiến nghị; tiếp thu, giải quyết trong thời gian tới 02 và 01 kiến nghị đã được giải trình, cung cấp thông tin cho cử tri.

1.jpg
Quốc hội thảo luận ở hội trường

Những vấn đề đặt ra và kiến nghị

Đạt được những kết quả nêu trên là do Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Trưởng ngành đã xác định việc trả lời kiến nghị cử tri là trách nhiệm chính trị của mình trước cử tri và nhân dân cả nước.

Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm là, một số cơ quan có thẩm quyền chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong việc tổ chức, chỉ đạo tiếp thu, giải quyết, trả lời cử tri, dẫn đến việc giải quyết trả lời còn chậm. Trong việc phối hợp, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật thông qua kiến nghị của cử tri cũng vẫn còn những vấn đề nổi lên bức xúc trong đời sống kinh tế - xã hội chưa được tổ chức triển khai thực hiện một cách kịp thời như: thanh tra, xử lý vi phạm về tài nguyên môi trường; về xử lý tin nhắn rác... Việc ban hành các chính sách pháp luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật, pháp lệnh, việc chỉ đạo điều hành còn chậm. Việc cung cấp thông tin, giải trình cho cử tri có trường hợp chưa thực sự thấu đáo, chưa có tính thuyết phục, dẫn đến việc cử tri kiến nghị nhiều lần.

Một số ý kiến, kiến nghị về đầu tư các công trình phúc lợi cho địa phương; việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo; cải cách chế độ công vụ; chính sách tiền lương; nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước… Trong khi đó, việc giải quyết những vấn đề này cần phải có thời gian, nguồn lực, lộ trình cụ thể và sự thống nhất của nhiều bộ, ngành. Vì vậy, việc giải quyết chưa thể đáp ứng ngay được kiến nghị của cử tri và nhân dân.

Qua giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành có giải pháp cụ thể, kịp thời giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội đã được Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban thường vụ Quốc hội tổng hợp báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 9. Đồng thời, tiếp tục rà soát các kiến nghị tại các kỳ họp trước đã được xác định là sẽ giải quyết để tập trung xem xét, xử lý, báo cáo Quốc hội và trả lời cử tri; kịp thời tiếp thu trong xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện những kiến nghị đã được giải quyết để bảo đảm tính thực thi; nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu kiến nghị của cử tri và nhân dân.
                                                Duy Hiếu (tóm lược)

Giải quyết 2.108 kiến nghị của cử tri về các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội

13/06/2015
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có báo cáo Quốc hội kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8 của Quốc hội.
 
Trên cơ sở kiến nghị của cử tri cả nước gửi kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tổng hợp, phân loại, xử lý để chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết 2.108 kiến nghị. Nội dung kiến nghị của cử tri đề cập đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát

Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội đã nghiên cứu, tiếp thu, giải quyết, trả lời 123 kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8,

trong đó, đã tập trung vào việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật; hoạt động giám sát và đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Trong hoạt động xây dựng pháp luật, Quốc hội đã lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp, các nhà khoa học, hoạt động thực tiễn, các đối tượng chịu sự tác động của luật để xem xét, hoàn thiện 30 dự án luật, 01 nghị quyết đáp ứng yêu cầu của thực tế cuộc sống, chất lượng xây dựng luật được nâng lên. Đây là những văn bản pháp luật quan trọng nhằm cụ thể Hiến pháp năm 2013, hoàn thiện thể chế kinh tế, tổ chức bộ máy nhà nước, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, bảo đảm quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế… mà cử tri và nhân dân cả nước quan tâm, kiến nghị.

Quốc hội đã tiến hành giám sát tối cao chuyên đề thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng; xem xét các báo cáo của Chính phủ kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và 4 năm 2011-2014; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015; xem xét Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn, Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7; tiến hành chất vấn Thủ tướng Chính phủ, 4 vị Bộ trưởng và đã ra Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8, yêu cầu các thành viên Chính phủ thực hiện có kết quả những cam kết, những điều đã hứa trước Quốc hội và cử tri cả nước; đồng thời, yêu cầu các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các ngành, các cấp tiếp tục có giải pháp tích cực giải quyết các kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đã xem xét các báo cáo của Chính phủ; tổ chức giám sát chuyên đề “Kết quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khi Việt Nam là thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO)”; giám sát “Về tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật”;  “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh, giai đoạn 2004-2014” và “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về kết hợp phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn chiến lược (trọng tâm là các địa bàn Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ)”; tổ chức chất vấn đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội đã tổ chức hoạt động giám sát chuyên đề về lĩnh vực thuộc Hội đồng, Ủy ban phụ trách; tiến hành tổ chức các phiên giải trình đối với một số Bộ trưởng, Trưởng ngành về một số nội dung nổi lên trong việc thi hành pháp luật mà cử tri quan tâm.

Các hoạt động giám sát đã được đẩy mạnh từ khâu chuẩn bị lựa chọn nội dung đến tổ chức tiến hành các hoạt động giám sát; nội dung kiến nghị thông qua hoạt động giám sát rõ ràng, cụ thể hơn để yêu cầu cơ quan chịu sự giám sát thực hiện và tổ chức giám sát việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị sau giám sát.

3.JPG
Các cháu ngoan Bác Hồ tham quan Nhà Quốc hội

Chất lượng giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri có nhiều tiến bộ

Ngay sau khi nhận được kiến nghị cử tri, Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đã khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu, giải quyết, trả lời 1.943 kiến nghị của cử tri, đạt tỷ lệ 100%. Các văn bản trả lời kiến nghị của cử tri đã đi thẳng vào nội dung cử tri quan tâm.

Có 498 kiến nghị, chiếm 25,63% đã được các bộ, cơ quan ngang bộ nghiên cứu, tiếp thu, giải quyết như: Ban hành nghị quyết về một số giải pháp về thuế tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp; một số chính sách phát triển thủy sản; chính sách đặc thù về di dân tái định cư các dự án thủy điện; đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, nhất là giao thông nông thôn, các cầu dân sinh ở vùng khó khăn, miền núi; xây dựng nông thôn mới; sửa đổi nâng mức hưởng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng là thân nhân người có công với cách mạng; đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông; cải cách kỳ thi tốt nghiệp PTTH; tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức;...
Có 182 kiến nghị, chiếm 09,37% đang được các bộ, cơ quan ngang bộ nghiên cứu, tiếp thu, giải quyết với nội dung: Xây dựng các văn bản hướng dẫn triển khai Chương trình phát triển thị trường khoa học - công nghệ đến năm 2020; đề án cải cách chính sách tiền lương theo các Kết luận của Trung ương, chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn, cán bộ về công tác ở địa bàn khó khăn; đơn giản hoá thủ tục hành chính đối với việc cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có quy mô nhỏ, khai thác ngắn hạn phục vụ công trình dân sinh tại địa phương...

Có 81 kiến nghị, chiếm 4,17% được các bộ, cơ quan ngang bộ tiếp thu, sẽ giải quyết trong thời gian tới gồm: Hướng dẫn chế độ ưu đãi đối với người sử dụng đất là người có công với cách mạng; rà soát lại các dự án đã thu hồi đất của người dân, nhưng không tổ chức triển khai thực hiện; quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trong việc hỗ trợ kinh phí đầu tư nâng cấp công trình hạ tầng tại địa phương;...

Có 1.175 kiến nghị, chiếm 60,47% đã được các bộ, cơ quan ngang bộ giải trình, cung cấp thông tin với cử tri về chính sách phân bổ nguồn vốn đầu tư của Trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ cho các công trình ở địa phương; chính sách và quy định độ tuổi hưởng chế độ phụ cấp người cao tuổi; chế độ hưởng bảo hiểm y tế; về đầu tư hạ tầng cơ sở và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại hệ thống y tế cơ sở và danh mục thuốc cấp phát trong khám, chữa bệnh theo bảo hiểm y tế; bình ổn giá sữa và một số mặt hàng thiết yếu, vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật phục vụ sản xuất nông nghiệp; thu mua lúa gạo tạm trữ và mở rộng tìm kiếm thị trường tiêu thụ lúa gạo, nông sản...

Có 07 kiến nghị, chiếm 0,36% mà việc giải quyết cần phải có sự phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ với chính quyền địa phương với nội dung: Việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm; quản lý thị trường, xử lý hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả; công tác bảo vệ môi trường; về tuyên truyền, phổ biến phòng, chống dịch bệnh, phòng chống ma túy, tội phạm...

Việc giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan đến Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã được Chính phủ tiếp thu, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội. Qua tiến hành thảo luận ở tổ, ở hội trường, Quốc hội đã xem xét một cách toàn diện, thận trọng, kỹ lưỡng nội dung này.

Nâng cao chất lượng truy tố, xét xử 

Tại kỳ họp thứ 8, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã nhận được 32 kiến nghị của cử tri. Nội dung kiến nghị tập trung chủ yếu vào những vấn đề: Biện pháp nâng cao chất lượng truy tố, xét xử; đề nghị xử lý nghiêm minh những vụ án tham nhũng, đưa hối lộ và nhận hối lộ, buôn lậu... đẩy nhanh xét xử các vụ án tham nhũng liên quan đến ngành ngân hàng; chỉ đạo tổ chức khắc phục tình trạng vi phạm về thời hạn ra quyết định kháng nghị hoặc không kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với người bị kết án tử hình đã có hiệu lực pháp luật…

Tòa án nhân dân tối cao đã nghiên cứu, tiếp thu, trả lời đầy đủ 23/23 kiến nghị của cử tri, trong đó, đã xem xét, giải quyết 10/23 kiến nghị; đang giải quyết 09 kiến nghị và tiếp thu, giải quyết trong thời gian tới là 01 kiến nghị; có 03 kiến nghị đã thông tin, giải trình lại với cử tri.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã nghiên cứu, tiếp thu, trả lời 09/09 kiến nghị của cử tri, trong đó đã xem xét, giải quyết 4 kiến nghị; đang xem xét, giải quyết 02 kiến nghị; tiếp thu, giải quyết trong thời gian tới 02 và 01 kiến nghị đã được giải trình, cung cấp thông tin cho cử tri.

1.jpg
Quốc hội thảo luận ở hội trường

Những vấn đề đặt ra và kiến nghị

Đạt được những kết quả nêu trên là do Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Trưởng ngành đã xác định việc trả lời kiến nghị cử tri là trách nhiệm chính trị của mình trước cử tri và nhân dân cả nước.

Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm là, một số cơ quan có thẩm quyền chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong việc tổ chức, chỉ đạo tiếp thu, giải quyết, trả lời cử tri, dẫn đến việc giải quyết trả lời còn chậm. Trong việc phối hợp, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật thông qua kiến nghị của cử tri cũng vẫn còn những vấn đề nổi lên bức xúc trong đời sống kinh tế - xã hội chưa được tổ chức triển khai thực hiện một cách kịp thời như: thanh tra, xử lý vi phạm về tài nguyên môi trường; về xử lý tin nhắn rác... Việc ban hành các chính sách pháp luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật, pháp lệnh, việc chỉ đạo điều hành còn chậm. Việc cung cấp thông tin, giải trình cho cử tri có trường hợp chưa thực sự thấu đáo, chưa có tính thuyết phục, dẫn đến việc cử tri kiến nghị nhiều lần.

Một số ý kiến, kiến nghị về đầu tư các công trình phúc lợi cho địa phương; việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo; cải cách chế độ công vụ; chính sách tiền lương; nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước… Trong khi đó, việc giải quyết những vấn đề này cần phải có thời gian, nguồn lực, lộ trình cụ thể và sự thống nhất của nhiều bộ, ngành. Vì vậy, việc giải quyết chưa thể đáp ứng ngay được kiến nghị của cử tri và nhân dân.

Qua giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành có giải pháp cụ thể, kịp thời giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội đã được Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban thường vụ Quốc hội tổng hợp báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 9. Đồng thời, tiếp tục rà soát các kiến nghị tại các kỳ họp trước đã được xác định là sẽ giải quyết để tập trung xem xét, xử lý, báo cáo Quốc hội và trả lời cử tri; kịp thời tiếp thu trong xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện những kiến nghị đã được giải quyết để bảo đảm tính thực thi; nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu kiến nghị của cử tri và nhân dân.
                                                Duy Hiếu (tóm lược)