> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Giảm nghèo vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức với vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số

Giảm nghèo vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức với vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số

09/06/2014
Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa XIII dành trọn ngày 07/6/2014 để giám sát tối cao “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo, giai đoạn 2005 - 2012). Đại biểu Quốc hội Siu Hương thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã phát biểu thảo luận Báo cáo kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuyên đề nêu trên. Ban Biên tập xin giới thiệu toàn văn như sau:
Tôi thống nhất cao Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo, giai đoạn 2005 - 2012. Đây là một báo cáo tổng hợp quá trình hoạt động giám sát công phu, nghiêm túc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có tính khoa học và thực tiễn cao.
Những kết quả giảm nghèo giai đoạn 2005 - 2012 cho thấy, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo là phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, thu hút được nhân dân cũng như đại bộ phận người nghèo tích cực tham gia và đạt được kết quả khả quan, đã cơ bản bảo đảm các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội cho người nghèo, kết cấu hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số được quan tâm đầu tư, đời sống người nghèo từng bước được cải thiện. Nhìn chung, hiệu quả thực hiện chương trình, mục tiêu giảm nghèo cơ bản đã đạt được, góp phần tích cực củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Thành tựu giảm nghèo của Việt Nam thể hiện sự quyết tâm cao của Chính phủ trong thực hiện cam kết quốc tế, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay là tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 50% tổng số hộ nghèo, riêng Gia Lai là trên 82%. Một bộ phận hộ cận nghèo tiệm cận với mức chuẩn nghèo, nguy cơ tái nghèo cao, hằng năm tỷ lệ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới khoảng 1/3 số hộ nghèo nên giảm nghèo chưa thực sự bền vững, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư, nhất là các huyện, xã còn tỷ lệ hộ nghèo cao ngày càng có xu hướng tăng lên.  
Với mục tiêu, yêu cầu và nguồn lực hiện nay, công tác giảm nghèo vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt với vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Tôi thống nhất với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2015 - 2020, trong đó xây dựng chuẩn nghèo và chính sách giảm nghèo theo hướng đa chiều, nhằm đảm bảo an sinh tối thiểu cho người nghèo về việc làm, bảo hiểm xã hội, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, trợ giúp pháp lý và thông tin. Từ góc độ thực tiễn, tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm một số vấn đề sau:
Thứ nhất, cần đề ra chương trình tuyên truyền, giáo dục thường xuyên, liên tục với phương châm “mưa dầm thấm lâu” nhằm nâng cao nhận thức cho người nghèo thay đổi nếp nghĩ cách làm, thay đổi phương thức sản xuất từ tự túc tự cấp sang sản xuất hàng hóa, đồng thời khắc phục tư tưởng ỷ lại, trông chờ sự trợ giúp của Nhà nước để tự lực vươn lên thoát nghèo.
Thứ hai, nghiên cứu bổ sung chủ trương, chính sách giảm nghèo đặc thù đối với vùng dân tộc thiểu số; trong đó, quan tâm vấn đề đất đai và đầu tư cho các huyện, xã nghèo xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là giao thông, thủy lợi… Bố trí đủ nguồn lực cho địa phương thực hiện đạt mục tiêu của từng chương trình, dự án để tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững.

Thứ ba, xây dựng cơ chế thực hiện lồng ghép, liên thông giữa Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới với các chương trình, dự án khác của Chính phủ triển khai ở địa phương, nhất là quản lý, lồng ghép các nguồn vốn để khắc phục tình trạng trùng lắp hoặc phân tán quá nhiều đầu mối như hiện nay.

Thứ tư, bước sang giai đoạn mới, đề nghị Chính phủ xóa dần chính sách cho không các mặt hàng và chuyển sang cơ chế hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất, đầu tư ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất. Đồng thời, ban hành chính sách ưu đãi hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn các huyện, xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thứ năm, ban hành cơ chế kéo dài thời hạn hưởng các chính sách ưu đãi cho người nghèo thêm 24 tháng kể từ khi thoát nghèo (như bảo hiểm y tế, giáo dục, vay vốn…) để hỗ trợ thoát nghèo bền vững. Ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ cho người đồng bào dân tộc thiểu số đi xuất khẩu lao động như đối với lao động thuộc huyện nghèo.

Vấn đề cuối cùng, để thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo, tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu bổ sung vào Nghị quyết định hướng giảm nghèo đến năm 2025 nhằm bảo đảm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống chính sách và triển khai thực hiện ổn định, lâu dài, bền vững./.
Siu Hương (ảnh: Duy Hiếu)

Giảm nghèo vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức với vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số

09/06/2014
Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa XIII dành trọn ngày 07/6/2014 để giám sát tối cao “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo, giai đoạn 2005 - 2012). Đại biểu Quốc hội Siu Hương thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã phát biểu thảo luận Báo cáo kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuyên đề nêu trên. Ban Biên tập xin giới thiệu toàn văn như sau:
Tôi thống nhất cao Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo, giai đoạn 2005 - 2012. Đây là một báo cáo tổng hợp quá trình hoạt động giám sát công phu, nghiêm túc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có tính khoa học và thực tiễn cao.
Những kết quả giảm nghèo giai đoạn 2005 - 2012 cho thấy, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo là phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, thu hút được nhân dân cũng như đại bộ phận người nghèo tích cực tham gia và đạt được kết quả khả quan, đã cơ bản bảo đảm các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội cho người nghèo, kết cấu hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số được quan tâm đầu tư, đời sống người nghèo từng bước được cải thiện. Nhìn chung, hiệu quả thực hiện chương trình, mục tiêu giảm nghèo cơ bản đã đạt được, góp phần tích cực củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Thành tựu giảm nghèo của Việt Nam thể hiện sự quyết tâm cao của Chính phủ trong thực hiện cam kết quốc tế, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay là tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 50% tổng số hộ nghèo, riêng Gia Lai là trên 82%. Một bộ phận hộ cận nghèo tiệm cận với mức chuẩn nghèo, nguy cơ tái nghèo cao, hằng năm tỷ lệ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới khoảng 1/3 số hộ nghèo nên giảm nghèo chưa thực sự bền vững, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư, nhất là các huyện, xã còn tỷ lệ hộ nghèo cao ngày càng có xu hướng tăng lên.  
Với mục tiêu, yêu cầu và nguồn lực hiện nay, công tác giảm nghèo vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt với vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Tôi thống nhất với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2015 - 2020, trong đó xây dựng chuẩn nghèo và chính sách giảm nghèo theo hướng đa chiều, nhằm đảm bảo an sinh tối thiểu cho người nghèo về việc làm, bảo hiểm xã hội, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, trợ giúp pháp lý và thông tin. Từ góc độ thực tiễn, tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm một số vấn đề sau:
Thứ nhất, cần đề ra chương trình tuyên truyền, giáo dục thường xuyên, liên tục với phương châm “mưa dầm thấm lâu” nhằm nâng cao nhận thức cho người nghèo thay đổi nếp nghĩ cách làm, thay đổi phương thức sản xuất từ tự túc tự cấp sang sản xuất hàng hóa, đồng thời khắc phục tư tưởng ỷ lại, trông chờ sự trợ giúp của Nhà nước để tự lực vươn lên thoát nghèo.
Thứ hai, nghiên cứu bổ sung chủ trương, chính sách giảm nghèo đặc thù đối với vùng dân tộc thiểu số; trong đó, quan tâm vấn đề đất đai và đầu tư cho các huyện, xã nghèo xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là giao thông, thủy lợi… Bố trí đủ nguồn lực cho địa phương thực hiện đạt mục tiêu của từng chương trình, dự án để tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững.

Thứ ba, xây dựng cơ chế thực hiện lồng ghép, liên thông giữa Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới với các chương trình, dự án khác của Chính phủ triển khai ở địa phương, nhất là quản lý, lồng ghép các nguồn vốn để khắc phục tình trạng trùng lắp hoặc phân tán quá nhiều đầu mối như hiện nay.

Thứ tư, bước sang giai đoạn mới, đề nghị Chính phủ xóa dần chính sách cho không các mặt hàng và chuyển sang cơ chế hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất, đầu tư ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất. Đồng thời, ban hành chính sách ưu đãi hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn các huyện, xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thứ năm, ban hành cơ chế kéo dài thời hạn hưởng các chính sách ưu đãi cho người nghèo thêm 24 tháng kể từ khi thoát nghèo (như bảo hiểm y tế, giáo dục, vay vốn…) để hỗ trợ thoát nghèo bền vững. Ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ cho người đồng bào dân tộc thiểu số đi xuất khẩu lao động như đối với lao động thuộc huyện nghèo.

Vấn đề cuối cùng, để thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo, tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu bổ sung vào Nghị quyết định hướng giảm nghèo đến năm 2025 nhằm bảo đảm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống chính sách và triển khai thực hiện ổn định, lâu dài, bền vững./.
Siu Hương (ảnh: Duy Hiếu)