> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Góp ý đối với dự thảo Luật tổ chức chính quyền địa phương

Góp ý đối với dự thảo Luật tổ chức chính quyền địa phương

24/11/2014
Buổi sáng ngày 24 tháng 11 năm 2014, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật tổ chức chính quyền địa phương. Ban Biên tập Trang thông tin xin giới thiệu toàn văn phát biểu của đại biểu Quốc hội Huỳnh Thành (Đoàn Gia Lai) góp ý đối với dự thảo Luật tổ chức chính quyền địa phương như sau:
 
“Về vấn đề chung, tôi thấy các quy định trong dự thảo Luật chưa phân định về thẩm quyền theo từng cấp của chính quyền, đặc biệt của Hội đồng nhân dân. Điều này làm cho cách hiểu không thống nhất về thẩm quyền của chính quyền các cấp. Qua thực tế, theo cách làm trước đây chúng ta thấy chính quyền các cấp có nhiều nhiệm vụ gần giống nhau, về thẩm quyền cũng vậy. Vì vậy, khi đánh giá chỗ này yếu, chỗ kia làm chưa được là do phân định chưa rõ về thẩm quyền này. Tôi nhất trí với một số ý kiến đại biểu đã phát biểu trước tôi, trong đó có ý kiến của đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, Đoàn thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 1 về phạm vi điều chỉnh, tôi đề nghị cân nhắc, tức là khi dùng từ "thành phố trong thành phố" về mặt lập luận có nhưng chưa thông. Tôi thấy điều này dễ dẫn đến cách hiểu không thống nhất, gây nhầm lẫn không cần thiết, nói như một số đại biểu là những vấn đề thấy chưa rõ thì chúng ta không nên quy định. Riêng việc quy định về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt thì đây cũng là một cấp chính quyền. Mặc dù là mô hình mới về đơn vị hành chính, nhưng tôi đề nghị cần phải nêu lên được nguyên tắc về đơn vị hành chính này, ví dụ: Điều kiện, trình tự thành lập, giải thể, mô hình tổ chức.v.v.. ở các đơn vị này để đảm bảo thống nhất. Về nội dung đặc thù sẽ do Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt quy định.

Điều 2, về tổ chức chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính, tôi thấy cần nghiên cứu ý kiến của đại biểu Trần Du Lịch và đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, Đoàn thành phố Hồ Chí Minh. Tôi có tham khảo mô hình tổ chức chính quyền của Nhật Bản thì thấy rằng trước đây người ta cũng có 3 cấp, nhưng sau này người ta ghép nhiều xã vào thành một hạt, gọi là cấp cơ sở. Như vậy, cấp hạt của Nhật Bản rất lớn, có thể tương đương với cấp huyện của mình. Nếu chúng ta làm chính quyền 2 cấp thì gần giống như bỏ cấp xã. Mình tham khảo mô hình Nhật Bản là không phải cấp hạt là cấp nhỏ như cấp xã của mình. Vì vậy, vấn đề này cần phải nghiên cứu.

Theo quy định Điều 111, chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cấp chính quyền địa phương bao gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định. Chính vì chỗ này, nhiều đại biểu cho rằng quy định của Hiến pháp là rất mở. Nhưng tôi nghĩ rằng Hiến pháp đã khẳng định rõ mỗi cấp hành chính đều phải có chính quyền địa phương, và chính quyền địa phương phải bao gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Không có chính quyền chỉ có Ủy ban nhân dân. Việc tổ chức như thế nào cho phù hợp thì dự án luật phải quy định cụ thể các vấn đề về cơ cấu, về tổ chức bộ máy, về nhân sự nhằm đảm bảo phù hợp với Hiến pháp.

Thời gian vừa qua, chúng ta thấy rằng có một số nơi hoạt động của Hội đồng nhân dân còn hình thức, hiệu lực, hiệu quả không cao. Nguyên nhân, trong Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi cho các đại biểu về tổng kết bước đầu về thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân ở cấp quận, phường tôi thấy có nêu và hoạt động này chủ yếu là do thiếu các cơ chế và chế tài, chưa tạo điều kiện cần thiết để cho Hội đồng nhân dân phát huy vai trò, chức năng của mình. Không nên dựa vào một số nơi hoạt động không tốt để lấy đó làm cơ sở để không tổ chức Hội đồng nhân dân, cơ quan đại diện của nhân dân. Theo tôi, quy định của Hiến pháp về chính quyền địa phương là được tổ chức phù hợp với các đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, tức là do luật định. Không thể hiểu ở nông thôn chính quyền có đầy đủ Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân mà ở đô thị chính quyền chỉ có Ủy ban nhân dân. Cũng không nên để tình trạng Ủy ban nhân dân ở nơi tổ chức Hội đồng nhân dân phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên, trong khi Ủy ban nhân dân nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân phải chịu trách nhiệm trước cơ quan hành chính cấp trên. Điều này dẫn đến nhiều cách hiểu, cách tổ chức chính quyền địa phương thiếu thống nhất và gây nhiều khó khăn phức tạp trong quá trình quản lý”.
Huỳnh Thành

Góp ý đối với dự thảo Luật tổ chức chính quyền địa phương

24/11/2014
Buổi sáng ngày 24 tháng 11 năm 2014, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật tổ chức chính quyền địa phương. Ban Biên tập Trang thông tin xin giới thiệu toàn văn phát biểu của đại biểu Quốc hội Huỳnh Thành (Đoàn Gia Lai) góp ý đối với dự thảo Luật tổ chức chính quyền địa phương như sau:
 
“Về vấn đề chung, tôi thấy các quy định trong dự thảo Luật chưa phân định về thẩm quyền theo từng cấp của chính quyền, đặc biệt của Hội đồng nhân dân. Điều này làm cho cách hiểu không thống nhất về thẩm quyền của chính quyền các cấp. Qua thực tế, theo cách làm trước đây chúng ta thấy chính quyền các cấp có nhiều nhiệm vụ gần giống nhau, về thẩm quyền cũng vậy. Vì vậy, khi đánh giá chỗ này yếu, chỗ kia làm chưa được là do phân định chưa rõ về thẩm quyền này. Tôi nhất trí với một số ý kiến đại biểu đã phát biểu trước tôi, trong đó có ý kiến của đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, Đoàn thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 1 về phạm vi điều chỉnh, tôi đề nghị cân nhắc, tức là khi dùng từ "thành phố trong thành phố" về mặt lập luận có nhưng chưa thông. Tôi thấy điều này dễ dẫn đến cách hiểu không thống nhất, gây nhầm lẫn không cần thiết, nói như một số đại biểu là những vấn đề thấy chưa rõ thì chúng ta không nên quy định. Riêng việc quy định về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt thì đây cũng là một cấp chính quyền. Mặc dù là mô hình mới về đơn vị hành chính, nhưng tôi đề nghị cần phải nêu lên được nguyên tắc về đơn vị hành chính này, ví dụ: Điều kiện, trình tự thành lập, giải thể, mô hình tổ chức.v.v.. ở các đơn vị này để đảm bảo thống nhất. Về nội dung đặc thù sẽ do Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt quy định.

Điều 2, về tổ chức chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính, tôi thấy cần nghiên cứu ý kiến của đại biểu Trần Du Lịch và đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, Đoàn thành phố Hồ Chí Minh. Tôi có tham khảo mô hình tổ chức chính quyền của Nhật Bản thì thấy rằng trước đây người ta cũng có 3 cấp, nhưng sau này người ta ghép nhiều xã vào thành một hạt, gọi là cấp cơ sở. Như vậy, cấp hạt của Nhật Bản rất lớn, có thể tương đương với cấp huyện của mình. Nếu chúng ta làm chính quyền 2 cấp thì gần giống như bỏ cấp xã. Mình tham khảo mô hình Nhật Bản là không phải cấp hạt là cấp nhỏ như cấp xã của mình. Vì vậy, vấn đề này cần phải nghiên cứu.

Theo quy định Điều 111, chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cấp chính quyền địa phương bao gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định. Chính vì chỗ này, nhiều đại biểu cho rằng quy định của Hiến pháp là rất mở. Nhưng tôi nghĩ rằng Hiến pháp đã khẳng định rõ mỗi cấp hành chính đều phải có chính quyền địa phương, và chính quyền địa phương phải bao gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Không có chính quyền chỉ có Ủy ban nhân dân. Việc tổ chức như thế nào cho phù hợp thì dự án luật phải quy định cụ thể các vấn đề về cơ cấu, về tổ chức bộ máy, về nhân sự nhằm đảm bảo phù hợp với Hiến pháp.

Thời gian vừa qua, chúng ta thấy rằng có một số nơi hoạt động của Hội đồng nhân dân còn hình thức, hiệu lực, hiệu quả không cao. Nguyên nhân, trong Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi cho các đại biểu về tổng kết bước đầu về thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân ở cấp quận, phường tôi thấy có nêu và hoạt động này chủ yếu là do thiếu các cơ chế và chế tài, chưa tạo điều kiện cần thiết để cho Hội đồng nhân dân phát huy vai trò, chức năng của mình. Không nên dựa vào một số nơi hoạt động không tốt để lấy đó làm cơ sở để không tổ chức Hội đồng nhân dân, cơ quan đại diện của nhân dân. Theo tôi, quy định của Hiến pháp về chính quyền địa phương là được tổ chức phù hợp với các đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, tức là do luật định. Không thể hiểu ở nông thôn chính quyền có đầy đủ Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân mà ở đô thị chính quyền chỉ có Ủy ban nhân dân. Cũng không nên để tình trạng Ủy ban nhân dân ở nơi tổ chức Hội đồng nhân dân phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên, trong khi Ủy ban nhân dân nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân phải chịu trách nhiệm trước cơ quan hành chính cấp trên. Điều này dẫn đến nhiều cách hiểu, cách tổ chức chính quyền địa phương thiếu thống nhất và gây nhiều khó khăn phức tạp trong quá trình quản lý”.
Huỳnh Thành