> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2015 tiếp tục chuyển biến tích cực và thực chất hơn

Hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2015 tiếp tục chuyển biến tích cực và thực chất hơn

17/11/2015
Quốc hội giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.

Trong năm 2015, theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục có sự chuyển biến tích cực, đi vào chiều sâu, thực chất hơn và ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát.
 
Hoạt động giám sát của Quốc hội

Về xem xét báo cáo: Trong 2 kỳ họp thứ 9 và thứ 10, Quốc hội xem xét 18 báo cáo công tác của các cơ quan hữu quan; 02 báo cáo giám sát chuyên đề của Quốc hội, 04 báo cáo giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 11 báo cáo giám sát chuyên đề của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, 06 báo cáo chuyên đề theo các luật, nghị quyết của Quốc hội.

Quốc hội đã dành thời gian nhất định để thảo luận, xem xét các báo cáo một cách nghiêm túc, trách nhiệm, thẳng thắn, đúng quy định của pháp luật. Qua xem xét các báo cáo, đại biểu Quốc hội đã nắm được nhiều thông tin liên quan về hoạt động của các cơ quan hữu quan, hoạt động chỉ đạo, điều hành, trách nhiệm của những người đứng đầu và việc thực thi chính sách, pháp luật đã ban hành của các cơ quan; từ đó, có cơ sở đánh giá, xem xét một cách khách quan, đưa ra những quyết sách đúng đắn, kịp thời, sát thực tế, góp phần quan trọng vào kiện toàn tổ chức, hoạt động của các cơ quan và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, qua xem xét các báo cáo cũng cho thấy, thời gian gửi báo cáo đến đại biểu Quốc hội còn chậm (kỳ họp thứ 9, đến ngày 20/5, Văn phòng Quốc hội mới nhận được 28 trên tổng số 50 đầu tài liệu; tại kỳ họp thứ 10, đến ngày 15/10/2015, Văn phòng Quốc hội mới nhận được 70 trên 75 đầu tài liệu theo yêu cầu); một số báo cáo còn chung chung, số liệu chưa đầy đủ, chưa rõ nguyên nhân, trách nhiệm về những hạn chế, yếu kém; nhiều giải pháp còn chưa thật cụ thể, khả thi; thiếu các kênh thông tin tư vấn sâu; một số báo cáo còn chưa bố trí đủ thời gian để đại biểu Quốc hội thảo luận, phân tích, đánh giá.

Hoạt động giám sát chuyên đề tiếp tục được đẩy mạnh, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả tích cực. Quốc hội đã tiến hành giám sát tối cao đối với 2 chuyên đề “Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật” tại kỳ họp thứ 9 và “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh, giai đoạn 2004-2014” tại kỳ họp thứ 10.

Việc lựa chọn các chuyên đề giám sát là hết sức đúng đắn, sát hợp với yêu cầu thực tế và mong mỏi của cử tri; đều là những vấn đề thực sự bức xúc, được đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước quan tâm. Các báo cáo kết quả giám sát đã được chuẩn bị công phu, phân tích, chỉ rõ những hạn chế, bất cập của từng lĩnh vực, nêu rõ nguyên nhân và đề xuất nhiều kiến nghị, giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Sau giám sát, Quốc hội đã ban hành nghị quyết về kết quả giám sát, làm căn cứ quan trọng giúp Chính phủ, các cơ quan tư pháp, các bộ, ngành liên quan có những điều chỉnh phù hợp trong công tác chỉ đạo, điều hành, khắc phục những hạn chế, bất cập, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đồng thời, giúp Quốc hội có điều kiện đánh giá, kiểm nghiệm, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan, góp phần thực hiện tốt hơn chức năng lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng về những lĩnh vực được giám sát.

B-tr-ng-B-NN-va-PTNT-Cao-c-Phat-tr-l-i-ch-t-v-n.JPG
Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Cao Đức Phát trả lời chất vấn

Tuy nhiên, do các chuyên đề giám sát có nội dung rộng, trong khi thời gian và nguồn lực thực hiện của các cơ quan của Quốc hội có hạn, một số thành viên đoàn giám sát được các cơ quan cử tham gia còn chưa thật tích cực và chưa dành thời gian tham gia đầy đủ các hoạt động giám sát, thời gian dành cho nghiên cứu, xem xét các báo cáo, giám sát tại địa phương, cơ sở còn bị chi phối bởi các hoạt động khác, kế hoạch làm việc của một số đoàn công tác đến các địa phương còn bị thay đổi nhiều, một số cơ quan chịu sự giám sát còn chưa thực hiện nghiêm túc yêu cầu, đề cương báo cáo của các đoàn giám sát... nên phần nào đã ảnh hưởng đến chất lượng chung của hoạt động giám sát chuyên đề. Để đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả sau giám sát, cần tăng cường hơn nữa việc giám sát lại tình hình thực hiện các nghị quyết mà Quốc hội đã ban hành.

Giám sát thông qua hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn:Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã dành 2,5 ngày để tiến hành chất vấn 4 vị Bộ trưởng, Trưởng ngành; Phó Thủ tướng Chính phủ báo cáo bổ sung thêm một số vấn đề và trực tiếp trả lời chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội.

Sau chất vấn, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 97/2015/QH13 ngày 26/6/2015 về chất vấn và trả lời chất vấn, xác định cụ thể trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức hữu quan, đưa ra các yêu cầu cụ thể và thời hạn thực hiện đối với người bị chất vấn và các cơ quan liên quan.

Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội tổ chức thảo luận về Việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về hoạt động chất vấn và giám sát chuyên đề từ đầu nhiệm kỳ XIII đến năm 2015 và tiến hành chất vấn đối với những người đứng đầu các cơ quan có liên quan.

Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp tiếp tục được khẳng định là hình thức giám sát trực tiếp, thiết thực, hiệu quả cao, luôn nhận được sự quan tâm của đại biểu Quốc hội, đông đảo cử tri và nhân dân cả nước.
Nội dung chất vấn tập trung vào nhóm những vấn đề bức xúc trong đời sống; được phát thanh, truyền hình trực tiếp; không khí chất vấn thẳng thắn, dân chủ, nghiêm túc, có tính xây dựng cao, tăng cường đối thoại; việc ban hành nghị quyết sau chất vấn tạo cơ chế ràng buộc trách nhiệm thực hiện cao hơn các cam kết của người trả lời chất vấn, tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, nâng cao hơn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trước nhân dân.

Bên cạnh những kết quả rất đáng ghi nhận, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn vẫn còn một số hạn chế nhất định (như một số câu hỏi chất vấn còn dài, không rõ trọng tâm; việc trả lời chất vấn đôi khi còn chung chung, chưa đầy đủ, không rõ trách nhiệm; thời gian dành cho hoạt động chất vấn nói chung và thời gian dành cho việc chất vấn đến cùng về một nội dung phức tạp, bức xúc nói riêng còn chưa thỏa đáng; việc theo dõi, giám sát đến cùng các vấn đề đã chất vấn chưa được thực hiện triệt để....).

Vi-n-tr-ng-Vi-n-KSNDTC-Nguy-n-Ha-Bnh-tr-l-i-ch-t-v-n.JPG
Viện trưởng VKSNNTC Nguyễn Hòa Bình trả lời chất vấn

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần có phiếu để đánh giá một cách sát thực kết quả, hiệu quả công tác chất vấn sau mỗi kỳ họp, làm cơ sở để người chất vấn và người trả lời chất vấn đều có sự điều chỉnh, giúp cho hoạt động chất vấn được hoàn thiện hơn.

Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội đã ban hành: Điểm nổi bật trong hoạt động giám sát năm 2015 là tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội xem xét tổng thể việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động chất vấn và giám sát chuyên đề từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội XIII đến năm 2015 (nội dung giám sát liên quan đến 20 bộ, ngành). Đây là lần đầu tiên Quốc hội thực hiện hoạt động này nhằm khắc phục những hạn chế lâu nay của hoạt động giám sát; tạo sự chuyển biến thực sự sau hoạt động giám sát, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan chịu sự giám sát.

Việc thảo luận nội dung này kết hợp với hoạt động chất vấn đối với Thường trực Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát chung của Quốc hội.

Về cơ bản, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã nghiêm túc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, báo cáo đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của Quốc hội, có các giải pháp phù hợp, chỉ đạo khá quyết liệt; các cơ quan của Quốc hội đã tiến hành thẩm tra chi tiết việc thực hiện đối với từng lĩnh vực, có báo cáo tổng hợp chung của Đoàn thư ký kỳ họp.

Mặc dù còn có những vấn đề còn chuyển biến chưa rõ nét nhưng về tổng thể đã tạo chuyển biến tích cực, có một số lĩnh vực có sự chuyển biến mạnh mẽ, được đại biểu Quốc hội và cử tri ghi nhận, đánh giá cao; hoạt động này cần được rút ra những bài học kinh nghiệm, tạo tiền đề quan trọng đưa hoạt động “hậu giám sát” trở thành thường xuyên hơn trong hoạt động của Quốc hội

Hoạt động giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Về giám sát chuyên đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội trực tiếp chỉ đạo và tổ chức giám sát 02 chuyên đề Kết quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khi Việt Nam là thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO)Việc thực hiện chính sách, pháp luật về kết hợp phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn chiến lược (trọng tâm là các địa bàn Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ).

B-tr-ng-B-Giao-d-c-va-ao-t-o-Ph-m-V-Lu-n-tr-l-i-ch-t-v-n-c-a-cac-BQH.JPG
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận trả lời chất vấn

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thành lập 4 đoàn giám sát, tổ chức 22 đoàn công tác đi giám sát tại 54 lượt địa phương, cơ sở; tổ chức 29 cuộc làm việc với bộ, ngành, cơ quan hữu quan; tổ chức 03 cuộc giải trình, hội thảo, tọa đàm để tham gia ý kiến về báo cáo kết quả giám sát. Trên cơ sở đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, tham gia ý kiến và hoàn thành các báo cáo kết quả giám sát hàm chứa nhiều thông tin quan trọng, giúp đại biểu Quốc hội quyết định các vấn đề liên quan được chính xác hơn, ban hành những nghị quyết có giá trị thực tiễn cao.
Qua giám sát chuyên đề, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, vướng mắc trong cơ chế, chính sách, pháp luật, những yếu kém trong quản lý, điều hành lĩnh vực có liên quan; thông qua việc ban hành các nghị quyết giám sát, đã đưa ra những giải pháp, kiến nghị xác đáng, góp phần tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật, tăng cường trách nhiệm của cơ quan chịu sự giám sát. Trong tổ chức thực hiện loại hình giám sát này, cũng gặp phải những bất cập như đối với các đoàn giám sát thực hiện các chuyên đề của Quốc hội đã nêu trên đây.

Về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn: Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tại phiên họp thứ 36, tháng 3/2015. Phiên chất vấn được truyền hình, phát thanh trực tiếp và truyền trực tuyến tới 63 tỉnh, thành phố; trở thành hoạt động định kỳ, được đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm. Hoạt động chất vấn diễn ra trong không khí dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm; nội dung tập trung vào những vấn đề bức xúc, từ thực tiễn cuộc sống và công tác quản lý, điều hành của các bộ, ngành…

Cùng với hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, hoạt động chất vấn tại Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã góp phần giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội; những kết luận sau chất vấn đối với từng lĩnh vực là cơ sở quan trọng để điều chỉnh, khắc phục những bất cập, hạn chế trong chính sách pháp luật và tạo sự chuyển biến tích cực trong quản lý điều hành của các cơ quan, lĩnh vực liên quan. Tuy nhiên, thay vì việc ban hành các kết luận sau chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần ban hành Nghị quyết về chất vấn để có giá trị pháp lí cao hơn.
Giám sát việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo và giải quyết kiến nghị của cử tri: Trên cơ sở xem xét đề nghị của các cơ quan và tình hình thực tế, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã tổ chức giám sát Việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8 và thứ 9, Quốc hội khóa XIII và giám sát việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội và xem xét kết quả giám sát vào tháng 9/2015, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 10.
Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tiến hành giám sát việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo thuộc các lĩnh vực do Hội đồng, Ủy ban phụ trách. Chỉ đạo tổ chức công tác tiếp nhận, nghiên cứu, phân loại, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi đến các cơ quan của Quốc hội và đôn đốc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật.

Chỉ đạo Ban dân nguyện tích cực triển khai việc tiếp nhận, phân loại, xử lý, theo dõi, đôn đốc về khiếu nại, tố cáo; trực tiếp tổ chức giám sát đối với một số vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài, kiến nghị việc giải quyết, qua đó góp phần thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương liên quan trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo (Đoàn giám sát đã kiến nghị với 08 địa phương về giải pháp giải quyết đối với 44 vụ khiếu nại, tố cáo); tổ chức giám sát Việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội; chuẩn bị tốt báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trình Quốc hội tại kỳ họp... Tuy nhiên, do điều kiện khối lượng công việc thuộc lĩnh vực phụ trách rất lớn, hoạt động này vẫn chưa được các cơ quan hữu quan quan tâm đúng mức, chưa dành đủ nguồn lực để thực hiện, nên chuyển biến chậm, hiệu quả công tác còn chưa cao, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân; cần tiếp tục nghiên cứu, cải tiến, đẩy mạnh hơn trong thời gian tới.

Giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội đẩy mạnh công tác giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với các văn bản dưới luật thuộc lĩnh vực Hội đồng, Ủy ban phụ trách.

Quang-c-nh-phien-h-p-ch-t-v-n-sang-16-11-2015.JPG
Quang cảnh phiên họp chất vấn sáng ngày 16-11-2015

Tuy nhiên, việc giám sát ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh còn chưa được thực hiện đầy đủ đối với tất cả các luật, pháp lệnh; vẫn còn phổ biến tình trạng chậm ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn, gây khó khăn trong triển khai, thực hiện.

Về văn bản quy định chi tiết theo yêu cầu, các bộ, cơ quan ngang Bộ phải trình 178 văn bản, gồm 155 văn bản nợ đọng quy định chi tiết 34 luật, pháp lệnh đã có hiệu lực và 23 văn bản quy định chi tiết 04 luật sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2016. Tuy nhiên, đối với 155 văn bản quy định chi tiết các luật đã có hiệu lực đến nay mới ban hành được 53/155 văn bản, đạt 34.19%. Đối với 23 văn bản quy định chi tiết 04 luật sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2016, hiện các bộ, cơ quan ngang Bộ đang tích cực nghiên cứu soạn thảo để trình cấp có thẩm quyền ban hành, bảm đảm có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của luật.

Giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định của pháp luật: Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã triển khai giám sát đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Qua giám sát cho thấy, về cơ bản, Hội đồng nhân dân các cấp đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo luật định. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố được củng cố kiện toàn theo hướng coi trọng tiêu chuẩn đại biểu, đảm bảo cơ cấu thành phần, nâng cao chất lượng, tăng tỉ lệ đại biểu hoạt động chuyên trách. Các hoạt động như tổ chức kỳ họp, giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, tiếp xúc cử tri, tiếp công dân được cải tiến, đổi mới cả về nội dung hình thức; một số địa phương đã chủ động, sáng tạo thí điểm áp dụng mô hình hoạt động phù hợp với tình hình thực tế bước đẩu có kết quả...
Những hoạt động đó khẳng định rõ hơn vị trí của Hội đồng nhân dân, với vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Qua giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân cũng cho thấy những mặt còn hạn chế, bất cập, cần được hoàn thiện hơn về thể chế để đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Duy Hiếu (tổng hợp)
 

Hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2015 tiếp tục chuyển biến tích cực và thực chất hơn

17/11/2015
Quốc hội giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.

Trong năm 2015, theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục có sự chuyển biến tích cực, đi vào chiều sâu, thực chất hơn và ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát.
 
Hoạt động giám sát của Quốc hội

Về xem xét báo cáo: Trong 2 kỳ họp thứ 9 và thứ 10, Quốc hội xem xét 18 báo cáo công tác của các cơ quan hữu quan; 02 báo cáo giám sát chuyên đề của Quốc hội, 04 báo cáo giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 11 báo cáo giám sát chuyên đề của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, 06 báo cáo chuyên đề theo các luật, nghị quyết của Quốc hội.

Quốc hội đã dành thời gian nhất định để thảo luận, xem xét các báo cáo một cách nghiêm túc, trách nhiệm, thẳng thắn, đúng quy định của pháp luật. Qua xem xét các báo cáo, đại biểu Quốc hội đã nắm được nhiều thông tin liên quan về hoạt động của các cơ quan hữu quan, hoạt động chỉ đạo, điều hành, trách nhiệm của những người đứng đầu và việc thực thi chính sách, pháp luật đã ban hành của các cơ quan; từ đó, có cơ sở đánh giá, xem xét một cách khách quan, đưa ra những quyết sách đúng đắn, kịp thời, sát thực tế, góp phần quan trọng vào kiện toàn tổ chức, hoạt động của các cơ quan và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, qua xem xét các báo cáo cũng cho thấy, thời gian gửi báo cáo đến đại biểu Quốc hội còn chậm (kỳ họp thứ 9, đến ngày 20/5, Văn phòng Quốc hội mới nhận được 28 trên tổng số 50 đầu tài liệu; tại kỳ họp thứ 10, đến ngày 15/10/2015, Văn phòng Quốc hội mới nhận được 70 trên 75 đầu tài liệu theo yêu cầu); một số báo cáo còn chung chung, số liệu chưa đầy đủ, chưa rõ nguyên nhân, trách nhiệm về những hạn chế, yếu kém; nhiều giải pháp còn chưa thật cụ thể, khả thi; thiếu các kênh thông tin tư vấn sâu; một số báo cáo còn chưa bố trí đủ thời gian để đại biểu Quốc hội thảo luận, phân tích, đánh giá.

Hoạt động giám sát chuyên đề tiếp tục được đẩy mạnh, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả tích cực. Quốc hội đã tiến hành giám sát tối cao đối với 2 chuyên đề “Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật” tại kỳ họp thứ 9 và “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh, giai đoạn 2004-2014” tại kỳ họp thứ 10.

Việc lựa chọn các chuyên đề giám sát là hết sức đúng đắn, sát hợp với yêu cầu thực tế và mong mỏi của cử tri; đều là những vấn đề thực sự bức xúc, được đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước quan tâm. Các báo cáo kết quả giám sát đã được chuẩn bị công phu, phân tích, chỉ rõ những hạn chế, bất cập của từng lĩnh vực, nêu rõ nguyên nhân và đề xuất nhiều kiến nghị, giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Sau giám sát, Quốc hội đã ban hành nghị quyết về kết quả giám sát, làm căn cứ quan trọng giúp Chính phủ, các cơ quan tư pháp, các bộ, ngành liên quan có những điều chỉnh phù hợp trong công tác chỉ đạo, điều hành, khắc phục những hạn chế, bất cập, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đồng thời, giúp Quốc hội có điều kiện đánh giá, kiểm nghiệm, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan, góp phần thực hiện tốt hơn chức năng lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng về những lĩnh vực được giám sát.

B-tr-ng-B-NN-va-PTNT-Cao-c-Phat-tr-l-i-ch-t-v-n.JPG
Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Cao Đức Phát trả lời chất vấn

Tuy nhiên, do các chuyên đề giám sát có nội dung rộng, trong khi thời gian và nguồn lực thực hiện của các cơ quan của Quốc hội có hạn, một số thành viên đoàn giám sát được các cơ quan cử tham gia còn chưa thật tích cực và chưa dành thời gian tham gia đầy đủ các hoạt động giám sát, thời gian dành cho nghiên cứu, xem xét các báo cáo, giám sát tại địa phương, cơ sở còn bị chi phối bởi các hoạt động khác, kế hoạch làm việc của một số đoàn công tác đến các địa phương còn bị thay đổi nhiều, một số cơ quan chịu sự giám sát còn chưa thực hiện nghiêm túc yêu cầu, đề cương báo cáo của các đoàn giám sát... nên phần nào đã ảnh hưởng đến chất lượng chung của hoạt động giám sát chuyên đề. Để đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả sau giám sát, cần tăng cường hơn nữa việc giám sát lại tình hình thực hiện các nghị quyết mà Quốc hội đã ban hành.

Giám sát thông qua hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn:Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã dành 2,5 ngày để tiến hành chất vấn 4 vị Bộ trưởng, Trưởng ngành; Phó Thủ tướng Chính phủ báo cáo bổ sung thêm một số vấn đề và trực tiếp trả lời chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội.

Sau chất vấn, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 97/2015/QH13 ngày 26/6/2015 về chất vấn và trả lời chất vấn, xác định cụ thể trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức hữu quan, đưa ra các yêu cầu cụ thể và thời hạn thực hiện đối với người bị chất vấn và các cơ quan liên quan.

Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội tổ chức thảo luận về Việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về hoạt động chất vấn và giám sát chuyên đề từ đầu nhiệm kỳ XIII đến năm 2015 và tiến hành chất vấn đối với những người đứng đầu các cơ quan có liên quan.

Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp tiếp tục được khẳng định là hình thức giám sát trực tiếp, thiết thực, hiệu quả cao, luôn nhận được sự quan tâm của đại biểu Quốc hội, đông đảo cử tri và nhân dân cả nước.
Nội dung chất vấn tập trung vào nhóm những vấn đề bức xúc trong đời sống; được phát thanh, truyền hình trực tiếp; không khí chất vấn thẳng thắn, dân chủ, nghiêm túc, có tính xây dựng cao, tăng cường đối thoại; việc ban hành nghị quyết sau chất vấn tạo cơ chế ràng buộc trách nhiệm thực hiện cao hơn các cam kết của người trả lời chất vấn, tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, nâng cao hơn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trước nhân dân.

Bên cạnh những kết quả rất đáng ghi nhận, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn vẫn còn một số hạn chế nhất định (như một số câu hỏi chất vấn còn dài, không rõ trọng tâm; việc trả lời chất vấn đôi khi còn chung chung, chưa đầy đủ, không rõ trách nhiệm; thời gian dành cho hoạt động chất vấn nói chung và thời gian dành cho việc chất vấn đến cùng về một nội dung phức tạp, bức xúc nói riêng còn chưa thỏa đáng; việc theo dõi, giám sát đến cùng các vấn đề đã chất vấn chưa được thực hiện triệt để....).

Vi-n-tr-ng-Vi-n-KSNDTC-Nguy-n-Ha-Bnh-tr-l-i-ch-t-v-n.JPG
Viện trưởng VKSNNTC Nguyễn Hòa Bình trả lời chất vấn

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần có phiếu để đánh giá một cách sát thực kết quả, hiệu quả công tác chất vấn sau mỗi kỳ họp, làm cơ sở để người chất vấn và người trả lời chất vấn đều có sự điều chỉnh, giúp cho hoạt động chất vấn được hoàn thiện hơn.

Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội đã ban hành: Điểm nổi bật trong hoạt động giám sát năm 2015 là tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội xem xét tổng thể việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động chất vấn và giám sát chuyên đề từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội XIII đến năm 2015 (nội dung giám sát liên quan đến 20 bộ, ngành). Đây là lần đầu tiên Quốc hội thực hiện hoạt động này nhằm khắc phục những hạn chế lâu nay của hoạt động giám sát; tạo sự chuyển biến thực sự sau hoạt động giám sát, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan chịu sự giám sát.

Việc thảo luận nội dung này kết hợp với hoạt động chất vấn đối với Thường trực Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát chung của Quốc hội.

Về cơ bản, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã nghiêm túc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, báo cáo đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của Quốc hội, có các giải pháp phù hợp, chỉ đạo khá quyết liệt; các cơ quan của Quốc hội đã tiến hành thẩm tra chi tiết việc thực hiện đối với từng lĩnh vực, có báo cáo tổng hợp chung của Đoàn thư ký kỳ họp.

Mặc dù còn có những vấn đề còn chuyển biến chưa rõ nét nhưng về tổng thể đã tạo chuyển biến tích cực, có một số lĩnh vực có sự chuyển biến mạnh mẽ, được đại biểu Quốc hội và cử tri ghi nhận, đánh giá cao; hoạt động này cần được rút ra những bài học kinh nghiệm, tạo tiền đề quan trọng đưa hoạt động “hậu giám sát” trở thành thường xuyên hơn trong hoạt động của Quốc hội

Hoạt động giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Về giám sát chuyên đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội trực tiếp chỉ đạo và tổ chức giám sát 02 chuyên đề Kết quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khi Việt Nam là thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO)Việc thực hiện chính sách, pháp luật về kết hợp phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn chiến lược (trọng tâm là các địa bàn Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ).

B-tr-ng-B-Giao-d-c-va-ao-t-o-Ph-m-V-Lu-n-tr-l-i-ch-t-v-n-c-a-cac-BQH.JPG
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận trả lời chất vấn

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thành lập 4 đoàn giám sát, tổ chức 22 đoàn công tác đi giám sát tại 54 lượt địa phương, cơ sở; tổ chức 29 cuộc làm việc với bộ, ngành, cơ quan hữu quan; tổ chức 03 cuộc giải trình, hội thảo, tọa đàm để tham gia ý kiến về báo cáo kết quả giám sát. Trên cơ sở đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, tham gia ý kiến và hoàn thành các báo cáo kết quả giám sát hàm chứa nhiều thông tin quan trọng, giúp đại biểu Quốc hội quyết định các vấn đề liên quan được chính xác hơn, ban hành những nghị quyết có giá trị thực tiễn cao.
Qua giám sát chuyên đề, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, vướng mắc trong cơ chế, chính sách, pháp luật, những yếu kém trong quản lý, điều hành lĩnh vực có liên quan; thông qua việc ban hành các nghị quyết giám sát, đã đưa ra những giải pháp, kiến nghị xác đáng, góp phần tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật, tăng cường trách nhiệm của cơ quan chịu sự giám sát. Trong tổ chức thực hiện loại hình giám sát này, cũng gặp phải những bất cập như đối với các đoàn giám sát thực hiện các chuyên đề của Quốc hội đã nêu trên đây.

Về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn: Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tại phiên họp thứ 36, tháng 3/2015. Phiên chất vấn được truyền hình, phát thanh trực tiếp và truyền trực tuyến tới 63 tỉnh, thành phố; trở thành hoạt động định kỳ, được đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm. Hoạt động chất vấn diễn ra trong không khí dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm; nội dung tập trung vào những vấn đề bức xúc, từ thực tiễn cuộc sống và công tác quản lý, điều hành của các bộ, ngành…

Cùng với hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, hoạt động chất vấn tại Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã góp phần giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội; những kết luận sau chất vấn đối với từng lĩnh vực là cơ sở quan trọng để điều chỉnh, khắc phục những bất cập, hạn chế trong chính sách pháp luật và tạo sự chuyển biến tích cực trong quản lý điều hành của các cơ quan, lĩnh vực liên quan. Tuy nhiên, thay vì việc ban hành các kết luận sau chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần ban hành Nghị quyết về chất vấn để có giá trị pháp lí cao hơn.
Giám sát việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo và giải quyết kiến nghị của cử tri: Trên cơ sở xem xét đề nghị của các cơ quan và tình hình thực tế, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã tổ chức giám sát Việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8 và thứ 9, Quốc hội khóa XIII và giám sát việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội và xem xét kết quả giám sát vào tháng 9/2015, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 10.
Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tiến hành giám sát việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo thuộc các lĩnh vực do Hội đồng, Ủy ban phụ trách. Chỉ đạo tổ chức công tác tiếp nhận, nghiên cứu, phân loại, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi đến các cơ quan của Quốc hội và đôn đốc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật.

Chỉ đạo Ban dân nguyện tích cực triển khai việc tiếp nhận, phân loại, xử lý, theo dõi, đôn đốc về khiếu nại, tố cáo; trực tiếp tổ chức giám sát đối với một số vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài, kiến nghị việc giải quyết, qua đó góp phần thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương liên quan trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo (Đoàn giám sát đã kiến nghị với 08 địa phương về giải pháp giải quyết đối với 44 vụ khiếu nại, tố cáo); tổ chức giám sát Việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội; chuẩn bị tốt báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trình Quốc hội tại kỳ họp... Tuy nhiên, do điều kiện khối lượng công việc thuộc lĩnh vực phụ trách rất lớn, hoạt động này vẫn chưa được các cơ quan hữu quan quan tâm đúng mức, chưa dành đủ nguồn lực để thực hiện, nên chuyển biến chậm, hiệu quả công tác còn chưa cao, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân; cần tiếp tục nghiên cứu, cải tiến, đẩy mạnh hơn trong thời gian tới.

Giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội đẩy mạnh công tác giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với các văn bản dưới luật thuộc lĩnh vực Hội đồng, Ủy ban phụ trách.

Quang-c-nh-phien-h-p-ch-t-v-n-sang-16-11-2015.JPG
Quang cảnh phiên họp chất vấn sáng ngày 16-11-2015

Tuy nhiên, việc giám sát ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh còn chưa được thực hiện đầy đủ đối với tất cả các luật, pháp lệnh; vẫn còn phổ biến tình trạng chậm ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn, gây khó khăn trong triển khai, thực hiện.

Về văn bản quy định chi tiết theo yêu cầu, các bộ, cơ quan ngang Bộ phải trình 178 văn bản, gồm 155 văn bản nợ đọng quy định chi tiết 34 luật, pháp lệnh đã có hiệu lực và 23 văn bản quy định chi tiết 04 luật sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2016. Tuy nhiên, đối với 155 văn bản quy định chi tiết các luật đã có hiệu lực đến nay mới ban hành được 53/155 văn bản, đạt 34.19%. Đối với 23 văn bản quy định chi tiết 04 luật sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2016, hiện các bộ, cơ quan ngang Bộ đang tích cực nghiên cứu soạn thảo để trình cấp có thẩm quyền ban hành, bảm đảm có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của luật.

Giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định của pháp luật: Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã triển khai giám sát đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Qua giám sát cho thấy, về cơ bản, Hội đồng nhân dân các cấp đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo luật định. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố được củng cố kiện toàn theo hướng coi trọng tiêu chuẩn đại biểu, đảm bảo cơ cấu thành phần, nâng cao chất lượng, tăng tỉ lệ đại biểu hoạt động chuyên trách. Các hoạt động như tổ chức kỳ họp, giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, tiếp xúc cử tri, tiếp công dân được cải tiến, đổi mới cả về nội dung hình thức; một số địa phương đã chủ động, sáng tạo thí điểm áp dụng mô hình hoạt động phù hợp với tình hình thực tế bước đẩu có kết quả...
Những hoạt động đó khẳng định rõ hơn vị trí của Hội đồng nhân dân, với vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Qua giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân cũng cho thấy những mặt còn hạn chế, bất cập, cần được hoàn thiện hơn về thể chế để đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Duy Hiếu (tổng hợp)