> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Hoạt động tiếp công dân góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Hoạt động tiếp công dân góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

21/11/2015
Trong năm 2015, công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội vẫn diễn biến phức tạp; số lượt tiếp công dân tuy có giảm nhưng số lượng đơn, thư tiếp nhận và số vụ việc tăng lên so với năm 2014.
 
Tình hình chung việc tiếp công dân của các cơ quan Quốc hội

Thực hiện Luật tiếp công dân và Nghị quyết số 759/2014/NQ-UBTVQH13, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quan tâm, chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai tổ chức tiếp công dân thường xuyên tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, Ban Dân nguyện được giao thường trực tiếp công dân, vừa tổ chức tiếp công dân tại Địa điểm tiếp công dân của Quốc hội, vừa đại diện các cơ quan của Quốc hội tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân ở Trung ương. Sau một năm thực hiện, được sự quan tâm phối hợp của Thanh tra Chính phủ trong công tác chuyên môn, bố trí cơ sở vật chất và công tác bảo vệ, công tác tiếp công dân đã đạt kết quả bước đầu tương đối tốt.

Trong năm 2015, tại Địa điểm tiếp công dân của Quốc hội và Trụ sở tiếp công dân ở Trung ương (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh) đã tiếp 12.526 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với Quốc hội về 4.677 vụ việc, có 265 lượt đoàn đông người, cụ thể như sau:

Tiếp thường xuyên: 3.447 lượt người về 2.358 vụ việc; trong đó có 2004 khiếu nại, 241 tố cáo và 113 kiến nghị phản ánh; có 73 lượt đoàn nhiều người.

Tiếp công dân phục vụ kỳ họp thứ tám và thứ chín, Quốc hội khóa XIII: Đã phối hợp với các cơ quan hữu quan tiếp 9.079 lượt người về 2.319 vụ việc; trong đó có 1.503 khiếu nại, 526 tố cáo, 290 kiến nghị phản ánh (kỳ họp thứ tám tiếp 5.859 lượt người về 1.300 vụ việc, kỳ họp thứ chín tiếp 3.220 lượt người về 1.019 vụ việc), có 192 lượt đoàn đông người. Riêng tại Địa điểm tiếp công dân của Quốc hội, đã tiếp 731 lượt người về 488 vụ việc (kỳ họp thứ tám tiếp 424 lượt người về 283 vụ việc, kỳ họp thứ chín tiếp 307 lượt người về 205 vụ việc).

Qua công tác tiếp công dân cho thấy, số lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong năm 2015 có giảm hơn so với năm 2014 là 32%, nhưng số vụ việc lại tăng 48,6% và số lượt đoàn khiếu nại, tố cáo nhiều người tăng 9%. Đặc biệt là vào sau thời điểm Luật tiếp công dân có hiệu lực (tháng 7, 8 năm 2014), nhiều đoàn khiếu kiện nhiều người và các công dân đi khiếu nại, tố cáo kéo dài đã tập trung đến các cơ quan Trung ương, Địa điểm tiếp công dân của Quốc hội, Trụ sở tiếp công dân ở Trung ương đề nghị giải quyết yêu cầu của mình. Hầu hết các đoàn nhiều người đều có thái độ bức xúc, khiếu nại gay gắt, gây sức ép với các cơ quan tiếp công dân.

Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp nhận 26.033 đơn, thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, tăng 27,69% so với năm 2014; Ủy ban Tư pháp tiếp nhận nhiều nhất với 13.855 đơn, thư; tiếp đến là Ủy ban Kinh tế với 5.882 đơn, thư; Ủy ban Pháp luật với 2.745 đơn, thư; Ủy ban Về các vấn đề xã hội với 2.057 đơn, thư...

Trong đó, Ban Dân nguyện tiếp nhận qua công tác tiếp công dân, đường bưu điện và các nguồn khác là 18.629 đơn, thư; phân loại, chuyển đến Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Ban Công tác đại biểu theo lĩnh vực phụ trách 16.434 đơn, thư. Trong tổng số đơn, thư đã tiếp nhận, có 12.178 đơn, thư thuộc lĩnh vực hành chính (chiếm 46,77%), 13.855 đơn, thư thuộc lĩnh vực tư pháp (chiếm 53,23%).

ĐBQH-Nguyen-Bac-Son-va-ĐBQH-Nguyen-Thanh-Hai-trao-đoi-ben-hanh-lang-ky-hop-Quoc-hoi.jpg
ĐBQH Nguyễn Bắc Son và ĐBQH Nguyễn Thanh Hải trao đổi bên hành lang kỳ họp Quốc hội

Sau khi nghiên cứu các đơn, thư thuộc lĩnh vực phụ trách, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chuyển 1.751 đơn/11.398 đơn đủ điều kiện xử lý đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết (đạt tỷ lệ 15,36%) và nhận được 895 văn bản trả lời (đạt tỷ lệ 51,11% so với đơn đã chuyển); hướng dẫn, thông báo trả lời công dân đối với 241 trường hợp (đạt tỷ lệ 2,11%). Các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong quá trình theo dõi việc giải quyết đã ban hành công văn đôn đốc việc giải quyết của cơ quan có thẩm quyền.

Trong tổng số 1.751 đơn được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, Ban Dân nguyện đã chuyển 911 đơn, chiếm 52,02%; trong đó, chuyển đơn qua tiếp công dân là 541 đơn (Thường trực tiếp công dân của Quốc hội chuyển 396 đơn, Ban Dân nguyện chuyển 145 đơn) và chuyển đơn nhận qua bưu điện, do lãnh đạo Quốc hội giao và nguồn khác là 370 đơn.

Qua tổng hợp số liệu của các cơ quan của Quốc hội cho thấy, số lượng đơn, thư trùng và đơn không đủ điều kiện xử lý chiếm tỷ lệ khá lớn, là 15.939 đơn/26.033 đơn tiếp nhận (bằng 61,22%).

Hoạt động tiếp công dân của các Đoàn đại biểu Quốc hội

63 Đoàn đại biểu Quốc hội đã tổ chức để các đại biểu Quốc hội tiếp 9.449 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về 3.785 vụ việc, trong đó có 174 đoàn nhiều người (tăng 471 lượt người và 2.083 vụ việc, giảm 54 đoàn nhiều người so với cùng kỳ năm 2014).

Các địa phương có nhiều công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội là: Quảng Ninh (1.295 lượt), Hà Nội (994 lượt), Thanh Hóa (432 lượt), thành phố Hồ Chí Minh (410 lượt), Vĩnh Phúc (405 lượt), Bắc Ninh (335 lượt), Hải Phòng (309 lượt), Gia Lai (256 lượt), Đồng Nai (253 lượt), Ninh Thuận (246 lượt), Bình Dương (213 lượt), Ninh Bình (210 lượt)...

Đáng chú ý là một số địa phương có nhiều đoàn nhiều người đến khiếu nại: Hà Nội (27 đoàn), Quảng Ninh (20 đoàn), Lạng Sơn (12 đoàn), Đăk Nông (12 đoàn), các tỉnh Hòa Bình, Bình Dương, Yên Bái, Phú Thọ (mỗi tỉnh 10 đoàn),... Trong đó, có những đoàn đông người thường xuyên đến nơi tiếp công dân của Đoàn đại biểu Quốc hội với thái độ bức xúc, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đề nghị giám sát việc giải quyết của cơ quan có thẩm quyền.

Các vụ việc khiếu nại nhiều người đã được tiếp, hướng dẫn, giải thích nhiều lượt và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã giải quyết, nhưng công dân vẫn không đồng ý, vì cho rằng quyền và lợi ích của họ chưa được đảm bảo, nên họ đã tiếp tục khiếu nại kéo dài.

Qua tiếp công dân, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội đã tiếp nhận 15.026 đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (trong đó có 7.701 khiếu nại, 2.270 tố cáo và 4.465 kiến nghị, phản ánh, phản ánh), giảm 4,5% so với năm 2014; số lượng đơn thư trùng, lưu theo dõi chiếm tỷ lệ khá lớn (7.428 đơn, thư).

Truong-Ban-Dan-nguyen-Nguyen-Đuc-Hien-trinh-bay-Bao-cao-tai-Phien-hop-Quoc-hoi.jpg
Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền trình bày Báo cáo tại Phiên họp Quốc hội

Sau khi nghiên cứu, các Đoàn đại biểu Quốc hội đã chuyển 5.030 đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết (đạt tỷ lệ 33,47%, giảm 7,69% so với năm 2014), nhận được 2.808 văn bản trả lời (đạt tỷ lệ 55,82%, giảm 19,9% so với năm 2014).

Nhìn chung, công tác tiếp nhận, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo được các Đoàn đại biểu Quốc hội quan tâm và tăng cường; một số Đoàn đã xử lý 100% số đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân đã tiếp nhận, không để tồn đọng, như: An Giang, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Điện Biên, Đồng Nai, Gia Lai, Hà Nam, Lai Châu, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc… Nhiều Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội đã có sự quan tâm, chú trọng tới công tác theo dõi, đôn đốc cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân.

Kết quả tiếp công dân của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai

Trong năm 2015, Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh sắp xếp lịch tiếp công dân của các đại biểu Quốc hội trong Đoàn, trong đó phân công cụ thể lịch tiếp công dân, nơi tiếp công dân của các đại biểu Quốc hội và thông báo cho đại biểu Quốc hội biết. Niêm yết công khai lịch tiếp công dân của đại biểu Quốc hội tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.

Trong các cuộc tiếp công dân định kỳ hằng tháng, Đoàn ĐBQH tỉnh phối hợp chặt chẽ với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức việc tiếp công dân của các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; mời đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh và lãnh đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân thành phố Pleiku, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh…) cùng tham dự tiếp công dân để kịp thời phối hợp xử lý, trả lời những vấn đề liên quan việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân.

Bên cạnh đó, theo yêu cầu của công dân, Đoàn ĐBQH tỉnh đã thông báo cho đại biểu Quốc hội sắp xếp thời gian tiếp công dân trình bày khiếu nại, tố cáo; cử đại diện tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; chỉ đạo Văn phòng giúp việc cử công chức luân phiên tham gia phối hợp cùng với Ban Tiếp công dân tỉnh thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu, tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh Gia Lai.

Cac-ĐBQH-Gia-Lai-thao-luan-to-5.jpg

Số lượt công dân đã được tiếp định kỳ, theo yêu cầu và thường xuyên là 256 lượt và đại diện 01 đoàn nhiều người (khoảng 100 công dân là tiểu thương chợ Hoa Lư, Pleiku) đến trình bày, gửi đơn đối với 256 lượt vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước và hoạt động tư pháp. Trong đó, các đại biểu Quốc hội tiếp định kỳ 123 lượt công dân và đại diện 01 đoàn nhiều người, tiếp theo yêu cầu của 02 công dân (139 lượt vụ việc); công chức Văn phòng tiếp thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh 131 lượt công dân (117 lượt vụ việc).

Tuy nhiên, trong các cuộc tiếp công dân thì số vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh chiếm tỷ lệ thấp (khoảng từ 10 đến 15%), còn lại phần lớn (từ 85 đến 90%) là các vụ việc đã được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định của pháp luật nhưng công dân vẫn khiếu kiện kéo dài như: 05 công dân ở huyện KBang (ông Trần Công Hiển, ông Đặng Văn Phước, ông Mông Văn Bổn, ông Huỳnh Công Dinh, bà Nguyễn Thị Vinh), bà Trần Thị Hiền (05 Võ Thị Sáu, TP. Pleiku), ông Mạc Thanh Tuyền (thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa).... Đáng quan tâm là một số vụ việc các cơ quan tư pháp đang xem xét, giải quyết nhưng công dân vẫn liên tục khiếu nại, tố cáo (bà Phùng Thị Kim Oanh, bà Đinh Thị Bích Lợi...).

Khi tiếp công dân, các đại biểu Quốc hội đã đề cao tinh thần trách nhiệm, lắng nghe công dân trình bày vụ việc, xem xét cụ thể từng trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân và việc giải quyết của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; giải thích, tuyên truyền chính sách, pháp luật cho công dân biết và vận động công dân chấp hành quyết định giải quyết vụ việc đúng pháp luật; hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện vụ án dân sự, hành chính; nhận đơn của công dân để xem xét, chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Đối với một số trường hợp khiếu kiện kéo dài, đại biểu Quốc hội đã xem xét cụ thể để giải thích cho công dân biết nội dung và thẩm quyền giải quyết vụ, việc theo quy định của pháp luật hiện hành hoặc nhận đơn để xem xét, giám sát. Thông qua hoạt động tiếp công dân, các đại biểu Quốc hội đã theo dõi, giám sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của các cơ quan có thẩm quyền, góp phần bảo đảm việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân.

Những vấn đề cần quan tâm giải quyết

Việc tiếp công dân của Đoàn đại biểu Quốc hội về cơ bản do đại biểu Quốc hội chuyên trách ở địa phương đảm nhiệm, đại biểu hoạt động không chuyên trách trong Đoàn chưa dành được nhiều thời gian cho công tác này.
Việc nghiên cứu, chuyển đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết còn chưa đảm bảo thời gian theo quy định; việc theo dõi, đôn đốc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn, thư đã chuyển chưa thường xuyên.

ĐBQH-Nguyen-Thi-Hong-Ha-(TP-Ha-Noi)-phat-bieu-o-hoi-truong.jpg
ĐBQH Nguyễn Thị Hồng Hà (TP Hà Nội) phát biểu ở hội trường
 
Việc nghiên cứu đánh giá kết quả giải quyết, nội dung trả lời còn hạn chế, chưa gắn kết chặt chẽ giữa việc xử lý đơn, thư với giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Một số công dân đã được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật, nhưng công dân lợi dụng quyền của mình để khiếu nại, tố cáo kéo dài; thường xuyên và liên tục đến nơi tiếp công dân yêu cầu gặp đại biểu Quốc hội, gây áp lực đòi đại biểu Quốc hội giám sát để giải quyết lại khiếu nại, tố cáo theo ý muốn chủ quan của họ.

Mặt khác, trong thời gian qua, một vài người đã hướng dẫn, kích động, lôi kéo người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật để gây rối tình hình khiếu kiện và một số người lợi dụng quyền dân chủ trong khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, gây rối an ninh trật tự; vu cáo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ tiếp công dân, nhưng vẫn chưa bị xử lý nghiêm minh, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc giữ gìn kỷ cương, thi hành nghiêm chỉnh pháp luật và hoạt động tiếp công dân của các đại biểu Quốc hội.

Trụ sở Tiếp công dân tỉnh Gia Lai hiện nay không phù hợp với yêu cầu tiếp công dân, ảnh hưởng đến hoạt động chung cũng như an toàn của các cơ quan trong khu vực trung tâm và gây khó khăn cho hoạt động tiếp công dân của đại biểu Quốc hội.
 
Duy Hiếu (tổng hợp)
 

Hoạt động tiếp công dân góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

21/11/2015
Trong năm 2015, công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội vẫn diễn biến phức tạp; số lượt tiếp công dân tuy có giảm nhưng số lượng đơn, thư tiếp nhận và số vụ việc tăng lên so với năm 2014.
 
Tình hình chung việc tiếp công dân của các cơ quan Quốc hội

Thực hiện Luật tiếp công dân và Nghị quyết số 759/2014/NQ-UBTVQH13, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quan tâm, chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai tổ chức tiếp công dân thường xuyên tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, Ban Dân nguyện được giao thường trực tiếp công dân, vừa tổ chức tiếp công dân tại Địa điểm tiếp công dân của Quốc hội, vừa đại diện các cơ quan của Quốc hội tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân ở Trung ương. Sau một năm thực hiện, được sự quan tâm phối hợp của Thanh tra Chính phủ trong công tác chuyên môn, bố trí cơ sở vật chất và công tác bảo vệ, công tác tiếp công dân đã đạt kết quả bước đầu tương đối tốt.

Trong năm 2015, tại Địa điểm tiếp công dân của Quốc hội và Trụ sở tiếp công dân ở Trung ương (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh) đã tiếp 12.526 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với Quốc hội về 4.677 vụ việc, có 265 lượt đoàn đông người, cụ thể như sau:

Tiếp thường xuyên: 3.447 lượt người về 2.358 vụ việc; trong đó có 2004 khiếu nại, 241 tố cáo và 113 kiến nghị phản ánh; có 73 lượt đoàn nhiều người.

Tiếp công dân phục vụ kỳ họp thứ tám và thứ chín, Quốc hội khóa XIII: Đã phối hợp với các cơ quan hữu quan tiếp 9.079 lượt người về 2.319 vụ việc; trong đó có 1.503 khiếu nại, 526 tố cáo, 290 kiến nghị phản ánh (kỳ họp thứ tám tiếp 5.859 lượt người về 1.300 vụ việc, kỳ họp thứ chín tiếp 3.220 lượt người về 1.019 vụ việc), có 192 lượt đoàn đông người. Riêng tại Địa điểm tiếp công dân của Quốc hội, đã tiếp 731 lượt người về 488 vụ việc (kỳ họp thứ tám tiếp 424 lượt người về 283 vụ việc, kỳ họp thứ chín tiếp 307 lượt người về 205 vụ việc).

Qua công tác tiếp công dân cho thấy, số lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong năm 2015 có giảm hơn so với năm 2014 là 32%, nhưng số vụ việc lại tăng 48,6% và số lượt đoàn khiếu nại, tố cáo nhiều người tăng 9%. Đặc biệt là vào sau thời điểm Luật tiếp công dân có hiệu lực (tháng 7, 8 năm 2014), nhiều đoàn khiếu kiện nhiều người và các công dân đi khiếu nại, tố cáo kéo dài đã tập trung đến các cơ quan Trung ương, Địa điểm tiếp công dân của Quốc hội, Trụ sở tiếp công dân ở Trung ương đề nghị giải quyết yêu cầu của mình. Hầu hết các đoàn nhiều người đều có thái độ bức xúc, khiếu nại gay gắt, gây sức ép với các cơ quan tiếp công dân.

Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp nhận 26.033 đơn, thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, tăng 27,69% so với năm 2014; Ủy ban Tư pháp tiếp nhận nhiều nhất với 13.855 đơn, thư; tiếp đến là Ủy ban Kinh tế với 5.882 đơn, thư; Ủy ban Pháp luật với 2.745 đơn, thư; Ủy ban Về các vấn đề xã hội với 2.057 đơn, thư...

Trong đó, Ban Dân nguyện tiếp nhận qua công tác tiếp công dân, đường bưu điện và các nguồn khác là 18.629 đơn, thư; phân loại, chuyển đến Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Ban Công tác đại biểu theo lĩnh vực phụ trách 16.434 đơn, thư. Trong tổng số đơn, thư đã tiếp nhận, có 12.178 đơn, thư thuộc lĩnh vực hành chính (chiếm 46,77%), 13.855 đơn, thư thuộc lĩnh vực tư pháp (chiếm 53,23%).

ĐBQH-Nguyen-Bac-Son-va-ĐBQH-Nguyen-Thanh-Hai-trao-đoi-ben-hanh-lang-ky-hop-Quoc-hoi.jpg
ĐBQH Nguyễn Bắc Son và ĐBQH Nguyễn Thanh Hải trao đổi bên hành lang kỳ họp Quốc hội

Sau khi nghiên cứu các đơn, thư thuộc lĩnh vực phụ trách, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chuyển 1.751 đơn/11.398 đơn đủ điều kiện xử lý đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết (đạt tỷ lệ 15,36%) và nhận được 895 văn bản trả lời (đạt tỷ lệ 51,11% so với đơn đã chuyển); hướng dẫn, thông báo trả lời công dân đối với 241 trường hợp (đạt tỷ lệ 2,11%). Các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong quá trình theo dõi việc giải quyết đã ban hành công văn đôn đốc việc giải quyết của cơ quan có thẩm quyền.

Trong tổng số 1.751 đơn được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, Ban Dân nguyện đã chuyển 911 đơn, chiếm 52,02%; trong đó, chuyển đơn qua tiếp công dân là 541 đơn (Thường trực tiếp công dân của Quốc hội chuyển 396 đơn, Ban Dân nguyện chuyển 145 đơn) và chuyển đơn nhận qua bưu điện, do lãnh đạo Quốc hội giao và nguồn khác là 370 đơn.

Qua tổng hợp số liệu của các cơ quan của Quốc hội cho thấy, số lượng đơn, thư trùng và đơn không đủ điều kiện xử lý chiếm tỷ lệ khá lớn, là 15.939 đơn/26.033 đơn tiếp nhận (bằng 61,22%).

Hoạt động tiếp công dân của các Đoàn đại biểu Quốc hội

63 Đoàn đại biểu Quốc hội đã tổ chức để các đại biểu Quốc hội tiếp 9.449 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về 3.785 vụ việc, trong đó có 174 đoàn nhiều người (tăng 471 lượt người và 2.083 vụ việc, giảm 54 đoàn nhiều người so với cùng kỳ năm 2014).

Các địa phương có nhiều công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội là: Quảng Ninh (1.295 lượt), Hà Nội (994 lượt), Thanh Hóa (432 lượt), thành phố Hồ Chí Minh (410 lượt), Vĩnh Phúc (405 lượt), Bắc Ninh (335 lượt), Hải Phòng (309 lượt), Gia Lai (256 lượt), Đồng Nai (253 lượt), Ninh Thuận (246 lượt), Bình Dương (213 lượt), Ninh Bình (210 lượt)...

Đáng chú ý là một số địa phương có nhiều đoàn nhiều người đến khiếu nại: Hà Nội (27 đoàn), Quảng Ninh (20 đoàn), Lạng Sơn (12 đoàn), Đăk Nông (12 đoàn), các tỉnh Hòa Bình, Bình Dương, Yên Bái, Phú Thọ (mỗi tỉnh 10 đoàn),... Trong đó, có những đoàn đông người thường xuyên đến nơi tiếp công dân của Đoàn đại biểu Quốc hội với thái độ bức xúc, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đề nghị giám sát việc giải quyết của cơ quan có thẩm quyền.

Các vụ việc khiếu nại nhiều người đã được tiếp, hướng dẫn, giải thích nhiều lượt và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã giải quyết, nhưng công dân vẫn không đồng ý, vì cho rằng quyền và lợi ích của họ chưa được đảm bảo, nên họ đã tiếp tục khiếu nại kéo dài.

Qua tiếp công dân, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội đã tiếp nhận 15.026 đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (trong đó có 7.701 khiếu nại, 2.270 tố cáo và 4.465 kiến nghị, phản ánh, phản ánh), giảm 4,5% so với năm 2014; số lượng đơn thư trùng, lưu theo dõi chiếm tỷ lệ khá lớn (7.428 đơn, thư).

Truong-Ban-Dan-nguyen-Nguyen-Đuc-Hien-trinh-bay-Bao-cao-tai-Phien-hop-Quoc-hoi.jpg
Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền trình bày Báo cáo tại Phiên họp Quốc hội

Sau khi nghiên cứu, các Đoàn đại biểu Quốc hội đã chuyển 5.030 đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết (đạt tỷ lệ 33,47%, giảm 7,69% so với năm 2014), nhận được 2.808 văn bản trả lời (đạt tỷ lệ 55,82%, giảm 19,9% so với năm 2014).

Nhìn chung, công tác tiếp nhận, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo được các Đoàn đại biểu Quốc hội quan tâm và tăng cường; một số Đoàn đã xử lý 100% số đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân đã tiếp nhận, không để tồn đọng, như: An Giang, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Điện Biên, Đồng Nai, Gia Lai, Hà Nam, Lai Châu, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc… Nhiều Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội đã có sự quan tâm, chú trọng tới công tác theo dõi, đôn đốc cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân.

Kết quả tiếp công dân của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai

Trong năm 2015, Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh sắp xếp lịch tiếp công dân của các đại biểu Quốc hội trong Đoàn, trong đó phân công cụ thể lịch tiếp công dân, nơi tiếp công dân của các đại biểu Quốc hội và thông báo cho đại biểu Quốc hội biết. Niêm yết công khai lịch tiếp công dân của đại biểu Quốc hội tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.

Trong các cuộc tiếp công dân định kỳ hằng tháng, Đoàn ĐBQH tỉnh phối hợp chặt chẽ với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức việc tiếp công dân của các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; mời đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh và lãnh đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân thành phố Pleiku, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh…) cùng tham dự tiếp công dân để kịp thời phối hợp xử lý, trả lời những vấn đề liên quan việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân.

Bên cạnh đó, theo yêu cầu của công dân, Đoàn ĐBQH tỉnh đã thông báo cho đại biểu Quốc hội sắp xếp thời gian tiếp công dân trình bày khiếu nại, tố cáo; cử đại diện tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; chỉ đạo Văn phòng giúp việc cử công chức luân phiên tham gia phối hợp cùng với Ban Tiếp công dân tỉnh thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu, tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh Gia Lai.

Cac-ĐBQH-Gia-Lai-thao-luan-to-5.jpg

Số lượt công dân đã được tiếp định kỳ, theo yêu cầu và thường xuyên là 256 lượt và đại diện 01 đoàn nhiều người (khoảng 100 công dân là tiểu thương chợ Hoa Lư, Pleiku) đến trình bày, gửi đơn đối với 256 lượt vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước và hoạt động tư pháp. Trong đó, các đại biểu Quốc hội tiếp định kỳ 123 lượt công dân và đại diện 01 đoàn nhiều người, tiếp theo yêu cầu của 02 công dân (139 lượt vụ việc); công chức Văn phòng tiếp thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh 131 lượt công dân (117 lượt vụ việc).

Tuy nhiên, trong các cuộc tiếp công dân thì số vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh chiếm tỷ lệ thấp (khoảng từ 10 đến 15%), còn lại phần lớn (từ 85 đến 90%) là các vụ việc đã được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định của pháp luật nhưng công dân vẫn khiếu kiện kéo dài như: 05 công dân ở huyện KBang (ông Trần Công Hiển, ông Đặng Văn Phước, ông Mông Văn Bổn, ông Huỳnh Công Dinh, bà Nguyễn Thị Vinh), bà Trần Thị Hiền (05 Võ Thị Sáu, TP. Pleiku), ông Mạc Thanh Tuyền (thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa).... Đáng quan tâm là một số vụ việc các cơ quan tư pháp đang xem xét, giải quyết nhưng công dân vẫn liên tục khiếu nại, tố cáo (bà Phùng Thị Kim Oanh, bà Đinh Thị Bích Lợi...).

Khi tiếp công dân, các đại biểu Quốc hội đã đề cao tinh thần trách nhiệm, lắng nghe công dân trình bày vụ việc, xem xét cụ thể từng trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân và việc giải quyết của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; giải thích, tuyên truyền chính sách, pháp luật cho công dân biết và vận động công dân chấp hành quyết định giải quyết vụ việc đúng pháp luật; hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện vụ án dân sự, hành chính; nhận đơn của công dân để xem xét, chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Đối với một số trường hợp khiếu kiện kéo dài, đại biểu Quốc hội đã xem xét cụ thể để giải thích cho công dân biết nội dung và thẩm quyền giải quyết vụ, việc theo quy định của pháp luật hiện hành hoặc nhận đơn để xem xét, giám sát. Thông qua hoạt động tiếp công dân, các đại biểu Quốc hội đã theo dõi, giám sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của các cơ quan có thẩm quyền, góp phần bảo đảm việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân.

Những vấn đề cần quan tâm giải quyết

Việc tiếp công dân của Đoàn đại biểu Quốc hội về cơ bản do đại biểu Quốc hội chuyên trách ở địa phương đảm nhiệm, đại biểu hoạt động không chuyên trách trong Đoàn chưa dành được nhiều thời gian cho công tác này.
Việc nghiên cứu, chuyển đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết còn chưa đảm bảo thời gian theo quy định; việc theo dõi, đôn đốc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn, thư đã chuyển chưa thường xuyên.

ĐBQH-Nguyen-Thi-Hong-Ha-(TP-Ha-Noi)-phat-bieu-o-hoi-truong.jpg
ĐBQH Nguyễn Thị Hồng Hà (TP Hà Nội) phát biểu ở hội trường
 
Việc nghiên cứu đánh giá kết quả giải quyết, nội dung trả lời còn hạn chế, chưa gắn kết chặt chẽ giữa việc xử lý đơn, thư với giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Một số công dân đã được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật, nhưng công dân lợi dụng quyền của mình để khiếu nại, tố cáo kéo dài; thường xuyên và liên tục đến nơi tiếp công dân yêu cầu gặp đại biểu Quốc hội, gây áp lực đòi đại biểu Quốc hội giám sát để giải quyết lại khiếu nại, tố cáo theo ý muốn chủ quan của họ.

Mặt khác, trong thời gian qua, một vài người đã hướng dẫn, kích động, lôi kéo người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật để gây rối tình hình khiếu kiện và một số người lợi dụng quyền dân chủ trong khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, gây rối an ninh trật tự; vu cáo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ tiếp công dân, nhưng vẫn chưa bị xử lý nghiêm minh, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc giữ gìn kỷ cương, thi hành nghiêm chỉnh pháp luật và hoạt động tiếp công dân của các đại biểu Quốc hội.

Trụ sở Tiếp công dân tỉnh Gia Lai hiện nay không phù hợp với yêu cầu tiếp công dân, ảnh hưởng đến hoạt động chung cũng như an toàn của các cơ quan trong khu vực trung tâm và gây khó khăn cho hoạt động tiếp công dân của đại biểu Quốc hội.
 
Duy Hiếu (tổng hợp)