> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Hoạt động xây dựng luật, pháp lệnh phải bảo đảm chất lượng và đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống

Hoạt động xây dựng luật, pháp lệnh phải bảo đảm chất lượng và đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống

23/05/2014
Chiều ngày 21/5/2014, các đại biểu Quốc hội trong Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai thảo luận tại tổ về 02 nội dung: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam; Dự kiến điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII, năm 2014 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015. 
Các đại biểu đề cập tình hình triển khai các chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội trong thời gian qua tiếp tục chuyển biến tích cực, các đạo luật đã ban hành cơ bản bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và đời sống xã hội. Tuy nhiên, tiến độ xây dựng các dự án luật còn chậm so với cuộc sống và không theo đúng thời gian đã đề ra; nhiều lần phải điều chỉnh chương trình; một số dự án luật chuẩn bị chưa tốt nên phải rút ra khỏi chương trình; việc gửi tài liệu cho các đại biểu quá chậm trễ gây khó khăn cho hoạt động xây dựng luật. Đại biểu Hà Công Long bày tỏ sự băn khoăn về khối lượng các dự án luật rất lớn nhưng quỹ thời gian còn lại của nhiệm kỳ không nhiều; đề nghị các cơ quan hữu quan cần có các giải pháp khả thi để bảo đảm hoàn thành chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Trong các kỳ họp tới, đề nghị bố trí thêm thời gian để tập trung xây dựng các đạo luật theo yêu cầu thi hành Hiến pháp sửa đổi năm 2013. Đối với Dự án Bộ luật dân sự (sửa đổi) và Bộ luật hình sự (sửa đổi) nên bố trí thời gian phù hợp để Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua tại 02 kỳ họp theo thông lệ. Đại biểu Huỳnh Thành cơ bản thống nhất với Dự kiến Chương trình, đồng thời kiến nghị giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, điều chỉnh linh hoạt Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và báo cáo với Quốc hội theo dõi, giám sát. Đề nghị bổ sung Dự án Luật hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân vào Chương trình năm 2015, Quốc hội xem xét, thông qua trong kỳ họp thứ 10 cùng với Dự án Luật tổ chức chính quyền địa phương và Dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt nhằm bảo đảm sự đồng bộ, hiệu quả khi triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương; không nên chuyển qua nhiệm kỳ tới.

Theo Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015 của Quốc hội gồm 31 dự án luật và 02 dự án pháp lệnh được thông qua, 11 dự án luật được cho ý kiến. Trong đó, có Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi), Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi); Bộ luật dân sự (sửa đổi), Bộ luật hình sự (sửa đổi), Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi), Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi), Luật hoạt động giám sát của Quốc hội (sửa đổi), v.v..
 
IMG_0531.JPG

 Đối với việc thực hiện quyền sáng kiến lập pháp, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình thực hiện và nguyên nhân chủ yếu là chưa có đầy đủ nguồn thông tin. Bên cạnh đó, còn thiếu cơ chế hỗ trợ đại biểu Quốc hội thực hiện quyền sáng kiến lập pháp và chưa có bộ máy giúp việc tương xứng để giúp đại biểu Quốc hội thực hiện các nội dung theo yêu cầu của Điều 23 (khoản 1) Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. Vấn đề này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm chỉ đạo các cơ quan, tổ chức hữu quan tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể thực hiện quyền sáng kiến pháp luật. Cần cụ thể hóa quy trình, thủ tục trình sáng kiến pháp luật của đại biểu Quốc hội trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tạo điều kiện thuận lợi để đại biểu Quốc hội thực hiện quyền của mình. Giao Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm tạo điều kiện kinh phí và các điều kiện vật chất cần thiết, Viện nghiên cứu lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm giúp đại biểu Quốc hội trong việc tổ chức xây dựng dự thảo, lập, hoàn thiện hồ sơ theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét đưa vào Chương trình./.
 
Duy Hiếu

Hoạt động xây dựng luật, pháp lệnh phải bảo đảm chất lượng và đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống

23/05/2014
Chiều ngày 21/5/2014, các đại biểu Quốc hội trong Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai thảo luận tại tổ về 02 nội dung: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam; Dự kiến điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII, năm 2014 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015. 
Các đại biểu đề cập tình hình triển khai các chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội trong thời gian qua tiếp tục chuyển biến tích cực, các đạo luật đã ban hành cơ bản bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và đời sống xã hội. Tuy nhiên, tiến độ xây dựng các dự án luật còn chậm so với cuộc sống và không theo đúng thời gian đã đề ra; nhiều lần phải điều chỉnh chương trình; một số dự án luật chuẩn bị chưa tốt nên phải rút ra khỏi chương trình; việc gửi tài liệu cho các đại biểu quá chậm trễ gây khó khăn cho hoạt động xây dựng luật. Đại biểu Hà Công Long bày tỏ sự băn khoăn về khối lượng các dự án luật rất lớn nhưng quỹ thời gian còn lại của nhiệm kỳ không nhiều; đề nghị các cơ quan hữu quan cần có các giải pháp khả thi để bảo đảm hoàn thành chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Trong các kỳ họp tới, đề nghị bố trí thêm thời gian để tập trung xây dựng các đạo luật theo yêu cầu thi hành Hiến pháp sửa đổi năm 2013. Đối với Dự án Bộ luật dân sự (sửa đổi) và Bộ luật hình sự (sửa đổi) nên bố trí thời gian phù hợp để Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua tại 02 kỳ họp theo thông lệ. Đại biểu Huỳnh Thành cơ bản thống nhất với Dự kiến Chương trình, đồng thời kiến nghị giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, điều chỉnh linh hoạt Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và báo cáo với Quốc hội theo dõi, giám sát. Đề nghị bổ sung Dự án Luật hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân vào Chương trình năm 2015, Quốc hội xem xét, thông qua trong kỳ họp thứ 10 cùng với Dự án Luật tổ chức chính quyền địa phương và Dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt nhằm bảo đảm sự đồng bộ, hiệu quả khi triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương; không nên chuyển qua nhiệm kỳ tới.

Theo Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015 của Quốc hội gồm 31 dự án luật và 02 dự án pháp lệnh được thông qua, 11 dự án luật được cho ý kiến. Trong đó, có Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi), Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi); Bộ luật dân sự (sửa đổi), Bộ luật hình sự (sửa đổi), Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi), Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi), Luật hoạt động giám sát của Quốc hội (sửa đổi), v.v..
 
IMG_0531.JPG

 Đối với việc thực hiện quyền sáng kiến lập pháp, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình thực hiện và nguyên nhân chủ yếu là chưa có đầy đủ nguồn thông tin. Bên cạnh đó, còn thiếu cơ chế hỗ trợ đại biểu Quốc hội thực hiện quyền sáng kiến lập pháp và chưa có bộ máy giúp việc tương xứng để giúp đại biểu Quốc hội thực hiện các nội dung theo yêu cầu của Điều 23 (khoản 1) Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. Vấn đề này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm chỉ đạo các cơ quan, tổ chức hữu quan tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể thực hiện quyền sáng kiến pháp luật. Cần cụ thể hóa quy trình, thủ tục trình sáng kiến pháp luật của đại biểu Quốc hội trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tạo điều kiện thuận lợi để đại biểu Quốc hội thực hiện quyền của mình. Giao Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm tạo điều kiện kinh phí và các điều kiện vật chất cần thiết, Viện nghiên cứu lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm giúp đại biểu Quốc hội trong việc tổ chức xây dựng dự thảo, lập, hoàn thiện hồ sơ theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét đưa vào Chương trình./.
 
Duy Hiếu