> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Năm 2015, siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện với mục tiêu “Tính

Năm 2015, siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện với mục tiêu “Tính mạng con người là trên hết”

18/11/2014
Chiều nay 18/11, sau khi Quốc hội kết thúc chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng đăng đàn trực tiếp trả lời chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội.

Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải gửi các vị đại biểu Quốc hội, ý kiến chất vấn được nêu trong các phiếu chất vấn cũng như ý kiến phát biểu tại các phiên thảo luận của các vị đại biểu Quốc hội tập trung vào ba nhóm vấn đề: (1) Tình trạng chung của hạ tầng giao thông; giải pháp đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, sớm hoàn thành Quốc lộ 1A, đảm bảo chất lượng công trình giao thông, giảm suất đầu tư. (2) Trách nhiệm của Bộ và chính quyền địa phương trong công tác bảo đảm an toàn giao thông; giải pháp hạn chế tai nạn giao thông trong tình hình hiện nay, đặc biệt là tai nạn giao thông khi vừa thi công vừa khai thác đường bộ. (3) Về quản lý hoạt động kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải.

Hiện trạng hạ tầng giao thông Việt Nam, bao gồm 05 lĩnh vực: Đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không như sau. 

Mạng lưới đường bộ có khoảng 300.000 km, gồm 524 km đường cao tốc, 20.340 km đường quốc lộ, còn lại là đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng. Trong tổng số 20.340 km quốc lộ, đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cao và trung bình (cấp I, II, III) chiếm 47%; có 4.731 cầu với tổng chiều dài 242.990 m.
Mạng lưới đường sắt quốc gia gồm 7 tuyến với tổng chiều dài 3.143 km, trong đó có 2.531 km đường chính tuyến, 612 km đường ga và đường nhánh; phân chia thành 3 loại khổ đường: 1.000 mm (chiếm 85%), 1.435 mm (chiếm 6%) và hỗn hợp cả 1.000 mm và 1.435 mm (chiếm 9%). Trên các tuyến đường sắt có 1.809 cầu với tổng chiều dài 56.996 m, 39 hầm với chiều dài 11.513 m; 5.343 điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, trong đó có 1.529 đường ngang (602 đường ngang có người gác, 255 đường ngang có cảnh báo tự động, 672 đường ngang có biển báo) và 3.814 điểm có lối đi dân sinh; 271 nhà ga.

Tổng chiều dài tuyến đường thuỷ nội địa được tổ chức quản lý, khai thác trong phạm vi cả nước là 19.257,6 km, trong đó Trung ương quản lý 6.678,6 km và địa phương quản lý 12.579 km. Toàn quốc có 45 tuyến vận tải thủy chính (17 tuyến tại khu vực miền Bắc, 10 tuyến tại khu vực miền Trung và 18 tuyến tại khu vực miền Nam); 6.698 cảng, bến thủy nội địa, trong đó có 131 cảng thủy nội địa (13 cảng tiếp nhận được tàu nước ngoài), 4.267 bến thủy nội địa và 2.300 bến khách ngang sông.

Toàn quốc có 44 cảng biển (14 cảng biển loại I, 17 cảng biển loại II và 13 cảng dầu khí ngoài khơi); 41 tuyến luồng hàng hải vào cảng quốc gia và 10 tuyến luồng vào cảng chuyên dùng; 25 vùng nước cảng biển, trong đó có các vùng đón trả hoa tiêu, kiểm dịch, neo đậu, chuyển tải, tránh bão để phục vụ khai thác cảng biển.

Hiện có 22 cảng hàng không, sân bay (07 cảng hàng không quốc tế và 15 cảng hàng không nội địa). Các cảng hàng không đáp ứng khai thác loại máy bay B747, B777 gồm Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Phú Quốc. Các cảng hàng không đáp ứng khai thác loại máy bay A321 gồm Cát Bi, Thọ Xuân, Vinh, Đồng Hới, Phú Bài, Chu Lai, Phù Cát, Cam Ranh, Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Tuy Hòa. Các cảng hàng không đáp ứng khai thác loại máy bay ATR72, F70 gồm Điện Biên, Côn Sơn, Cà Mau, Rạch Giá. Cảng hàng không Pleiku đang tạm dừng khai thác để cải tạo, nâng cấp. Cảng hàng không Nà Sản hiện không khai thác.

Có thể nói trong thời gian qua, đặc biệt sau khi có Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 về “Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”, hạ tầng giao thông đã được ưu tiên đầu tư, kết quả giải ngân vốn đầu tư hàng năm có chuyển biến rõ rệt. Số lượng các công trình khởi công, hoàn thành cao nhất từ trước đến nay và tăng nhanh theo hàng năm. Nhiều công trình trọng điểm hoàn thành trước tiến độ, nhanh chóng phát huy hiệu quả kết nối giữa các vùng miền trong cả nước và quốc tế. Việc triển khai mạnh mẽ các giải pháp đột phá cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến trong quản lý đầu tư xây dựng, đổi mới phương tiện, trang thiết bị đã làm thay đổi diện mạo của hệ thống hạ tầng giao thông trên toàn quốc, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm an ninh, quốc phòng và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân.  
 
Hạ tầng giao thông tuy đã được quan tâm đầu tư xây dựng nhưng vẫn đòi hỏi cần phải phát triển nhanh, mạnh hơn nữa. Các công trình hiện đại, năng lực lớn, chất lượng cao như đường bộ cao tốc, cảng biển nước sâu hiện đại... cần được phát triển; một số tuyến quốc lộ quan trọng cần tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng; mạng lưới đường thủy nội địa cần được mở rộng hơn để phát huy lợi thế của một nước có nhiều sông, kênh; cần có sự đồng bộ hơn nữa giữa năng lực cảng biển, cảng thủy nội địa và hệ thống hạ tầng giao thông kết nối. Các cảng hàng không trọng điểm như Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng đã đối mặt với nguy cơ quá tải; nhiều sân bay vùng có năng lực hạn chế, chưa đủ tiếp nhận tàu bay A321 và tương đương, cần được mở rộng. 

Giải pháp đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông (KCHTGT): Xác định việc xây dựng và phát triển KCHTGT là một trong 3 khâu đột phá chiến lược, Bộ GTVT đã tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực, cụ thể:

Đẩy mạnh đổi mới thể chế, chính sách qua việc chủ động rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các Luật; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực GTVT; bãi bỏ hoặc bổ sung, sửa đổi các quy định lạc hậu, không phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm: các chính sách về giải phóng mặt bằng (GPMB); chính sách về nâng cao năng lực, hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước trong quản lý đầu tư xây dựng KCHTGT; đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm loại bỏ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông.

Không ngừng nâng cao chất lượng công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch như kịp thời, định kỳ rà soát điều chỉnh, bổ sung các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, chuyên ngành, quy hoạch theo vùng, lãnh thổ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện chiến lược, quy hoạch đảm bảo tính công khai, minh bạch và nâng cao tính khả thi của quy hoạch; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương trong lập, quản lý và thực hiện quy hoạch.

Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư, chống dàn trải, tập trung đầu tư các công trình quan trọng; đẩy mạnh các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng trong đầu tư xây dựng công trình giao thông, bao gồm: chấn chỉnh, nâng cao năng lực của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án (QLDA), các tổ chức tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, rà soát để loại bỏ ngay các nhà thầu có năng lực yếu ra khỏi các dự án của Ngành; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý ngay những vướng mắc liên quan đến tiến độ và chất lượng công trình; tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng trong đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông.

Khuyến khích thu hút nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư phát triển hệ thống KCHTGT bằng các chính sách thông thoáng, tạo thuận lợi và chia sẻ rủi ro với các nhà đầu tư, cụ thể: tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách cho các dự án huy động vốn ngoài ngân sách (BOT, PPP...); triển khai có hiệu quả chủ trương xã hội hóa đầu tư trong quản lý, bảo trì KCHTGT.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ và hợp tác quốc tế trong xây dựng phát triển KCHTGT nhằm nâng cao chất lượng công trình, hạ giá thành sản phẩm, rút ngắn thời gian thi công. Phát triển KCHTGT gắn với bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tập trung khai thác có hiệu quả KCHTGT; tổ chức thực hiện hiệu quả công tác bảo trì KCHTGT hiện có, sử dụng hiệu quả Quỹ bảo trì đường bộ để giảm gánh nặng đầu tư mới; tăng cường bảo vệ hành lang an toàn giao thông (ATGT), khắc phục kịp thời các hư hỏng, sự cố, điểm đen ảnh hưởng đến năng lực vận tải và tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT. Nhờ triển khai quyết liệt các giải pháp mang tính đột phá trong phát triển KCHTGT, về tổng thể, đến năm 2015 có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức tất cả các mục tiêu về phát triển KCHTGT được đề ra trong Nghị quyết số 13-NQ/TW (Đến năm 2015 sẽ hoàn thành vượt mục tiêu Nghị quyết khoảng 90 km đường bộ cao tốc, cơ bản hoàn thành nâng cấp toàn tuyến Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên, nhiều cảng hàng không trọng yếu được nâng cấp: Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Phú Quốc, Pleiku...).. Riêng về phát triển KCHTGT đường sắt, mặc dù đã được triển khai theo đúng định hướng nhưng khả năng đạt được các mục tiêu Nghị quyết đề ra là rất khó khăn do không đủ nguồn lực.

Giải pháp đẩy nhanh tiến độ nâng cấp Quốc lộ 1A: Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW và Nghị quyết số 65/2013/QH13 ngày 15/11/2013 của Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GTVT triển khai các dự án mở rộng Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên, trong đó đối với Quốc lộ 1A ưu tiên mở rộng đoạn Hà Nội - Cần Thơ, dài 1.948 km, là đoạn có phương tiện lưu thông lớn nhất. Tính đến thời điểm trước khi triển khai dự án, trên đoạn tuyến này, đã mở rộng và xây dựng các tuyến tránh được 531 km. Còn lại 1.433 km (bao gồm cả đoạn tránh thành phố Ninh Bình dài 17,4 km), được chia thành 41 dự án với tổng mức đầu tư (TMĐT) là 102.168 tỷ đồng (trong đó: 20 dự án đầu tư theo hình thức BOT dài 697 km; 21 dự án đầu tư bằng vốn trái phiếu Chính phủ dài 736 km).

Để đẩy nhanh tiến độ dự án, Bộ đã trình và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận một số cơ chế như chỉ định nhà đầu tư, nhà thầu; quy định vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước tham gia dự án BOT và mức thu phí, lãi vay, thời gian hoàn vốn của các dự án BOT. Qua đó, đã kêu gọi được 20 nhà đầu tư tham gia đầu tư 20 dự án theo hình thức BOT với TMĐT chiếm 48% so với TMĐT toàn bộ các dự án mở rộng Quốc lộ 1A. Đồng thời, Bộ GTVT tích cực phối hợp với các bộ, ngành và địa phương đẩy nhanh tiến độ GPMB của dự án.

Bộ đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp khác như: Bảo đảm đầy đủ nguồn vốn đầu tư trong đó bao gồm cả nguồn vốn BOT; kịp thời xử lý các vướng mắc ở hiện trường, đặc biệt là vướng mắc về GPMB; đảm bảo đủ nguồn cung cấp vật liệu, có biện pháp kiểm soát chặt chẽ về giá để ngăn chặn tình trạng nâng giá vật liệu xây dựng; chỉ đạo tổ chức thi công khoa học, hợp lý, tranh thủ thời tiết thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ; định kỳ kiểm tra hiện trường, kiểm điểm tiến độ thi công hàng tháng, có biện pháp chấn chỉnh, xử lý đối với các nhà thầu yếu kém; đồng thời siết chặt quản lý các chủ thể tham gia trong toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng như ban QLDA, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát...

Với các giải pháp quyết liệt trên đây, dự kiến sẽ hoàn thành 416 km đường Quốc lộ 1A vào cuối năm 2014, gồm đoạn Thanh Hóa - Vũng Áng (Hà Tĩnh) dài 302 km và đoạn Phan Thiết - Đồng Nai dài 114 km; sẽ cơ bản hoàn thành toàn bộ dự án vào cuối năm 2015, rút ngắn thời gian thi công khoảng 1 năm so với kế hoạch.

Giải pháp đảm bảo chất lượng công trình giao thông: Để nâng cao chất lượng công trình giao thông, Bộ GTVT đã kịp thời, quyết liệt triển khai nhiều giải pháp: (1) Ban hành và áp dụng Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân; Quy định hành vi và hình thức xử lý vi phạm tiến độ, chất lượng; Quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các ban QLDA đối với các dự án BOT và BT; Quy định những điều ban QLDA không được làm... Từ đầu năm 2014 đến nay, Bộ GTVT đã nghiêm khắc xử lý 14 nhà thầu thi công, 05 nhà thầu tư vấn thiết kế, 10 nhà thầu tư vấn giám sát và 04 ban QLDA có vi phạm chất lượng, tiến độ. (2) Chú trọng nâng cao chất lượng công tác khảo sát, thiết kế từ khâu lập dự án. (3) Áp dụng quy định tăng thời hạn bảo hành công trình lên gấp hai lần so với quy định tối thiểu hiện hành. Đối với dự án BOT, chỉ cho phép thu phí khi sửa chữa, khắc phục xong các khiếm khuyết về chất lượng. (4) Kịp thời chỉ đạo thành lập các tổ nghiên cứu, xử lý khắc phục triệt để các khiếm khuyết về chất lượng như: xử lý hiện tượng “hằn lún vệt bánh xe”, lún nứt trên đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai. (5) Kịp thời rà soát, sửa đổi, hoàn thiện các quy định và thực hiện có hiệu quả công tác đánh giá, xếp hạng để làm cơ sở lựa chọn các chủ thể có năng lực tham gia dự án (chủ đầu tư, ban QLDA, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu xây lắp).

 Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên, đến nay hầu hết các công trình giao thông sau khi hoàn thành đưa vào khai thác đều đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, nhanh chóng phát huy hiệu quả đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
 
Cac-đai-bieu-Quoc-hoi-tham-du-phien-chat-van-Bo-truong-Bo-Giao-thong-van-tai.JPG
Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Giải pháp giảm suất đầu tư: Đối với suất vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông sử dụng các nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, BOT, BT, Bộ GTVT đều bám sát suất vốn đầu tư do Bộ Xây dựng công bố hàng năm. Một số dự án sử dụng vốn vay ODA, do có các điều kiện đặc biệt theo yêu cầu của Nhà tài trợ nên thường có suất vốn đầu tư xây dựng cao hơn dự án đầu tư bằng vốn trong nước. Về vấn đề này, Bộ GTVT đã báo cáo Chính phủ đề nghị các Nhà tài trợ điều chỉnh chính sách của Bên cho vay để nâng cao tính cạnh tranh, giảm chi phí đầu tư xây dựng.

Nhằm giảm suất vốn đầu tư xây dựng, Bộ đã triển khai đồng bộ các giải pháp như: (1) Quản lý chặt chẽ từ khâu lập dự án đầu tư đến thiết kế chi tiết và triển khai thi công. (2) Lựa chọn các giải pháp kỹ thuật phù hợp, tiết kiệm; tăng cường áp dụng các công nghệ mới, vật liệu mới. (3) Bố trí đủ nguồn vốn đảm bảo tiến độ xây dựng công trình. (4) Phối hợp chặt chẽ với các địa phương thực hiện công tác GPMB theo đúng kế hoạch. (5) Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát quá trình triển khai xây dựng, xử lý nghiêm các trường hợp thực hiện không đúng các quy định, tăng chi phí không hợp lý.

Với việc thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp này, suất đầu tư xây dựng công trình giao thông cho đến thời điểm hiện nay vẫn bảo đảm theo quy định. 

Trách nhiệm của Bộ GTVT trong công tác bảo đảm an toàn giao thông: Với chức năng, nhiệm vụ được giao và là cơ quan thường trực của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (ATGTQG), Bộ GTVT có trách nhiệm chủ yếu như sau: (1) Chủ trì hoặc phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, đề án chiến lược, quy hoạch, chính sách về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT). (2) Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan thông tấn, báo chí và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT.  (3) Tổ chức đăng ký, đăng kiểm phương tiện vận tải (trừ đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ Công an thực hiện); đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn của người điều khiển phương tiện giao thông. (4) Đầu tư xây dựng, quản lý bảo trì và khai thác KCHTGT. (5) Thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và xử lý vi phạm TTATGT.

Từ năm 2013 đến nay, Bộ đã chủ trì soạn thảo để Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thuỷ nội địa; cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam. Bộ đang tập trung hoàn thiện Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam để Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 9. Đã và đang tổng kết Luật Đường sắt, Luật Giao thông đường bộ để đề xuất sửa đổi, bổ sung. Đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 29 dự thảo Nghị định, Quyết định và 21 đề án chiến lược, quy hoạch và các đề án khác. Đã ban hành và phối hợp với các bộ, ngành khác ban hành 137 thông tư, thông tư liên tịch; phê duyệt 61 đề án theo thẩm quyền.

Một số chiến lược, quy hoạch và đề án quan trọng đã được phê duyệt, hiện đang được Bộ GTVT triển khai thực hiện như: Chiến lược quốc gia bảo đảm TTATGT đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể kiểm tra tải trọng xe (KTTTX) trên hệ thống đường bộ đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ và trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ; Quy hoạch phát triển hệ thống thông tin duyên hải Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; các Quy hoạch, điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT trên tất cả các lĩnh vực, vùng kinh tế trọng điểm; các Đề án: “Phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012-2020”, “Tái cơ cấu thị trường và kết nối các phương thức vận tải giai đoạn 2013-2016”, “Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông (TNGT) và ùn tắc giao thông”, “Tăng cường công tác đăng ký phương tiện và đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy”, “Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ATGT”, “Phát triển bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, “Tăng cường công tác điều tiết khống chế bảo đảm giao thông, chống va trôi và xóa điểm đen trên đường thủy nội địa”, “Nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa góp phần giảm thiểu TNGT và ô nhiễm môi trường”...

Các văn bản, đề án được sửa đổi, xây dựng mới theo hướng tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần, thái độ phục vụ của người thi hành công vụ; thiết lập trật tự, kỷ cương trong thực hiện pháp luật về bảo đảm TTATGT. Việc tích cực xây dựng và triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch và đề án đã góp phần kiềm chế TNGT, giảm thiểu ùn tắc giao thông.

Bộ GTVT đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, chính quyền các địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan thông tấn, báo chí quyết liệt triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trọng tâm về bảo đảm TTATGT trên phạm vi cả nước; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện các biện pháp, giải pháp về bảo đảm TTATGT. Đồng thời, Bộ GTVT cùng với Uỷ ban ATGTQG đã triển khai nhiều hoạt động, hình thức tuyên truyền, thu hút được sự quan tâm của xã hội đến công tác bảo đảm TTATGT và tạo sự chuyển biến tích cực về ý thức của cả người tham gia giao thông cũng như người thực thi công vụ.

Định kỳ hàng quý, Ủy ban ATGTQG, trong đó Bộ GTVT là cơ quan thường trực, đã tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác bảo đảm TTATGT cả nước; tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ biểu dương các địa phương làm tốt công tác bảo đảm TTATGT, phê bình các địa phương để TNGT tăng cao.

Trách nhiệm của chính quyền các địa phương trong công tác bảo đảm an toàn giao thông: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác bảo đảm ATGT trên địa bàn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực tiếp làm Trưởng ban Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố. Trong thời gian qua, nhiều địa phương đã đặc biệt làm tốt các công tác sau đây:     
       
Chủ động phối hợp với các đơn vị, các cơ quan truyền thông xây dựng, triển khai kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật ATGT với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

Triển khai, thực hiện đồng loạt các trạm kiểm tra tải trọng xe trên các tuyến quốc lộ trọng điểm, thực hiện kiểm soát tải trọng xe từ nguồn hàng hoá, trên mạng lưới đường địa phương giúp kéo giảm mạnh tình trạng xe ô tô chở quá trọng tải trên cả nước, việc tổ chức KTTTX liên tục 24/24 giờ và 7 ngày trong tuần đã góp phần bảo vệ KCHTGT và giảm TNGT.

Sở GTVT và Công an các địa phương đã tổ chức hướng dẫn các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn ký cam kết không chở quá tải, các đơn vị đầu mối hàng hoá cam kết thực hiện xếp hàng hóa lên xe ô tô theo quy định tại Thông tư số 35/2013/TT-BGTVT của Bộ GTVT.

Các địa phương, doanh nghiệp đã quan tâm xử lý các trường hợp lái xe có xét nghiệm dương tính với ma túy, đặc biệt các doanh nghiệp đã kiên quyết chấm dứt hợp đồng lao động đối với các đối tượng này.

Nhiều chính quyền địa phương đã quyết liệt chỉ đạo, điều hành và triển khai các giải pháp bảo đảm ATGT lấy trọng tâm là “Siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện”.

Trong 9 tháng đầu năm (tính từ ngày 16/12/2013 đến 15/9/2014) có 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giảm số người chết vì TNGT, trong đó 11 địa phương giảm trên 20% số người chết. Tuy nhiên, vẫn còn 14 địa phương có số người chết vì TNGT tăng, trong đó 5 tỉnh tăng trên 25%.

 Như vậy có thể nói, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác bảo đảm TTATGT tại địa phương là rất quan trọng. Điều này thể hiện ở kết quả địa phương nào làm tốt công tác bảo đảm TTATGT thì ở địa phương đó TNGT giảm. 

Các giải pháp hạn chế tai nạn giao thông trong tình hình hiện nay, đặc biệt là tai nạn giao thông khi vừa thi công vừa khai thác đường bộ: Mặc dù số vụ, số người chết và số người bị thương vì TNGT giảm sâu so với giai đoạn các năm trước nhưng vẫn còn ở mức cao, TNGT trên địa bàn nông thôn gia tăng, còn xảy ra một số vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách, xe mô tô, xe gắn máy; công tác bảo đảm ATGT vẫn còn một số hạn chế, tồn tại.

Để kịp thời khắc phục những hạn chế, tồn tại, góp phần giảm thiểu TNGT, Bộ GTVT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thông tấn, báo chí quyết liệt triển khai thực hiện đồng bộ 12 giải pháp trọng tâm như sau: (1) Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác bảo đảm ATGT, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. (2) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, đề án về bảo đảm TTATGT một cách đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế và đáp ứng yêu cầu của công tác bảo đảm ATGT. (3) Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm ATGT, đặc biệt là tại khu vực nông thôn. Phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị, xã hội, các chức sắc tôn giáo, người có uy tín ở địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo đảm ATGT của người dân; chú trọng các chủ đề: như đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy; tuân thủ quy định về tốc độ điều khiển phương tiện, giảm tốc độ, quan sát an toàn khi đi từ đường nhánh ra đường chính; đã uống rượu bia thì không lái xe; sử dụng áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh khi tham gia giao thông trên phương tiện thủy nội địa... (4) Đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, đặc biệt là các dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên; chủ động phối hợp với các địa phương đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; triển khai có hiệu quả Đề án xây dựng cầu dân sinh đảm bảo ATGT vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn 50 tỉnh, thành phố. (5) Nâng cao điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông; khắc phục kịp thời các điểm đen, các vị trí mất ATGT trên đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; rà soát điều chỉnh, bổ sung hợp lý hệ thống báo hiệu đường bộ, thiết bị an toàn giao thông, bổ sung rào hộ lan, đường cứu nạn trên các tuyến đường bộ qua khu vực đèo dốc quanh co; tăng cường thực hiện công tác thẩm định an toàn giao thông đối với các dự án xây dựng mới, nâng cấp cải tạo đường bộ và các tuyến đường bộ đang khai thác có nguy cơ mất an toàn giao thông cao; triển khai Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt đến năm 2020. (6) Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu thị phần và tăng cường kết nối các phương thức vận tải nhằm giảm áp lực cho đường bộ; đa dạng hóa các hình thức đầu tư để huy động tối đa nguồn lực xã hội hóa đầu tư trong lĩnh vực GTVT. (7) Tăng cường siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện; đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về an toàn hàng không dân dụng tại các cảng hàng không, sân bay, máy bay, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay. (8) Cải thiện chất lượng quản lý an toàn kỹ thuật phương tiện và người lái; tăng cường kiểm tra điều kiện an toàn kỹ thuật phương tiện trước khi rời cảng; tiếp tục hoàn thiện chương trình đào tạo, quy trình sát hạch và đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ điều khiển phương tiện thủy nội địa, tàu biển theo hướng nâng cao tiêu chuẩn; tăng cường công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho công tác giám sát và hậu kiểm; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch, trung tâm đăng kiểm; tổ chức triển khai có hiệu quả Đề án nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, Đề án đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động và phòng, chống tiêu cực trong công tác đăng kiểm. (9) Nâng cao năng lực, trách nhiệm của lực lượng thực thi công vụ, nhiệm vụ về bảo đảm TTATGT; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành hoạt động vận tải, khai thác hạ tầng giao thông và kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về TTATGT; phối hợp với Ủy ban ATGTQG xây dựng và vận hành có hiệu quả đường dây nóng quốc gia về trật tự an toàn giao thông nhằm tăng cường khả năng phối hợp xử lý khi tiếp nhận thông tin phản ảnh của người dân và doanh nghiệp. (10) Nâng cao hiệu quả công tác cứu hộ, cứu nạn và cấp cứu y tế TNGT; năng lực của các trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải; đẩy mạnh xã hội hóa công tác cứu hộ giao thông; tổ chức đào tạo và phổ biến kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông và người dân sinh sống dọc các tuyến đường. (11) Trên các công trình đường bộ vừa thi công, vừa khai thác: yêu cầu các nhà thầu lập phương án bảo đảm ATGT tổng thể, chi tiết trong phạm vi tổ chức thi công trên từng đoạn tuyến, từng hạng mục; tuân thủ đúng phương án đảm bảo ATGT được phê duyệt; bố trí đầy đủ biển báo, đèn báo hiệu; thực hiện kiểm soát chặt chẽ về nhân sự, lao động, phương tiện, thiết bị khi thi công… theo quy định. Đối với các dự án nâng cấp, mở rộng đường bộ luôn phải bảo đảm thông suốt cho 2 làn xe lưu thông trong mọi tình huống, tăng cường công tác bảo trì mặt đường cũ để bảo đảm giao thông êm thuận... (12) Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với các chủ thể tham gia quản lý, thực hiện dự án về công tác đảm bảo ATGT, an toàn lao động và vệ sinh môi trường khi thi công trên đường bộ đang khai thác; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.
 
Toan-canh-phien-chat-van-cua-ky-hop-thu-8,-Quoc-hoi-khoa-XIII.jpg
Toàn cảnh phiên chất vấn của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII

Với các giải pháp quyết liệt, đồng bộ trên, Bộ GTVT tiếp tục thực hiện năm 2015 là Năm “An toàn giao thông” có chủ đề “Siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện” với mục tiêu “Tính mạng con người là trên hết”.

Về quản lý hoạt động kinh doanh vận tải: Để hoàn thiện cơ sở pháp lý cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải, Bộ đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trình Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Nghị định số 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Nghị định số 30/2014/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển; dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; dự thảo Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa. Đồng thời, Bộ đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách phát triển vận tải hành khách công cộng và ban hành theo thẩm quyền nhiều thông tư về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để triển khai thực hiện.

Bộ đã phối hợp với các địa phương rà soát, quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách liên tỉnh, nội tỉnh; trong đó, tại các đô thị lớn đang triển khai tăng cường kết nối vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, xe taxi với các cảng hàng không, nhà ga đường sắt. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa đầu tư và nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của bến xe ô tô khách. Bộ đã chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh vận tải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, lấy hành khách là trung tâm để phục vụ. Chỉ đạo các doanh nghiệp khai thác cảng, bến, nhà ga chỉnh trang, đầu tư trang thiết bị, áp dụng công nghệ thông tin để phục vụ công tác quản lý điều hành, điều độ và thông tin cho hành khách. Quy định và chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải đường bộ tổ chức, thực hiện khám sức khỏe cho lái xe. Đồng thời, Bộ đã tổ chức các đoàn công tác do các Thứ trưởng làm trưởng đoàn tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải và bảo đảm ATGT tại 63 tỉnh, thành phố, đã phát hiện những tồn tại, bất cập trong quản lý, điều hành vận tải, qua đó có hướng dẫn, chấn chỉnh đối với hoạt động này.

Để góp phần giảm tải cho đường bộ, Bộ đã triển khai tuyến vận tải ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang; kịp thời xử lý tình trạng ứ đọng hàng hóa tại các cảng biển thông qua việc tăng cường năng lực xếp dỡ, cải tiến công tác điều phối nội bộ cảng kết hợp với thực hiện hợp lý hóa xếp hàng lên phương tiện. Triển khai Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh vận tải đường sắt; tăng số đôi tàu hàng chạy chuyên tuyến vận chuyển xăng dầu, công-ten-nơ, hàng nông sản; mở thêm các điểm dỡ hàng và tăng cường các phương tiện xếp dỡ cơ giới để tăng năng lực dỡ hàng; triển khai dự án đóng mới toa xe, ưu tiên đóng mới toa xe chuyên dụng chở công-ten-nơ... Mở rộng mạng đường bay, tăng năng lực khai thác các cảng hàng không, sân bay; đưa lộ trình tự do hóa khai thác thương quyền vào các hiệp định song phương và đa phương trong lĩnh vực hàng không; tăng cường công tác quản lý giá, phí dịch vụ hàng không, phi hàng không.

Tổ chức nhiều cuộc đối thoại với các doanh nghiệp vận tải, dịch vụ vận tải, dịch vụ logistics, các doanh nghiệp cảng, bến trong các lĩnh vực GTVT nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Phát động thực hiện phong trào “4 xin, 4 luôn” là “Xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép” và “Luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn thấu hiểu, luôn giúp đỡ” trong toàn ngành.

Tiếp tục kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải: Thực hiện Kế hoạch phối hợp số 12593/KHPH-BGTVT-BCA, Bộ GTVT đã phối hợp với Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đồng loạt triển khai kiểm soát tải trọng phương tiện trên đường bộ từ ngày 01/4/2014; đồng thời đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động thực hiện. Chỉ đạo các cơ quan chức năng của Bộ tiến hành kiểm tra, xử lý xe cải tạo trái phép kích thước thùng chở hàng tại các doanh nghiệp. Yêu cầu các doanh nghiệp khai thác cảng biển, cảng thủy nội địa, ga đường sắt ký cam kết không xếp hàng hóa vượt quá tải trọng cho phép lên xe ô tô. Yêu cầu các Sở GTVT phối hợp với Công an địa phương tổ chức hướng dẫn các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn ký cam kết không chở hàng quá tải, các đơn vị đầu mối hàng hoá cam kết thực hiện xếp hàng hóa lên xe ô tô theo quy định. Yêu cầu các đại lý vận tải, chủ hàng, chủ tàu, doanh nghiệp logistics tuyên truyền các chủ hàng nước ngoài xếp hàng vào công-ten-nơ đúng tải trọng và phù hợp với quy định về vận tải hàng hóa bằng đường bộ.

Qua triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong công tác kiểm soát tải trọng xe, lượng xe quá tải đã giảm nhiều, đặc biệt là xe chở hàng đường dài. Phần lớn lái xe, chủ xe, chủ hàng, doanh nghiệp vận tải đã có ý thức chấp hành tốt hơn.

Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như một số văn bản quy phạm pháp luật còn có nội dung quy định chưa phù hợp với thực tế, dẫn tới khó khăn khi áp dụng. Một số doanh nghiệp vận tải, chủ hàng còn chạy theo lợi nhuận, khoán trắng hoạt động kinh doanh cho lái xe, tự ý cải tạo trái phép kích thước thùng chở hàng, cố tình vi phạm chở hàng quá tải trọng. Một số địa phương còn thực hiện chưa tốt nhiệm vụ kiểm soát tải trọng phương tiện do mỏng về lực lượng, thiếu về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác; việc giải quyết các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức, cá nhân... cơ bản đã được thực hiện nhưng còn chậm về thời gian, một số trường hợp còn lúng túng.

Để công tác kiểm soát tải trọng phương tiện có hiệu quả, trong thời gian tới Bộ GTVT sẽ phối hợp với Bộ Công an và chính quyền các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện 07 giải pháp: (1) Kịp thời ban hành các thông tư, thông tư liên tịch liên quan đến kiểm soát tải trọng phương tiện; tổ chức thực hiện Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP sau khi được Chính phủ ban hành nhằm bảo đảm xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định tải trọng phương tiện. (2) Tiếp tục thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và các nhiệm vụ tại Kế hoạch phối hợp số 12593/KHPH-BGTVT-BCA trong công tác kiểm soát tải trọng xe. (3) Tiếp tục rà soát, bố trí đầy đủ các biển báo tải trọng cầu, đường để người tham gia giao thông biết thực hiện và làm căn cứ để xử lý vi phạm quá tải trọng cầu, đường. (4) Yêu cầu các chủ phương tiện cam kết không hoán cải phương tiện trái quy định; tiếp tục kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hành vi tự ý thay đổi kích thước thùng chở hàng của xe ô tô tải tự đổ. (5) Thực hiện đầu tư xây dựng trạm kiểm soát tải trọng xe cố định trên các dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên và trên một số tuyến quốc lộ trọng điểm khác. (6) Tăng cường hiệu lực của lực lượng thi hành công vụ, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định tải trọng phương tiện, chú trọng kiểm soát tải trọng từ nguồn hàng, phát hiện và xử lý vi phạm từ khâu xếp hàng hoá lên phương tiện. (7) Tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện. 
Duy Hiếu (lược ghi)

Năm 2015, siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện với mục tiêu “Tính mạng con người là trên hết”

18/11/2014
Chiều nay 18/11, sau khi Quốc hội kết thúc chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng đăng đàn trực tiếp trả lời chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội.

Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải gửi các vị đại biểu Quốc hội, ý kiến chất vấn được nêu trong các phiếu chất vấn cũng như ý kiến phát biểu tại các phiên thảo luận của các vị đại biểu Quốc hội tập trung vào ba nhóm vấn đề: (1) Tình trạng chung của hạ tầng giao thông; giải pháp đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, sớm hoàn thành Quốc lộ 1A, đảm bảo chất lượng công trình giao thông, giảm suất đầu tư. (2) Trách nhiệm của Bộ và chính quyền địa phương trong công tác bảo đảm an toàn giao thông; giải pháp hạn chế tai nạn giao thông trong tình hình hiện nay, đặc biệt là tai nạn giao thông khi vừa thi công vừa khai thác đường bộ. (3) Về quản lý hoạt động kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải.

Hiện trạng hạ tầng giao thông Việt Nam, bao gồm 05 lĩnh vực: Đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không như sau. 

Mạng lưới đường bộ có khoảng 300.000 km, gồm 524 km đường cao tốc, 20.340 km đường quốc lộ, còn lại là đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng. Trong tổng số 20.340 km quốc lộ, đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cao và trung bình (cấp I, II, III) chiếm 47%; có 4.731 cầu với tổng chiều dài 242.990 m.
Mạng lưới đường sắt quốc gia gồm 7 tuyến với tổng chiều dài 3.143 km, trong đó có 2.531 km đường chính tuyến, 612 km đường ga và đường nhánh; phân chia thành 3 loại khổ đường: 1.000 mm (chiếm 85%), 1.435 mm (chiếm 6%) và hỗn hợp cả 1.000 mm và 1.435 mm (chiếm 9%). Trên các tuyến đường sắt có 1.809 cầu với tổng chiều dài 56.996 m, 39 hầm với chiều dài 11.513 m; 5.343 điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, trong đó có 1.529 đường ngang (602 đường ngang có người gác, 255 đường ngang có cảnh báo tự động, 672 đường ngang có biển báo) và 3.814 điểm có lối đi dân sinh; 271 nhà ga.

Tổng chiều dài tuyến đường thuỷ nội địa được tổ chức quản lý, khai thác trong phạm vi cả nước là 19.257,6 km, trong đó Trung ương quản lý 6.678,6 km và địa phương quản lý 12.579 km. Toàn quốc có 45 tuyến vận tải thủy chính (17 tuyến tại khu vực miền Bắc, 10 tuyến tại khu vực miền Trung và 18 tuyến tại khu vực miền Nam); 6.698 cảng, bến thủy nội địa, trong đó có 131 cảng thủy nội địa (13 cảng tiếp nhận được tàu nước ngoài), 4.267 bến thủy nội địa và 2.300 bến khách ngang sông.

Toàn quốc có 44 cảng biển (14 cảng biển loại I, 17 cảng biển loại II và 13 cảng dầu khí ngoài khơi); 41 tuyến luồng hàng hải vào cảng quốc gia và 10 tuyến luồng vào cảng chuyên dùng; 25 vùng nước cảng biển, trong đó có các vùng đón trả hoa tiêu, kiểm dịch, neo đậu, chuyển tải, tránh bão để phục vụ khai thác cảng biển.

Hiện có 22 cảng hàng không, sân bay (07 cảng hàng không quốc tế và 15 cảng hàng không nội địa). Các cảng hàng không đáp ứng khai thác loại máy bay B747, B777 gồm Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Phú Quốc. Các cảng hàng không đáp ứng khai thác loại máy bay A321 gồm Cát Bi, Thọ Xuân, Vinh, Đồng Hới, Phú Bài, Chu Lai, Phù Cát, Cam Ranh, Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Tuy Hòa. Các cảng hàng không đáp ứng khai thác loại máy bay ATR72, F70 gồm Điện Biên, Côn Sơn, Cà Mau, Rạch Giá. Cảng hàng không Pleiku đang tạm dừng khai thác để cải tạo, nâng cấp. Cảng hàng không Nà Sản hiện không khai thác.

Có thể nói trong thời gian qua, đặc biệt sau khi có Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 về “Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”, hạ tầng giao thông đã được ưu tiên đầu tư, kết quả giải ngân vốn đầu tư hàng năm có chuyển biến rõ rệt. Số lượng các công trình khởi công, hoàn thành cao nhất từ trước đến nay và tăng nhanh theo hàng năm. Nhiều công trình trọng điểm hoàn thành trước tiến độ, nhanh chóng phát huy hiệu quả kết nối giữa các vùng miền trong cả nước và quốc tế. Việc triển khai mạnh mẽ các giải pháp đột phá cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến trong quản lý đầu tư xây dựng, đổi mới phương tiện, trang thiết bị đã làm thay đổi diện mạo của hệ thống hạ tầng giao thông trên toàn quốc, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm an ninh, quốc phòng và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân.  
 
Hạ tầng giao thông tuy đã được quan tâm đầu tư xây dựng nhưng vẫn đòi hỏi cần phải phát triển nhanh, mạnh hơn nữa. Các công trình hiện đại, năng lực lớn, chất lượng cao như đường bộ cao tốc, cảng biển nước sâu hiện đại... cần được phát triển; một số tuyến quốc lộ quan trọng cần tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng; mạng lưới đường thủy nội địa cần được mở rộng hơn để phát huy lợi thế của một nước có nhiều sông, kênh; cần có sự đồng bộ hơn nữa giữa năng lực cảng biển, cảng thủy nội địa và hệ thống hạ tầng giao thông kết nối. Các cảng hàng không trọng điểm như Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng đã đối mặt với nguy cơ quá tải; nhiều sân bay vùng có năng lực hạn chế, chưa đủ tiếp nhận tàu bay A321 và tương đương, cần được mở rộng. 

Giải pháp đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông (KCHTGT): Xác định việc xây dựng và phát triển KCHTGT là một trong 3 khâu đột phá chiến lược, Bộ GTVT đã tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực, cụ thể:

Đẩy mạnh đổi mới thể chế, chính sách qua việc chủ động rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các Luật; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực GTVT; bãi bỏ hoặc bổ sung, sửa đổi các quy định lạc hậu, không phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm: các chính sách về giải phóng mặt bằng (GPMB); chính sách về nâng cao năng lực, hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước trong quản lý đầu tư xây dựng KCHTGT; đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm loại bỏ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông.

Không ngừng nâng cao chất lượng công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch như kịp thời, định kỳ rà soát điều chỉnh, bổ sung các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, chuyên ngành, quy hoạch theo vùng, lãnh thổ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện chiến lược, quy hoạch đảm bảo tính công khai, minh bạch và nâng cao tính khả thi của quy hoạch; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương trong lập, quản lý và thực hiện quy hoạch.

Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư, chống dàn trải, tập trung đầu tư các công trình quan trọng; đẩy mạnh các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng trong đầu tư xây dựng công trình giao thông, bao gồm: chấn chỉnh, nâng cao năng lực của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án (QLDA), các tổ chức tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, rà soát để loại bỏ ngay các nhà thầu có năng lực yếu ra khỏi các dự án của Ngành; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý ngay những vướng mắc liên quan đến tiến độ và chất lượng công trình; tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng trong đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông.

Khuyến khích thu hút nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư phát triển hệ thống KCHTGT bằng các chính sách thông thoáng, tạo thuận lợi và chia sẻ rủi ro với các nhà đầu tư, cụ thể: tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách cho các dự án huy động vốn ngoài ngân sách (BOT, PPP...); triển khai có hiệu quả chủ trương xã hội hóa đầu tư trong quản lý, bảo trì KCHTGT.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ và hợp tác quốc tế trong xây dựng phát triển KCHTGT nhằm nâng cao chất lượng công trình, hạ giá thành sản phẩm, rút ngắn thời gian thi công. Phát triển KCHTGT gắn với bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tập trung khai thác có hiệu quả KCHTGT; tổ chức thực hiện hiệu quả công tác bảo trì KCHTGT hiện có, sử dụng hiệu quả Quỹ bảo trì đường bộ để giảm gánh nặng đầu tư mới; tăng cường bảo vệ hành lang an toàn giao thông (ATGT), khắc phục kịp thời các hư hỏng, sự cố, điểm đen ảnh hưởng đến năng lực vận tải và tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT. Nhờ triển khai quyết liệt các giải pháp mang tính đột phá trong phát triển KCHTGT, về tổng thể, đến năm 2015 có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức tất cả các mục tiêu về phát triển KCHTGT được đề ra trong Nghị quyết số 13-NQ/TW (Đến năm 2015 sẽ hoàn thành vượt mục tiêu Nghị quyết khoảng 90 km đường bộ cao tốc, cơ bản hoàn thành nâng cấp toàn tuyến Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên, nhiều cảng hàng không trọng yếu được nâng cấp: Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Phú Quốc, Pleiku...).. Riêng về phát triển KCHTGT đường sắt, mặc dù đã được triển khai theo đúng định hướng nhưng khả năng đạt được các mục tiêu Nghị quyết đề ra là rất khó khăn do không đủ nguồn lực.

Giải pháp đẩy nhanh tiến độ nâng cấp Quốc lộ 1A: Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW và Nghị quyết số 65/2013/QH13 ngày 15/11/2013 của Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GTVT triển khai các dự án mở rộng Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên, trong đó đối với Quốc lộ 1A ưu tiên mở rộng đoạn Hà Nội - Cần Thơ, dài 1.948 km, là đoạn có phương tiện lưu thông lớn nhất. Tính đến thời điểm trước khi triển khai dự án, trên đoạn tuyến này, đã mở rộng và xây dựng các tuyến tránh được 531 km. Còn lại 1.433 km (bao gồm cả đoạn tránh thành phố Ninh Bình dài 17,4 km), được chia thành 41 dự án với tổng mức đầu tư (TMĐT) là 102.168 tỷ đồng (trong đó: 20 dự án đầu tư theo hình thức BOT dài 697 km; 21 dự án đầu tư bằng vốn trái phiếu Chính phủ dài 736 km).

Để đẩy nhanh tiến độ dự án, Bộ đã trình và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận một số cơ chế như chỉ định nhà đầu tư, nhà thầu; quy định vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước tham gia dự án BOT và mức thu phí, lãi vay, thời gian hoàn vốn của các dự án BOT. Qua đó, đã kêu gọi được 20 nhà đầu tư tham gia đầu tư 20 dự án theo hình thức BOT với TMĐT chiếm 48% so với TMĐT toàn bộ các dự án mở rộng Quốc lộ 1A. Đồng thời, Bộ GTVT tích cực phối hợp với các bộ, ngành và địa phương đẩy nhanh tiến độ GPMB của dự án.

Bộ đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp khác như: Bảo đảm đầy đủ nguồn vốn đầu tư trong đó bao gồm cả nguồn vốn BOT; kịp thời xử lý các vướng mắc ở hiện trường, đặc biệt là vướng mắc về GPMB; đảm bảo đủ nguồn cung cấp vật liệu, có biện pháp kiểm soát chặt chẽ về giá để ngăn chặn tình trạng nâng giá vật liệu xây dựng; chỉ đạo tổ chức thi công khoa học, hợp lý, tranh thủ thời tiết thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ; định kỳ kiểm tra hiện trường, kiểm điểm tiến độ thi công hàng tháng, có biện pháp chấn chỉnh, xử lý đối với các nhà thầu yếu kém; đồng thời siết chặt quản lý các chủ thể tham gia trong toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng như ban QLDA, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát...

Với các giải pháp quyết liệt trên đây, dự kiến sẽ hoàn thành 416 km đường Quốc lộ 1A vào cuối năm 2014, gồm đoạn Thanh Hóa - Vũng Áng (Hà Tĩnh) dài 302 km và đoạn Phan Thiết - Đồng Nai dài 114 km; sẽ cơ bản hoàn thành toàn bộ dự án vào cuối năm 2015, rút ngắn thời gian thi công khoảng 1 năm so với kế hoạch.

Giải pháp đảm bảo chất lượng công trình giao thông: Để nâng cao chất lượng công trình giao thông, Bộ GTVT đã kịp thời, quyết liệt triển khai nhiều giải pháp: (1) Ban hành và áp dụng Quy định xử lý trách nhiệm cá nhân; Quy định hành vi và hình thức xử lý vi phạm tiến độ, chất lượng; Quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các ban QLDA đối với các dự án BOT và BT; Quy định những điều ban QLDA không được làm... Từ đầu năm 2014 đến nay, Bộ GTVT đã nghiêm khắc xử lý 14 nhà thầu thi công, 05 nhà thầu tư vấn thiết kế, 10 nhà thầu tư vấn giám sát và 04 ban QLDA có vi phạm chất lượng, tiến độ. (2) Chú trọng nâng cao chất lượng công tác khảo sát, thiết kế từ khâu lập dự án. (3) Áp dụng quy định tăng thời hạn bảo hành công trình lên gấp hai lần so với quy định tối thiểu hiện hành. Đối với dự án BOT, chỉ cho phép thu phí khi sửa chữa, khắc phục xong các khiếm khuyết về chất lượng. (4) Kịp thời chỉ đạo thành lập các tổ nghiên cứu, xử lý khắc phục triệt để các khiếm khuyết về chất lượng như: xử lý hiện tượng “hằn lún vệt bánh xe”, lún nứt trên đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai. (5) Kịp thời rà soát, sửa đổi, hoàn thiện các quy định và thực hiện có hiệu quả công tác đánh giá, xếp hạng để làm cơ sở lựa chọn các chủ thể có năng lực tham gia dự án (chủ đầu tư, ban QLDA, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu xây lắp).

 Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên, đến nay hầu hết các công trình giao thông sau khi hoàn thành đưa vào khai thác đều đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, nhanh chóng phát huy hiệu quả đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
 
Cac-đai-bieu-Quoc-hoi-tham-du-phien-chat-van-Bo-truong-Bo-Giao-thong-van-tai.JPG
Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Giải pháp giảm suất đầu tư: Đối với suất vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông sử dụng các nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, BOT, BT, Bộ GTVT đều bám sát suất vốn đầu tư do Bộ Xây dựng công bố hàng năm. Một số dự án sử dụng vốn vay ODA, do có các điều kiện đặc biệt theo yêu cầu của Nhà tài trợ nên thường có suất vốn đầu tư xây dựng cao hơn dự án đầu tư bằng vốn trong nước. Về vấn đề này, Bộ GTVT đã báo cáo Chính phủ đề nghị các Nhà tài trợ điều chỉnh chính sách của Bên cho vay để nâng cao tính cạnh tranh, giảm chi phí đầu tư xây dựng.

Nhằm giảm suất vốn đầu tư xây dựng, Bộ đã triển khai đồng bộ các giải pháp như: (1) Quản lý chặt chẽ từ khâu lập dự án đầu tư đến thiết kế chi tiết và triển khai thi công. (2) Lựa chọn các giải pháp kỹ thuật phù hợp, tiết kiệm; tăng cường áp dụng các công nghệ mới, vật liệu mới. (3) Bố trí đủ nguồn vốn đảm bảo tiến độ xây dựng công trình. (4) Phối hợp chặt chẽ với các địa phương thực hiện công tác GPMB theo đúng kế hoạch. (5) Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát quá trình triển khai xây dựng, xử lý nghiêm các trường hợp thực hiện không đúng các quy định, tăng chi phí không hợp lý.

Với việc thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp này, suất đầu tư xây dựng công trình giao thông cho đến thời điểm hiện nay vẫn bảo đảm theo quy định. 

Trách nhiệm của Bộ GTVT trong công tác bảo đảm an toàn giao thông: Với chức năng, nhiệm vụ được giao và là cơ quan thường trực của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (ATGTQG), Bộ GTVT có trách nhiệm chủ yếu như sau: (1) Chủ trì hoặc phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, đề án chiến lược, quy hoạch, chính sách về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT). (2) Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan thông tấn, báo chí và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT.  (3) Tổ chức đăng ký, đăng kiểm phương tiện vận tải (trừ đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ Công an thực hiện); đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn của người điều khiển phương tiện giao thông. (4) Đầu tư xây dựng, quản lý bảo trì và khai thác KCHTGT. (5) Thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và xử lý vi phạm TTATGT.

Từ năm 2013 đến nay, Bộ đã chủ trì soạn thảo để Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thuỷ nội địa; cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam. Bộ đang tập trung hoàn thiện Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam để Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 9. Đã và đang tổng kết Luật Đường sắt, Luật Giao thông đường bộ để đề xuất sửa đổi, bổ sung. Đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 29 dự thảo Nghị định, Quyết định và 21 đề án chiến lược, quy hoạch và các đề án khác. Đã ban hành và phối hợp với các bộ, ngành khác ban hành 137 thông tư, thông tư liên tịch; phê duyệt 61 đề án theo thẩm quyền.

Một số chiến lược, quy hoạch và đề án quan trọng đã được phê duyệt, hiện đang được Bộ GTVT triển khai thực hiện như: Chiến lược quốc gia bảo đảm TTATGT đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể kiểm tra tải trọng xe (KTTTX) trên hệ thống đường bộ đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ và trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ; Quy hoạch phát triển hệ thống thông tin duyên hải Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; các Quy hoạch, điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT trên tất cả các lĩnh vực, vùng kinh tế trọng điểm; các Đề án: “Phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012-2020”, “Tái cơ cấu thị trường và kết nối các phương thức vận tải giai đoạn 2013-2016”, “Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông (TNGT) và ùn tắc giao thông”, “Tăng cường công tác đăng ký phương tiện và đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy”, “Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ATGT”, “Phát triển bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, “Tăng cường công tác điều tiết khống chế bảo đảm giao thông, chống va trôi và xóa điểm đen trên đường thủy nội địa”, “Nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa góp phần giảm thiểu TNGT và ô nhiễm môi trường”...

Các văn bản, đề án được sửa đổi, xây dựng mới theo hướng tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần, thái độ phục vụ của người thi hành công vụ; thiết lập trật tự, kỷ cương trong thực hiện pháp luật về bảo đảm TTATGT. Việc tích cực xây dựng và triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch và đề án đã góp phần kiềm chế TNGT, giảm thiểu ùn tắc giao thông.

Bộ GTVT đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, chính quyền các địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan thông tấn, báo chí quyết liệt triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trọng tâm về bảo đảm TTATGT trên phạm vi cả nước; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện các biện pháp, giải pháp về bảo đảm TTATGT. Đồng thời, Bộ GTVT cùng với Uỷ ban ATGTQG đã triển khai nhiều hoạt động, hình thức tuyên truyền, thu hút được sự quan tâm của xã hội đến công tác bảo đảm TTATGT và tạo sự chuyển biến tích cực về ý thức của cả người tham gia giao thông cũng như người thực thi công vụ.

Định kỳ hàng quý, Ủy ban ATGTQG, trong đó Bộ GTVT là cơ quan thường trực, đã tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác bảo đảm TTATGT cả nước; tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ biểu dương các địa phương làm tốt công tác bảo đảm TTATGT, phê bình các địa phương để TNGT tăng cao.

Trách nhiệm của chính quyền các địa phương trong công tác bảo đảm an toàn giao thông: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác bảo đảm ATGT trên địa bàn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực tiếp làm Trưởng ban Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố. Trong thời gian qua, nhiều địa phương đã đặc biệt làm tốt các công tác sau đây:     
       
Chủ động phối hợp với các đơn vị, các cơ quan truyền thông xây dựng, triển khai kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật ATGT với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

Triển khai, thực hiện đồng loạt các trạm kiểm tra tải trọng xe trên các tuyến quốc lộ trọng điểm, thực hiện kiểm soát tải trọng xe từ nguồn hàng hoá, trên mạng lưới đường địa phương giúp kéo giảm mạnh tình trạng xe ô tô chở quá trọng tải trên cả nước, việc tổ chức KTTTX liên tục 24/24 giờ và 7 ngày trong tuần đã góp phần bảo vệ KCHTGT và giảm TNGT.

Sở GTVT và Công an các địa phương đã tổ chức hướng dẫn các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn ký cam kết không chở quá tải, các đơn vị đầu mối hàng hoá cam kết thực hiện xếp hàng hóa lên xe ô tô theo quy định tại Thông tư số 35/2013/TT-BGTVT của Bộ GTVT.

Các địa phương, doanh nghiệp đã quan tâm xử lý các trường hợp lái xe có xét nghiệm dương tính với ma túy, đặc biệt các doanh nghiệp đã kiên quyết chấm dứt hợp đồng lao động đối với các đối tượng này.

Nhiều chính quyền địa phương đã quyết liệt chỉ đạo, điều hành và triển khai các giải pháp bảo đảm ATGT lấy trọng tâm là “Siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện”.

Trong 9 tháng đầu năm (tính từ ngày 16/12/2013 đến 15/9/2014) có 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giảm số người chết vì TNGT, trong đó 11 địa phương giảm trên 20% số người chết. Tuy nhiên, vẫn còn 14 địa phương có số người chết vì TNGT tăng, trong đó 5 tỉnh tăng trên 25%.

 Như vậy có thể nói, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác bảo đảm TTATGT tại địa phương là rất quan trọng. Điều này thể hiện ở kết quả địa phương nào làm tốt công tác bảo đảm TTATGT thì ở địa phương đó TNGT giảm. 

Các giải pháp hạn chế tai nạn giao thông trong tình hình hiện nay, đặc biệt là tai nạn giao thông khi vừa thi công vừa khai thác đường bộ: Mặc dù số vụ, số người chết và số người bị thương vì TNGT giảm sâu so với giai đoạn các năm trước nhưng vẫn còn ở mức cao, TNGT trên địa bàn nông thôn gia tăng, còn xảy ra một số vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách, xe mô tô, xe gắn máy; công tác bảo đảm ATGT vẫn còn một số hạn chế, tồn tại.

Để kịp thời khắc phục những hạn chế, tồn tại, góp phần giảm thiểu TNGT, Bộ GTVT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thông tấn, báo chí quyết liệt triển khai thực hiện đồng bộ 12 giải pháp trọng tâm như sau: (1) Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác bảo đảm ATGT, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. (2) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, đề án về bảo đảm TTATGT một cách đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế và đáp ứng yêu cầu của công tác bảo đảm ATGT. (3) Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm ATGT, đặc biệt là tại khu vực nông thôn. Phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị, xã hội, các chức sắc tôn giáo, người có uy tín ở địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo đảm ATGT của người dân; chú trọng các chủ đề: như đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy; tuân thủ quy định về tốc độ điều khiển phương tiện, giảm tốc độ, quan sát an toàn khi đi từ đường nhánh ra đường chính; đã uống rượu bia thì không lái xe; sử dụng áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh khi tham gia giao thông trên phương tiện thủy nội địa... (4) Đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, đặc biệt là các dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên; chủ động phối hợp với các địa phương đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; triển khai có hiệu quả Đề án xây dựng cầu dân sinh đảm bảo ATGT vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn 50 tỉnh, thành phố. (5) Nâng cao điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông; khắc phục kịp thời các điểm đen, các vị trí mất ATGT trên đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; rà soát điều chỉnh, bổ sung hợp lý hệ thống báo hiệu đường bộ, thiết bị an toàn giao thông, bổ sung rào hộ lan, đường cứu nạn trên các tuyến đường bộ qua khu vực đèo dốc quanh co; tăng cường thực hiện công tác thẩm định an toàn giao thông đối với các dự án xây dựng mới, nâng cấp cải tạo đường bộ và các tuyến đường bộ đang khai thác có nguy cơ mất an toàn giao thông cao; triển khai Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt đến năm 2020. (6) Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu thị phần và tăng cường kết nối các phương thức vận tải nhằm giảm áp lực cho đường bộ; đa dạng hóa các hình thức đầu tư để huy động tối đa nguồn lực xã hội hóa đầu tư trong lĩnh vực GTVT. (7) Tăng cường siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện; đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về an toàn hàng không dân dụng tại các cảng hàng không, sân bay, máy bay, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay. (8) Cải thiện chất lượng quản lý an toàn kỹ thuật phương tiện và người lái; tăng cường kiểm tra điều kiện an toàn kỹ thuật phương tiện trước khi rời cảng; tiếp tục hoàn thiện chương trình đào tạo, quy trình sát hạch và đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ điều khiển phương tiện thủy nội địa, tàu biển theo hướng nâng cao tiêu chuẩn; tăng cường công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho công tác giám sát và hậu kiểm; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch, trung tâm đăng kiểm; tổ chức triển khai có hiệu quả Đề án nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, Đề án đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động và phòng, chống tiêu cực trong công tác đăng kiểm. (9) Nâng cao năng lực, trách nhiệm của lực lượng thực thi công vụ, nhiệm vụ về bảo đảm TTATGT; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành hoạt động vận tải, khai thác hạ tầng giao thông và kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về TTATGT; phối hợp với Ủy ban ATGTQG xây dựng và vận hành có hiệu quả đường dây nóng quốc gia về trật tự an toàn giao thông nhằm tăng cường khả năng phối hợp xử lý khi tiếp nhận thông tin phản ảnh của người dân và doanh nghiệp. (10) Nâng cao hiệu quả công tác cứu hộ, cứu nạn và cấp cứu y tế TNGT; năng lực của các trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải; đẩy mạnh xã hội hóa công tác cứu hộ giao thông; tổ chức đào tạo và phổ biến kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông và người dân sinh sống dọc các tuyến đường. (11) Trên các công trình đường bộ vừa thi công, vừa khai thác: yêu cầu các nhà thầu lập phương án bảo đảm ATGT tổng thể, chi tiết trong phạm vi tổ chức thi công trên từng đoạn tuyến, từng hạng mục; tuân thủ đúng phương án đảm bảo ATGT được phê duyệt; bố trí đầy đủ biển báo, đèn báo hiệu; thực hiện kiểm soát chặt chẽ về nhân sự, lao động, phương tiện, thiết bị khi thi công… theo quy định. Đối với các dự án nâng cấp, mở rộng đường bộ luôn phải bảo đảm thông suốt cho 2 làn xe lưu thông trong mọi tình huống, tăng cường công tác bảo trì mặt đường cũ để bảo đảm giao thông êm thuận... (12) Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với các chủ thể tham gia quản lý, thực hiện dự án về công tác đảm bảo ATGT, an toàn lao động và vệ sinh môi trường khi thi công trên đường bộ đang khai thác; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.
 
Toan-canh-phien-chat-van-cua-ky-hop-thu-8,-Quoc-hoi-khoa-XIII.jpg
Toàn cảnh phiên chất vấn của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII

Với các giải pháp quyết liệt, đồng bộ trên, Bộ GTVT tiếp tục thực hiện năm 2015 là Năm “An toàn giao thông” có chủ đề “Siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện” với mục tiêu “Tính mạng con người là trên hết”.

Về quản lý hoạt động kinh doanh vận tải: Để hoàn thiện cơ sở pháp lý cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải, Bộ đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trình Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Nghị định số 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Nghị định số 30/2014/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển; dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; dự thảo Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa. Đồng thời, Bộ đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách phát triển vận tải hành khách công cộng và ban hành theo thẩm quyền nhiều thông tư về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để triển khai thực hiện.

Bộ đã phối hợp với các địa phương rà soát, quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách liên tỉnh, nội tỉnh; trong đó, tại các đô thị lớn đang triển khai tăng cường kết nối vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, xe taxi với các cảng hàng không, nhà ga đường sắt. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa đầu tư và nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của bến xe ô tô khách. Bộ đã chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh vận tải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, lấy hành khách là trung tâm để phục vụ. Chỉ đạo các doanh nghiệp khai thác cảng, bến, nhà ga chỉnh trang, đầu tư trang thiết bị, áp dụng công nghệ thông tin để phục vụ công tác quản lý điều hành, điều độ và thông tin cho hành khách. Quy định và chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải đường bộ tổ chức, thực hiện khám sức khỏe cho lái xe. Đồng thời, Bộ đã tổ chức các đoàn công tác do các Thứ trưởng làm trưởng đoàn tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải và bảo đảm ATGT tại 63 tỉnh, thành phố, đã phát hiện những tồn tại, bất cập trong quản lý, điều hành vận tải, qua đó có hướng dẫn, chấn chỉnh đối với hoạt động này.

Để góp phần giảm tải cho đường bộ, Bộ đã triển khai tuyến vận tải ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang; kịp thời xử lý tình trạng ứ đọng hàng hóa tại các cảng biển thông qua việc tăng cường năng lực xếp dỡ, cải tiến công tác điều phối nội bộ cảng kết hợp với thực hiện hợp lý hóa xếp hàng lên phương tiện. Triển khai Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh vận tải đường sắt; tăng số đôi tàu hàng chạy chuyên tuyến vận chuyển xăng dầu, công-ten-nơ, hàng nông sản; mở thêm các điểm dỡ hàng và tăng cường các phương tiện xếp dỡ cơ giới để tăng năng lực dỡ hàng; triển khai dự án đóng mới toa xe, ưu tiên đóng mới toa xe chuyên dụng chở công-ten-nơ... Mở rộng mạng đường bay, tăng năng lực khai thác các cảng hàng không, sân bay; đưa lộ trình tự do hóa khai thác thương quyền vào các hiệp định song phương và đa phương trong lĩnh vực hàng không; tăng cường công tác quản lý giá, phí dịch vụ hàng không, phi hàng không.

Tổ chức nhiều cuộc đối thoại với các doanh nghiệp vận tải, dịch vụ vận tải, dịch vụ logistics, các doanh nghiệp cảng, bến trong các lĩnh vực GTVT nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Phát động thực hiện phong trào “4 xin, 4 luôn” là “Xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép” và “Luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn thấu hiểu, luôn giúp đỡ” trong toàn ngành.

Tiếp tục kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải: Thực hiện Kế hoạch phối hợp số 12593/KHPH-BGTVT-BCA, Bộ GTVT đã phối hợp với Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đồng loạt triển khai kiểm soát tải trọng phương tiện trên đường bộ từ ngày 01/4/2014; đồng thời đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động thực hiện. Chỉ đạo các cơ quan chức năng của Bộ tiến hành kiểm tra, xử lý xe cải tạo trái phép kích thước thùng chở hàng tại các doanh nghiệp. Yêu cầu các doanh nghiệp khai thác cảng biển, cảng thủy nội địa, ga đường sắt ký cam kết không xếp hàng hóa vượt quá tải trọng cho phép lên xe ô tô. Yêu cầu các Sở GTVT phối hợp với Công an địa phương tổ chức hướng dẫn các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn ký cam kết không chở hàng quá tải, các đơn vị đầu mối hàng hoá cam kết thực hiện xếp hàng hóa lên xe ô tô theo quy định. Yêu cầu các đại lý vận tải, chủ hàng, chủ tàu, doanh nghiệp logistics tuyên truyền các chủ hàng nước ngoài xếp hàng vào công-ten-nơ đúng tải trọng và phù hợp với quy định về vận tải hàng hóa bằng đường bộ.

Qua triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong công tác kiểm soát tải trọng xe, lượng xe quá tải đã giảm nhiều, đặc biệt là xe chở hàng đường dài. Phần lớn lái xe, chủ xe, chủ hàng, doanh nghiệp vận tải đã có ý thức chấp hành tốt hơn.

Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như một số văn bản quy phạm pháp luật còn có nội dung quy định chưa phù hợp với thực tế, dẫn tới khó khăn khi áp dụng. Một số doanh nghiệp vận tải, chủ hàng còn chạy theo lợi nhuận, khoán trắng hoạt động kinh doanh cho lái xe, tự ý cải tạo trái phép kích thước thùng chở hàng, cố tình vi phạm chở hàng quá tải trọng. Một số địa phương còn thực hiện chưa tốt nhiệm vụ kiểm soát tải trọng phương tiện do mỏng về lực lượng, thiếu về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác; việc giải quyết các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức, cá nhân... cơ bản đã được thực hiện nhưng còn chậm về thời gian, một số trường hợp còn lúng túng.

Để công tác kiểm soát tải trọng phương tiện có hiệu quả, trong thời gian tới Bộ GTVT sẽ phối hợp với Bộ Công an và chính quyền các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện 07 giải pháp: (1) Kịp thời ban hành các thông tư, thông tư liên tịch liên quan đến kiểm soát tải trọng phương tiện; tổ chức thực hiện Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP sau khi được Chính phủ ban hành nhằm bảo đảm xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định tải trọng phương tiện. (2) Tiếp tục thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và các nhiệm vụ tại Kế hoạch phối hợp số 12593/KHPH-BGTVT-BCA trong công tác kiểm soát tải trọng xe. (3) Tiếp tục rà soát, bố trí đầy đủ các biển báo tải trọng cầu, đường để người tham gia giao thông biết thực hiện và làm căn cứ để xử lý vi phạm quá tải trọng cầu, đường. (4) Yêu cầu các chủ phương tiện cam kết không hoán cải phương tiện trái quy định; tiếp tục kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hành vi tự ý thay đổi kích thước thùng chở hàng của xe ô tô tải tự đổ. (5) Thực hiện đầu tư xây dựng trạm kiểm soát tải trọng xe cố định trên các dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên và trên một số tuyến quốc lộ trọng điểm khác. (6) Tăng cường hiệu lực của lực lượng thi hành công vụ, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định tải trọng phương tiện, chú trọng kiểm soát tải trọng từ nguồn hàng, phát hiện và xử lý vi phạm từ khâu xếp hàng hoá lên phương tiện. (7) Tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện. 
Duy Hiếu (lược ghi)