> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với việc làm

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với việc làm

19/11/2014
Trước phiên chất vấn, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã gửi đến các vị đại biểu Quốc hội báo cáo giải trình và trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Trong đó, nêu thực trạng tình hình, nguyên nhân và giải pháp giải quyết các vấn đề: Việc doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật lao động (nợ bảo hiểm xã hội, nợ lương…) ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Công tác quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Tình hình thất nghiệp hiện nay, đặc biệt là sinh viên mới ra trường; giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động. Vấn đề nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu.

Tiếp tục thực hiện hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ tám của Quốc hội, buổi sáng ngày 19/11, bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trực tiếp trả lời chất vấn của 21 đại biểu Quốc hội tại hội trường đối với các lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ.

Về triển khai chiến lược phát triển nguồn nhân lực: Bộ trưởng nhấn mạnh đây là một nội dung rất lớn, rất quan trọng. Khi kinh tế muốn phát triển thì điều rất quan trọng ngoài cơ sở hạ tầng, ngoài những điều kiện thiết bị đã có thì vấn đề nguồn lực là vấn đề rất then chốt. Chính vì vậy, tháng 4/2011 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển nguồn nhân lực và đồng thời đến tháng 7 thì phê duyệt quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. Trong quy hoạch của Chính phủ đã nêu rất rõ, giai đoạn đến năm 2015 có 55% lao động phải qua đào tạo, đến năm 2020 có 70% lao động qua đào tạo. Cũng trong chiến lược này thì Chính phủ có phân công cho các bộ, ngành triển khai những công việc cụ thể để thực hiện chiến lược cũng như thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực.

 Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tham mưu cho Chính phủ ban hành chiến lược phát triển về dạy nghề, gắn với xây dựng dự luật, sửa đổi Luật dạy nghề; Quy hoạch các trường chất lượng cao, đến nay đã phê duyệt 40 trường chất lượng cao và trong đó có 10 trường đạt chuẩn quốc tế. Cùng với đó Chính phủ đã đồng ý đề án đổi mới công tác dạy nghề trong giai đoạn hiện nay, mua thiết bị, mua giáo trình và đào tạo giáo viên để đáp ứng được yêu cầu công nghệ.

Về thực trạng và giải pháp giải quyết việc doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật lao động (nợ bảo hiểm xã hội, nợ lương…) ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động: Tính đến tháng 11/2014 còn 83 doanh nghiệp nợ lương của 4.337 người lao động với số tiền 28,898 tỷ đồng. Số tiền nợ bảo hiểm xã hội là 7.067,1 tỷ đồng; nợ bảo hiểm thất nghiệp là 565,6 tỷ đồng.

Doanh nghiệp bị giải thể, phá sản, tạm dừng hoạt động do bị rút giấy phép kinh doanh có 1.159 doanh nghiệp với 3.503 lao động tương ứng với số tiền nợ bảo hiểm xã hội 80 tỷ đồng. Trong đó, đã giải thể, phá sản 810 doanh nghiệp với 1.097 lao động tương ứng số tiền nợ 42 tỷ đồng.

Doanh nghiệp không còn giao dịch hoặc không còn quan hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội có 6.999 doanh nghiệp với 21.133 lao động, tương ứng với số tiền nợ bảo hiểm xã hội là 489 tỷ đồng.

Doanh nghiệp có chủ là người nước ngoài bỏ trốn khỏi Việt Nam có 203 doanh nghiệp với 5.874 lao động, tương ứng với số tiền nợ bảo hiểm xã hội là 55 tỷ đồng.

Nguyên nhân chủ yếu của tình hình nêu trên là do chính sách, pháp luật tuy đã được bổ sung hoàn thiện nhưng vẫn chưa đồng bộ; đơn cử như: Chế tài xử lý vi phạm pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội còn nhiều bất cập, mức xử phạt thấp, thủ tục xử phạt phức tạp, không quy định xử lý hình sự đối với hành vi chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Việc quy định mức lãi suất chậm đóng bảo hiểm xã hội thấp hơn mức lãi suất vay ngân hàng nên nhiều doanh nghiệp chấp nhận chịu phạt để chiếm dụng quỹ bảo hiểm xã hội. Công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều bất cập, chưa quyết liệt, lực lượng thanh tra còn mỏng, chất lượng còn hạn chế. Ý thức chấp hành pháp luật lao động của người sử dụng lao động chưa cao, luôn tìm cách trốn đóng, chậm đóng. Trong khi đó, một bộ phận người lao động thiếu sự đấu tranh mạnh mẽ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Do suy giảm kinh tế, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn. Trách nhiệm của tổ chức đại diện người lao động, tổ chức công đoàn hoạt động còn chưa hiệu quả…

Về giải pháp trong thời gian tới, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tham mưu với Chính phủ tăng cường công tác xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra trên phạm vi cả nước. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người sử dụng lao động và người lao động…

Tình hình thất nghiệp hiện nay, đặc biệt là sinh viên mới ra trường; giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động: Hiện nay, cả nước có 46,728 triệu người trong độ tuổi lao động có việc làm. Lao động vẫn chủ yếu làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (có 43,23% lao động trong đọ tuổi lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp), trong khu vực công nghiệp - xây dựng chỉ chiếm 24,8% dịch vụ chiếm 31,97%. Có 18,167 triệu lao động (chiếm 38,88% trong tổng số lao động có việc làm) làm công ăn lương (có quan hệ lao động), 28,56 triệu lao động (chiếm 61,12%) làm việc trong khu vực phi chính thức.

Về tình hình thất nghiệp của lao động trong độ tuổi: Theo số liệu điều tra lao động - việc làm của Tổng cục Thống kê công bố, quý III/2014 tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,17% (tăng 0,33% so với tỷ lệ thất nghiệp 1,84% của quý II/2014). Tỷ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị là 3,27%; khu vực nông thôn là 1,67%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động thanh niên (từ 15-24 tuổi) hiện nay là 7,02% (tương đương 543.820 người, chiếm 43,9% trong tổng số người thất nghiệp).

Tình trạng thất nghiệp có sự chênh lệch giữa các vùng lãnh thổ, tỷ lệ thất nghiệp cao ở Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ; đặc biệt thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố có thị trường lao động phát triển và tỷ lệ thất nghiệp cao nhất (thành phố Hà Nội có tỷ lệ thất nghiệp chung 4,3%; thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ thất nghiệp chung 3,32%).

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp như: Phát triển kinh tế khó khăn nên kết quả tạo việc làm còn hạn chế. Số lượng doanh nghiệp mới thành lập tuy nhiều nhưng số doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, giải thể, phá sản cũng tương đương. Chất lượng đào tạo lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động. Cơ cấu ngành, nghề đào tạo, chuyên môn kỹ thuật của người lao động còn nhiều bất cập, thiếu trầm trọng lao động ở các vị trí như cơ khí, may mặc, chế biến gỗ… nhưng lại thừa lao động có chuyên môn về quản trị kinh doanh, kế toán. Công tác dự báo và thông tin thị trường lao động chưa được quan tâm đúng mức.

Tình hình thất nghiệp của thanh niên sau khi tốt nghiệp: Hiện nay, nhiều sinh viên ra trường gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm, không ít người tìm được việc làm nhưng lại phải làm việc trái ngành, nghề đào tạo, gây lãng phí về thời gian, tài chính của gia đình và xã hội. Theo số liệu thống kê, tại thời điểm quý II/2014 có 147 ngàn lao động, quý III/2014 có 174 ngàn lao động có trình độ đại học thất nghiệp (chiếm 16,8% tổng số người thất nghiệp).
 
Phien-hop-Quoc-hoi-sang-19-11-2014.JPG
Phiên họp Quốc hội sáng 19-11-2014

Nguyên nhân của tình trạng trên gồm cả chủ quan và khách quan như: Chất lượng giáo dục - đào tạo, cơ cấu ngành, nghề đào tạo chưa thực sự gắn với nhu cầu của thị trường. Công tác dự báo thông tin thị trường lao động còn thiếu và yếu. Việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông còn hạn chế. Bên cạnh đó, các chính sách ưu đãi đối với thanh niên làm việc ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa thực sự hấp dẫn nên một bộ phận lớn sinh viên sau khi tốt nghiệp không trở về địa phương, gây sức ép về việc làm ở khu vực thành thị. Ngoài ra, sự năng động, chủ động trong tìm và tạo việc làm của lao động thanh niên còn thấp; tâm lý chọn ngành, nghề đào tạo của thanh niên còn chưa sát thực tế, thích học cao đẳng, đại học hơn là làm chủ các kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp mà thị trường lao động đang có nhu cầu…

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm, nguyên nhân và trách nhiệm giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Giáo dục và Đào tạo thế nào ?

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền trả lời, trong một năm về tuyển sinh đào tạo thì tuyển sinh dạy nghề khoảng 220 - 230 nghìn, tuyển sinh cao đẳng trở lên của ngành giáo dục khoảng độ trên 500 - 600 nghìn. Như vậy một năm khoảng trên 800 nghìn thanh niên ra trường và các thanh niên này họ rất cần phải có việc làm. Chúng ta trước tiên phải chia sẻ với các bạn trẻ, ai cũng muốn học xong có việc làm, có thu nhập, nhất là những gia đình phải vay tiền để đi học. Tuy nhiên, có một thực tế đặt ra như sau:

Thứ nhất, hiện nay đúng như chúng ta biết, nếu so với đầu nhiệm kỳ thì tình hình kinh tế, xã hội, tốc độ phát triển không đạt như chúng ta mong muốn, tức là còn có khó khăn và nhất là khó khăn về kinh tế. Nếu như chúng ta không có khó khăn về kinh tế, nếu chúng ta không có vài trăm nghìn doanh nghiệp phải phá sản, giải thể thì tôi nghĩ trên 174 nghìn hoặc 172 nghìn lao động qua đào tạo rồi chưa có việc làm cũng có thể có được chỗ làm. Đấy chỉ là một trong các nguyên nhân.

Thứ hai, việc đào tạo có những hạn chế nhất định, kể cả đào tạo nghề mà ngành lao động quản lý thì đào tạo nghề có số học sinh học nghề ra trường thường có việc làm khoảng đến 70 - 80%, bởi vì chỉ đào tạo nghề trực tiếp. Nhưng có một yếu tố là kỹ năng nghề mà những nghề trình độ cao đòi hỏi của một số doanh nghiệp nước ngoài thì đúng là chúng ta còn hạn chế.

Ngành giáo dục cũng bám vào chiến lược phát triển đào tạo của Chính phủ và được giao chỉ tiêu hàng năm, nhưng rõ ràng giữa đào tạo với thị trường lao động cũng chưa gắn kết. Chính vì vậy, khi lao động ra trường thì cũng không có việc, chưa đáp ứng được lao động ra có việc làm. Tuy nhiên, tôi hiểu với góc độ quản lý nhà nước, quản lý về lao động thì không có nghĩa 174 nghìn lao động này ra trường mà họ đang ngồi chơi và tất nhiên họ phải có một việc làm. Ví dụ, trong số này khoảng 60% ở khu vực nông thôn, trong lúc chưa có việc làm thì bắt buộc anh, chị, em về các địa bàn nông thôn giúp cha, mẹ với điều kiện có được của gia đình, vẫn phải có việc làm để sống. Rất nhiều anh, chị em rất năng động, chủ động tự tìm việc làm ở thành phố hoặc làm ở doanh nghiệp ở tại địa phương. Tuy nhiên, vấn đề của chúng ta là lãng phí, đã đào tạo đại học mà lại không có chỗ làm.

Có một số ý kiến bình luận tại sao phải "giấu bằng" để đi làm? Tôi nghĩ đã đi làm thì nghề gì, việc gì thì cũng rất vinh dự, rất tốt, rất vinh quang. Trong lúc chưa có việc làm hợp lý thì ta khuyến khích thanh niên, tạo mọi điều kiện để thanh niên làm việc. Tuy nhiên, trách nhiệm của nhà nước phải sớm tạo cơ hội để thanh niên phát huy trình độ học hành của anh, chị, em để làm đúng nghề và phát huy trí tuệ của bản thân. Như vậy, tôi hy vọng số lao động này sớm được cải thiện. Bởi vì tăng trưởng kinh tế, tiến độ phát triển nhanh của chúng ta sẽ góp phần rất quan trọng. Về phía Bộ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đạo tạo và chỉ đạo với các trung tâm xúc tiến việc làm của các địa phương, tạo điều kiện cho thanh niên có cơ hội để tìm được việc làm sớm hơn.

Về giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động trong thời gian tới: Bên cạnh những giải pháp nhằm phát triển nền kinh tế, hỗ trợ các doanh nghiệp sớm khôi phục phát triển sản xuất, kinh doanh, thu hút nhiều việc làm cho người lao động, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục thực hiện các giải pháp như: Khẩn trương hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật việc làm, trong đó có các quy định cụ thể về hỗ trợ chuyển dịch việc làm cho lao động nông thôn, chinh sách tín dụng ưu đãi, hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên, chính sách việc làm công. Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động; đẩy mạnh dự báo thị trường lao động trong ngắn hạn và dài hạn nhằm cung cấp các thông tin về cơ hội việc làm, chỗ việc làm trống… cho mọi đối tượng có nhu cầu. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với việc làm; đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề giai đoạn 2012 - 2015…

Đối với lực lượng thanh niên, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ triển khai các giải pháp riêng như phối hợp triển khai Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015. Xây dựng và triển khai Đề án tăng cường công tác thông tin truyền thông về thị trường lao động và việc làm cho thanh niên, các chương trình hỗ trợ sinh viên, thanh niên chuyển tiếp từ học sang làm…
Duy Hiếu (lược ghi)

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với việc làm

19/11/2014
Trước phiên chất vấn, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã gửi đến các vị đại biểu Quốc hội báo cáo giải trình và trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Trong đó, nêu thực trạng tình hình, nguyên nhân và giải pháp giải quyết các vấn đề: Việc doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật lao động (nợ bảo hiểm xã hội, nợ lương…) ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Công tác quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Tình hình thất nghiệp hiện nay, đặc biệt là sinh viên mới ra trường; giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động. Vấn đề nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu.

Tiếp tục thực hiện hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ tám của Quốc hội, buổi sáng ngày 19/11, bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trực tiếp trả lời chất vấn của 21 đại biểu Quốc hội tại hội trường đối với các lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ.

Về triển khai chiến lược phát triển nguồn nhân lực: Bộ trưởng nhấn mạnh đây là một nội dung rất lớn, rất quan trọng. Khi kinh tế muốn phát triển thì điều rất quan trọng ngoài cơ sở hạ tầng, ngoài những điều kiện thiết bị đã có thì vấn đề nguồn lực là vấn đề rất then chốt. Chính vì vậy, tháng 4/2011 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển nguồn nhân lực và đồng thời đến tháng 7 thì phê duyệt quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. Trong quy hoạch của Chính phủ đã nêu rất rõ, giai đoạn đến năm 2015 có 55% lao động phải qua đào tạo, đến năm 2020 có 70% lao động qua đào tạo. Cũng trong chiến lược này thì Chính phủ có phân công cho các bộ, ngành triển khai những công việc cụ thể để thực hiện chiến lược cũng như thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực.

 Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tham mưu cho Chính phủ ban hành chiến lược phát triển về dạy nghề, gắn với xây dựng dự luật, sửa đổi Luật dạy nghề; Quy hoạch các trường chất lượng cao, đến nay đã phê duyệt 40 trường chất lượng cao và trong đó có 10 trường đạt chuẩn quốc tế. Cùng với đó Chính phủ đã đồng ý đề án đổi mới công tác dạy nghề trong giai đoạn hiện nay, mua thiết bị, mua giáo trình và đào tạo giáo viên để đáp ứng được yêu cầu công nghệ.

Về thực trạng và giải pháp giải quyết việc doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật lao động (nợ bảo hiểm xã hội, nợ lương…) ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động: Tính đến tháng 11/2014 còn 83 doanh nghiệp nợ lương của 4.337 người lao động với số tiền 28,898 tỷ đồng. Số tiền nợ bảo hiểm xã hội là 7.067,1 tỷ đồng; nợ bảo hiểm thất nghiệp là 565,6 tỷ đồng.

Doanh nghiệp bị giải thể, phá sản, tạm dừng hoạt động do bị rút giấy phép kinh doanh có 1.159 doanh nghiệp với 3.503 lao động tương ứng với số tiền nợ bảo hiểm xã hội 80 tỷ đồng. Trong đó, đã giải thể, phá sản 810 doanh nghiệp với 1.097 lao động tương ứng số tiền nợ 42 tỷ đồng.

Doanh nghiệp không còn giao dịch hoặc không còn quan hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội có 6.999 doanh nghiệp với 21.133 lao động, tương ứng với số tiền nợ bảo hiểm xã hội là 489 tỷ đồng.

Doanh nghiệp có chủ là người nước ngoài bỏ trốn khỏi Việt Nam có 203 doanh nghiệp với 5.874 lao động, tương ứng với số tiền nợ bảo hiểm xã hội là 55 tỷ đồng.

Nguyên nhân chủ yếu của tình hình nêu trên là do chính sách, pháp luật tuy đã được bổ sung hoàn thiện nhưng vẫn chưa đồng bộ; đơn cử như: Chế tài xử lý vi phạm pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội còn nhiều bất cập, mức xử phạt thấp, thủ tục xử phạt phức tạp, không quy định xử lý hình sự đối với hành vi chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Việc quy định mức lãi suất chậm đóng bảo hiểm xã hội thấp hơn mức lãi suất vay ngân hàng nên nhiều doanh nghiệp chấp nhận chịu phạt để chiếm dụng quỹ bảo hiểm xã hội. Công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều bất cập, chưa quyết liệt, lực lượng thanh tra còn mỏng, chất lượng còn hạn chế. Ý thức chấp hành pháp luật lao động của người sử dụng lao động chưa cao, luôn tìm cách trốn đóng, chậm đóng. Trong khi đó, một bộ phận người lao động thiếu sự đấu tranh mạnh mẽ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Do suy giảm kinh tế, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn. Trách nhiệm của tổ chức đại diện người lao động, tổ chức công đoàn hoạt động còn chưa hiệu quả…

Về giải pháp trong thời gian tới, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tham mưu với Chính phủ tăng cường công tác xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra trên phạm vi cả nước. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người sử dụng lao động và người lao động…

Tình hình thất nghiệp hiện nay, đặc biệt là sinh viên mới ra trường; giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động: Hiện nay, cả nước có 46,728 triệu người trong độ tuổi lao động có việc làm. Lao động vẫn chủ yếu làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (có 43,23% lao động trong đọ tuổi lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp), trong khu vực công nghiệp - xây dựng chỉ chiếm 24,8% dịch vụ chiếm 31,97%. Có 18,167 triệu lao động (chiếm 38,88% trong tổng số lao động có việc làm) làm công ăn lương (có quan hệ lao động), 28,56 triệu lao động (chiếm 61,12%) làm việc trong khu vực phi chính thức.

Về tình hình thất nghiệp của lao động trong độ tuổi: Theo số liệu điều tra lao động - việc làm của Tổng cục Thống kê công bố, quý III/2014 tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,17% (tăng 0,33% so với tỷ lệ thất nghiệp 1,84% của quý II/2014). Tỷ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị là 3,27%; khu vực nông thôn là 1,67%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động thanh niên (từ 15-24 tuổi) hiện nay là 7,02% (tương đương 543.820 người, chiếm 43,9% trong tổng số người thất nghiệp).

Tình trạng thất nghiệp có sự chênh lệch giữa các vùng lãnh thổ, tỷ lệ thất nghiệp cao ở Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ; đặc biệt thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố có thị trường lao động phát triển và tỷ lệ thất nghiệp cao nhất (thành phố Hà Nội có tỷ lệ thất nghiệp chung 4,3%; thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ thất nghiệp chung 3,32%).

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp như: Phát triển kinh tế khó khăn nên kết quả tạo việc làm còn hạn chế. Số lượng doanh nghiệp mới thành lập tuy nhiều nhưng số doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, giải thể, phá sản cũng tương đương. Chất lượng đào tạo lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động. Cơ cấu ngành, nghề đào tạo, chuyên môn kỹ thuật của người lao động còn nhiều bất cập, thiếu trầm trọng lao động ở các vị trí như cơ khí, may mặc, chế biến gỗ… nhưng lại thừa lao động có chuyên môn về quản trị kinh doanh, kế toán. Công tác dự báo và thông tin thị trường lao động chưa được quan tâm đúng mức.

Tình hình thất nghiệp của thanh niên sau khi tốt nghiệp: Hiện nay, nhiều sinh viên ra trường gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm, không ít người tìm được việc làm nhưng lại phải làm việc trái ngành, nghề đào tạo, gây lãng phí về thời gian, tài chính của gia đình và xã hội. Theo số liệu thống kê, tại thời điểm quý II/2014 có 147 ngàn lao động, quý III/2014 có 174 ngàn lao động có trình độ đại học thất nghiệp (chiếm 16,8% tổng số người thất nghiệp).
 
Phien-hop-Quoc-hoi-sang-19-11-2014.JPG
Phiên họp Quốc hội sáng 19-11-2014

Nguyên nhân của tình trạng trên gồm cả chủ quan và khách quan như: Chất lượng giáo dục - đào tạo, cơ cấu ngành, nghề đào tạo chưa thực sự gắn với nhu cầu của thị trường. Công tác dự báo thông tin thị trường lao động còn thiếu và yếu. Việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông còn hạn chế. Bên cạnh đó, các chính sách ưu đãi đối với thanh niên làm việc ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa thực sự hấp dẫn nên một bộ phận lớn sinh viên sau khi tốt nghiệp không trở về địa phương, gây sức ép về việc làm ở khu vực thành thị. Ngoài ra, sự năng động, chủ động trong tìm và tạo việc làm của lao động thanh niên còn thấp; tâm lý chọn ngành, nghề đào tạo của thanh niên còn chưa sát thực tế, thích học cao đẳng, đại học hơn là làm chủ các kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp mà thị trường lao động đang có nhu cầu…

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm, nguyên nhân và trách nhiệm giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Giáo dục và Đào tạo thế nào ?

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền trả lời, trong một năm về tuyển sinh đào tạo thì tuyển sinh dạy nghề khoảng 220 - 230 nghìn, tuyển sinh cao đẳng trở lên của ngành giáo dục khoảng độ trên 500 - 600 nghìn. Như vậy một năm khoảng trên 800 nghìn thanh niên ra trường và các thanh niên này họ rất cần phải có việc làm. Chúng ta trước tiên phải chia sẻ với các bạn trẻ, ai cũng muốn học xong có việc làm, có thu nhập, nhất là những gia đình phải vay tiền để đi học. Tuy nhiên, có một thực tế đặt ra như sau:

Thứ nhất, hiện nay đúng như chúng ta biết, nếu so với đầu nhiệm kỳ thì tình hình kinh tế, xã hội, tốc độ phát triển không đạt như chúng ta mong muốn, tức là còn có khó khăn và nhất là khó khăn về kinh tế. Nếu như chúng ta không có khó khăn về kinh tế, nếu chúng ta không có vài trăm nghìn doanh nghiệp phải phá sản, giải thể thì tôi nghĩ trên 174 nghìn hoặc 172 nghìn lao động qua đào tạo rồi chưa có việc làm cũng có thể có được chỗ làm. Đấy chỉ là một trong các nguyên nhân.

Thứ hai, việc đào tạo có những hạn chế nhất định, kể cả đào tạo nghề mà ngành lao động quản lý thì đào tạo nghề có số học sinh học nghề ra trường thường có việc làm khoảng đến 70 - 80%, bởi vì chỉ đào tạo nghề trực tiếp. Nhưng có một yếu tố là kỹ năng nghề mà những nghề trình độ cao đòi hỏi của một số doanh nghiệp nước ngoài thì đúng là chúng ta còn hạn chế.

Ngành giáo dục cũng bám vào chiến lược phát triển đào tạo của Chính phủ và được giao chỉ tiêu hàng năm, nhưng rõ ràng giữa đào tạo với thị trường lao động cũng chưa gắn kết. Chính vì vậy, khi lao động ra trường thì cũng không có việc, chưa đáp ứng được lao động ra có việc làm. Tuy nhiên, tôi hiểu với góc độ quản lý nhà nước, quản lý về lao động thì không có nghĩa 174 nghìn lao động này ra trường mà họ đang ngồi chơi và tất nhiên họ phải có một việc làm. Ví dụ, trong số này khoảng 60% ở khu vực nông thôn, trong lúc chưa có việc làm thì bắt buộc anh, chị, em về các địa bàn nông thôn giúp cha, mẹ với điều kiện có được của gia đình, vẫn phải có việc làm để sống. Rất nhiều anh, chị em rất năng động, chủ động tự tìm việc làm ở thành phố hoặc làm ở doanh nghiệp ở tại địa phương. Tuy nhiên, vấn đề của chúng ta là lãng phí, đã đào tạo đại học mà lại không có chỗ làm.

Có một số ý kiến bình luận tại sao phải "giấu bằng" để đi làm? Tôi nghĩ đã đi làm thì nghề gì, việc gì thì cũng rất vinh dự, rất tốt, rất vinh quang. Trong lúc chưa có việc làm hợp lý thì ta khuyến khích thanh niên, tạo mọi điều kiện để thanh niên làm việc. Tuy nhiên, trách nhiệm của nhà nước phải sớm tạo cơ hội để thanh niên phát huy trình độ học hành của anh, chị, em để làm đúng nghề và phát huy trí tuệ của bản thân. Như vậy, tôi hy vọng số lao động này sớm được cải thiện. Bởi vì tăng trưởng kinh tế, tiến độ phát triển nhanh của chúng ta sẽ góp phần rất quan trọng. Về phía Bộ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đạo tạo và chỉ đạo với các trung tâm xúc tiến việc làm của các địa phương, tạo điều kiện cho thanh niên có cơ hội để tìm được việc làm sớm hơn.

Về giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động trong thời gian tới: Bên cạnh những giải pháp nhằm phát triển nền kinh tế, hỗ trợ các doanh nghiệp sớm khôi phục phát triển sản xuất, kinh doanh, thu hút nhiều việc làm cho người lao động, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục thực hiện các giải pháp như: Khẩn trương hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật việc làm, trong đó có các quy định cụ thể về hỗ trợ chuyển dịch việc làm cho lao động nông thôn, chinh sách tín dụng ưu đãi, hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên, chính sách việc làm công. Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động; đẩy mạnh dự báo thị trường lao động trong ngắn hạn và dài hạn nhằm cung cấp các thông tin về cơ hội việc làm, chỗ việc làm trống… cho mọi đối tượng có nhu cầu. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với việc làm; đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề giai đoạn 2012 - 2015…

Đối với lực lượng thanh niên, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ triển khai các giải pháp riêng như phối hợp triển khai Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015. Xây dựng và triển khai Đề án tăng cường công tác thông tin truyền thông về thị trường lao động và việc làm cho thanh niên, các chương trình hỗ trợ sinh viên, thanh niên chuyển tiếp từ học sang làm…
Duy Hiếu (lược ghi)