> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Nâng cao trách nhiệm xử lý đơn, thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo

Nâng cao trách nhiệm xử lý đơn, thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo

18/11/2015
Trong năm 2015, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội luôn coi trọng công tác xử lý đơn, thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm, từ đó đã tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác này.
Tình hình đơn, thư khiếu nại, tố cáo gửi tới Quốc hội

Trong năm 2015, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp nhận 26.033 đơn, thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, tăng 27,69% so với năm 2014.

Trong đó, Ủy ban Tư pháp tiếp nhận nhiều nhất với 13.855 đơn, thư; tiếp đến là Ủy ban Kinh tế với 5.882 đơn, thư; Ủy ban Pháp luật với 2.745 đơn, thư; Ủy ban Về các vấn đề xã hội với 2.057 đơn, thư...

Ban Dân nguyện đã tiếp nhận 18.629 đơn, thư; tiến hành nghiên cứu sơ bộ và phân loại, chuyển đến các cơ quan của Quốc hội, Ban Công tác đại biểu để xử lý theo lĩnh vực phụ trách 16.434 đơn, thư.

Các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội đã tiếp nhận, phân loại, xử lý 15.026 đơn thư khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ánh.

Đơn khiếu nại về hành chính chủ yếu là lĩnh vực đất đai, liên quan đến thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, tranh chấp đất đai, đòi lại đất cũ, nổi lên là việc thu hồi đất để xây dựng chợ, trung tâm thương mại; về tổ chức thực hiện chính sách đất đai đối với người có công, an sinh xã hội…

Đơn tố cáo chủ yếu liên quan đến cán bộ, công chức cố ý làm trái, chiếm đoạt tài sản, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi, vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai, tài chính, ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản. Đáng chú ý là có nhiều trường hợp, bản chất nội dung tố cáo xuất phát từ việc khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, nhưng do kết quả giải quyết chưa đáp ứng được yêu cầu của cá nhân người khiếu nại nên chuyển sang tố cáo người giải quyết khiếu nại.

Đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động tư pháp có xu hướng gia tăng. Số đơn, thư gửi đến Tòa án nhân dân các cấp tăng 10%; số đơn thư gửi đến Viện kiểm sát nhân dân các cấp tăng 6,5%; … nổi  lên là, khiếu nại, tố cáo việc thi hành án dân sự (cưỡng chế, định giá và bán đấu giá tài sản không đúng giá trị thực của tài sản theo thị trường, gây thiệt hại cho người phải thi hành án); quyết định tố tụng và hành vi tố tụng các vụ án dân sự, kinh tế (nhất là quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời); khiếu nại giám đốc thẩm bản án dân sự, kinh tế; khiếu nại việc bắt, giam, khởi tố bị can...

Đáng lưu ý là có nhiều đơn gửi vượt cấp; số đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm chiếm phần lớn, trong đó, khiếu nại giám đốc thẩm, tái thẩm chủ yếu liên quan đến lĩnh vực hình sự và dân sự, nhất là khiếu nại đối với các vụ án về tranh chấp nhà, đất, thừa kế, hợp đồng, hôn nhân và gia đình; nhiều vụ việc đã được giải quyết qua nhiều cấp, nhiều lần nhưng công dân vẫn tiếp tục khiếu nại; đơn tố cáo cán bộ các cơ quan tư pháp có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án chủ yếu phát sinh sau khi vụ án được xét xử nhưng không đáp ứng được yêu cầu của người khiếu nại, tố cáo.

Kết quả xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo

Sau khi nghiên cứu, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chuyển 1.751 đơn/11.398 đơn đủ điều kiện xử lý đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết (đạt tỷ lệ 15,36%) và nhận được 895 văn bản trả lời (đạt tỷ lệ 51,11% so với đơn đã chuyển); hướng dẫn, thông báo trả lời công dân đối với 241 trường hợp (đạt tỷ lệ 2,11%). 

Bo-truong-Bo-Lao-đong,-TB-va-XH-Pham-Thi-Hai-Chuyen-tra-loi-chat-van.jpg
Bộ trưởng Bộ Lao động, TB và XH Phạm Thị Hải Chuyền trả lời chất vấn

Các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội đã chuyển 5.030 đơn/15.026 đơn tiếp nhận đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết (đạt tỷ lệ 33,47 %); nhận được 2.808 văn bản trả lời (đạt tỷ lệ 55,82% so với số đơn thư đã chuyển); nghiên cứu, hướng dẫn và trả lời cho công dân đối với 1.976 đơn (đạt tỷ lệ 13,15%).

Riêng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã tiếp nhận 239 đơn (so với cùng kỳ năm 2014 giảm 32 đơn). Lãnh đạo Đoàn đã xem xét, xử lý 239/239 đơn, thư đã nhận (đạt 100%), theo đúng quy định của pháp luật. Trong đó:

Chuyển 118 đơn, thư đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, giải quyết (chiếm tỷ lệ 49,40 %); đồng thời báo tin bằng văn bản cho đương sự biết, theo dõi việc giải quyết. Số đơn, thư (vụ việc) Đoàn đã nhận được văn bản của các cơ quan có thẩm quyền trả lời: 83/tổng số 118 đơn, thư đã chuyển (đạt tỷ lệ 70,34 %).

Ban hành văn bản trả lời, hướng dẫn công dân gửi đơn đến các cơ quan có thẩm quyền (Tòa án nhân dân…) xem xét để giải quyết 66 đơn (chiếm tỷ lệ 27,60 %).

Xếp lưu 55 đơn, thư (chiếm tỷ lệ 23,00 %), do trùng lặp nội dung, không có chữ ký trực tiếp trong đơn, không có địa chỉ cụ thể, nội dung không rõ ràng…

Kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo

Nhìn chung, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội đã có sự quan tâm, xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức giám sát chuyên đề về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; đồng thời, tổ chức triển khai giám sát việc giải quyết những vụ việc khiếu nại, tố cáo cụ thể, kết hợp nội dung giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo vào giám sát chuyên đề về kinh tế, xã hội ở địa phương.

Trong năm, có 23/63 Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức được 63 cuộc giám sát chuyên đề, có sự lồng ghép với giám sát việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo; có 24/63 Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức giám sát được 98 vụ khiếu nại, tố cáo cụ thể (đạt tỷ lệ 1,95% số đơn đã chuyển); riêng Gia Lai giám sát việc giải quyết đơn khiếu nại của 02 công dân với 04 vụ việc cụ thể.

Trong kỳ giám sát, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội đã chuyển đến 05 bộ ngành và 08 tỉnh 1.292 đơn khiếu nại, tố cáo. Sau khi tiếp nhận đơn, các bộ, ngành và địa phương đã chủ động nghiên cứu, xử lý và giải quyết được 664/1.292 đơn, đạt tỷ lệ 51,4%. Trong đó:
Văn phòng Chính phủ: Đã xem xét, tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết đối với 6/6 vụ việc nhận được do Ban Dân nguyện chuyển (đạt 100%); trong đó, 03 vụ việc giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, 01 vụ việc giao cho Bộ Công Thương, 02 vụ việc giao Thanh tra Chính phủ. Đến nay, có 04 vụ việc đã được Phó Thủ tướng đồng ý với kiến nghị giải quyết của các bộ, ngành.

Bo-truong-Bo-Noi-vu-Nguyen-Thai-Binh-tra-loi-chat-van-cua-cac-ĐBQH.jpg
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình trả lời chất vấn của các ĐBQH

Đã có 10/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Lạng Sơn, Yên Bái, Gia Lai, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Quảng Bình, Bình Thuận, Cần Thơ, Vĩnh Long) và 3 Bộ (Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Y tế) báo cáo đã giải quyết được 576/810 vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do đại biểu Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội chuyển đến; còn lại 243 vụ việc (riêng thành phố Hà Nội còn 216 vụ việc) đang tiếp tục giải quyết.

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Đã xem xét giải quyết được 6/8 vụ việc; trong đó, Bộ đã có văn bản hướng dẫn, chuyển 05 vụ việc đến cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật, có quyết định giải quyết 01 vụ việc; còn 02 vụ việc Bộ đang rà soát thẩm tra, xác minh để giải quyết.

Thanh tra Chính phủ: Đã xem xét giải quyết được 6/13 vụ việc; trong đó 05 vụ việc đã giải quyết và có thông báo trả lời, 01 vụ việc có văn bản báo cáo xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ; còn 07/13 vụ việc Thanh tra Chính phủ đang tiếp tục xem xét, đôn đốc và tập trung giải quyết (trong đó, có 03 vụ việc đã thành lập Đoàn kiểm tra; 04 vụ việc đang phối hợp với Thanh tra Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh để kiểm tra, rà soát và thống nhất phương án giải quyết dứt điểm trong thời gian tới).

Tòa án nhân dân tối cao: Đã giải quyết được 290/549 đơn (có 460 đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và 89 đơn khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức Tòa án), đạt tỷ lệ 52,82%; trong đó, đối với 460 đơn có nội dung đề nghị xem xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm: Đã giải quyết được 239/460 đơn, đạt tỷ lệ 52%, với 135 đơn không có căn cứ kháng nghị đã trả lời đương sự, 104 đơn được kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (đã xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm 54 vụ); 221 đơn còn lại đều còn trong thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm và đang được tiếp tục xem xét theo quy định của pháp luật. Đối với 89 đơn khiếu nại, tố cáo cán bộ, công chức Tòa án: Đã giải quyết được 51/89 đơn, đạt tỷ lệ 57,3%; trong đó, có 37 đơn khiếu nại liên quan đến hoạt động tố tụng, 14 đơn tố cáo cán bộ, công chức Tòa án; còn lại 38 đơn đang xem xét, giải quyết.

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao: Đã xem xét giải quyết được 181/498 đơn, thư khiếu nại, tố cáo và đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, đạt tỷ lệ 36,4%.

Đối với đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm: Đã giải quyết 135/413 đơn đã thụ lý (đạt 32,6%). Trong đó, Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm 19 bản án và Tòa án nhân dân tối cao đã xét xử chấp nhận kháng nghị 16/19 kháng nghị (đạt 84,2%); ban hành văn bản trả lời không có căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với 77 trường hợp; ban hành kết luận 38 vụ do Tòa án nhân dân tối cao có kháng nghị và đưa ra xét xử. Còn lại 278 đơn đang trong thời hạn giải quyết, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục giải quyết theo quy định của pháp luật, trong đó đã ban hành 85 văn bản thông báo tới công dân và các cơ quan chuyển đơn về tiến độ giải quyết.
Đối với đơn khiếu nại trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền: Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã thụ lý 39 đơn về 36 vụ việc, đã giải quyết 15 vụ (41,7%) và đang giải quyết đối với 21 vụ việc.

Đối với đơn tố cáo liên quan đến cán bộ trong ngành kiểm sát nhân dân: Đã thụ lý 12 đơn về 11 vụ việc, Viện kiểm sát nhân dân đã giải quyết 04 vụ việc (36,4%) và đang tập trung giải quyết 07 vụ việc còn lại. Viện kiểm sát nhân dân địa phương thụ lý 32 đơn/32 vụ việc, đã nghiên cứu, giải quyết 27 vụ việc, trong đó có 17 khiếu nại, 05 tố cáo và 05 đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

Trên cơ sở nghiên cứu các vụ việc cụ thể, các cơ quan của Quốc hội và cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chuyển đến các cơ quan chức năng của 08 tỉnh nơi Đoàn đến giám sát 28 vụ việc để giải quyết theo thẩm quyền (các cơ quan của Quốc hội chuyển 02 đơn; Ban Dân nguyện chuyển 26 đơn).

Đoàn giám sát cơ bản nhất trí với kết quả giải quyết đối với 06/28 vụ việc; kiến nghị các cơ quan chức năng tập trung giải quyết 11 vụ việc đang được các cơ quan có thẩm quyền của địa phương xem xét, thụ lý còn trong thời hạn giải quyết và quá trình tố tụng; đề nghị cung cấp hồ sơ 04 vụ việc để tiếp tục nghiên cứu và sẽ có kiến nghị cụ thể; tiếp thu ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật để làm căn cứ giải quyết 01 vụ việc; 01 vụ việc đã được giải quyết theo kiến nghị của Đoàn.

Qua xem xét các vụ việc trên, Đoàn cũng lưu ý rút kinh nghiệm với địa phương về một số vụ việc mà trong quá trình giải quyết còn có những thiết sót như: chưa kịp thời thẩm tra, xác minh để giải quyết; chưa lập luận chặt chẽ trong quyết định giải quyết; có vụ việc trong áp dụng pháp luật để giải quyết còn chưa phù hợp...

Tổng hợp kết quả giám sát tại 08 tỉnh cho thấy, các cơ quan chức năng của tỉnh đã giải quyết được 5.651/ 6.187 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 91,33%. Trong quá trình giải quyết, có 337 vụ việc công dân  rút đơn khiếu nại, tố cáo sau khi được giải thích, hòa giải thành; còn 5.314 vụ việc đã được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Bo-truong-Bo-Tai-chinh-Đinh-Tien-Dung-tra-loi-chat-van-cua-cac-ĐBQH.jpg
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trả lời chất vấn của các ĐBQH

Qua phân tích kết quả giải quyết thì số vụ việc khiếu nại, tố cáo đúng là 649/5.314 vụ việc (chiếm 12,2%); số vụ việc khiếu nại, tố cáo đúng một phần là 1.195/5.314 vụ việc (chiếm 22,5%); số vụ việc khiếu nại, tố cáo không đúng là 3.470/5.314 vụ việc (chiếm 65,3%).

Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã thu hồi cho nhà nước 5.036.016.000 đồng và 20.086 m2 đất; thu hồi trả lại cho cá nhân 3.134.966.000 đồng và 16.093 m2 đất. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đã góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân, đồng thời phát hiện và xử lý đối với những sai phạm nhằm đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh.

Kết quả giám sát đối với việc giải quyết 14 vụ việc khiếu nại kéo dài.

Trong đó,  04 vụ việc đã được các cơ quan có thẩm quyền tiếp thu, giải quyết; 04 vụ việc đã ban hành kết luận, kiến nghị và 06 vụ việc dang tiến hành giám sát.

Tỉnh Gia Lai có 01 vụ việc khiếu nại kéo dài đã được giải quyết (Bà Phùng Thị Kim Oanh, trú tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai khiếu nại yêu cầu giải quyết minh oan và bồi thường oan, sai cho em bà là Phùng Trọng Hùng bị khởi tố, bắt giam vào năm 1984 nhưng đến nay chưa giải quyết. Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tiếp thu ý kiến của Đoàn giám sát, chỉ đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 769/ VKSND-QĐ ngày 01/7/2015 về việc bồi thường đối với ông Phùng Trọng Hùng, theo đó ông Hùng được bồi thường 650.000.000 đồng) ;

Và có 01 vụ việc đã ban hành kết luận, kiến nghị là vụ việc khiếu nại, tố cáo từ năm 2006 đến nay về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất xây dựng Công trình thủy điện An Khê - Ka Nak của các công dân: Trần Công Hiển, Mông Văn Bổn, Nguyễn Thị Vinh, Huỳnh Công Dinh, Đặng Văn Phước và Trần Cự ở thị trấn Kbang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.

Trên cơ sở kết quả giám sát, Đoàn giám sát đã kiến nghị Thanh tra Chính phủ kiểm tra, xem xét các nội dung mà Tổ công tác đã phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai kiểm tra, rà soát; ban hành văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo việc xử lý, thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền biết để làm căn cứ trả lời công dân theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, kiến nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai tiếp tục nghiên cứu, xem xét, có giải pháp phù hợp về chính sách nhằm hỗ trợ bổ sung cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án theo như văn bản trả lời cử tri của Bộ Công Thương; tiếp tục phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể ở cơ sở, vận động, thuyết phục số công dân nêu trên chấp thuận kết quả giải quyết và giám sát việc giải quyết, chấm dứt khiếu nại, tố cáo.

Những vấn đề cần khắc phục trong thời gian tới

Việc xử lý đơn, thư và giám sát còn nhiều hạn chế. Số lượng đơn, thư được các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội nghiên cứu, chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết đạt tỉ lệ thấp; việc theo dõi, đôn đốc các vụ việc đã chuyển và tổ chức giám sát việc giải quyết đối với các cơ quan có thẩm quyền chưa nhiều, chưa được cải thiện so với các năm trước.

Công tác quản lý, thống kê tình trạng đơn, thư nhận được chưa đầy đủ nên gây khó khăn cho công tác tổng hợp báo cáo.

Công tác tham mưu, giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tình trạng vi phạm thời hạn giải quyết vụ việc khiếu nại, tranh chấp hoặc giải quyết đơn không đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo xảy ra còn nhiều như: không ban hành kết luận (đối với đơn tố cáo) hoặc quyết định (đối với đơn khiếu nại), mà ban hành công văn, thông báo để trả lời nên công dân tiếp tục khiếu nại, tố cáo.

Việc triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo, các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật ở một số địa phương, đơn vị có trường hợp chưa nghiêm túc, thiếu kiểm tra, đôn đốc nên kết quả còn hạn chế.

ĐBQH-Huynh-Nghia-(Đa-Nang)-phat-bieu-chat-van-sang-17-11-2015.jpg
ĐBQH Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) phát biểu chất vấn sáng 17-11-2015

Nhiều vụ việc khiếu nại gay gắt, kéo dài tuy đã được các cấp, các ngành quan tâm xem xét, vận dụng nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, tổ chức vận động, thuyết phục nhiều lần, có thông báo chấm dứt thụ lý giải quyết khiếu nại nhưng công dân không chấp hành, các địa phương gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc tìm giải pháp để xử lý triệt để.

Việc theo dõi, lập hồ sơ giải quyết đơn, thư do các cơ quan dân cử, đại biểu dân cử chuyển đến chưa đầy đủ, kịp thời, gây khó khăn cho công tác tổng hợp, báo cáo; chậm thông báo tiến độ giải quyết đến cơ quan chuyển đơn. Tỷ lệ số vụ việc do Quốc hội chuyển đến đã được giải quyết còn thấp, không đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra tại Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23/11/2012.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở một số địa phương, đơn vị còn hạn chế, chưa triển khai sâu, rộng đến cơ sở, chưa đổi mới hình thức tuyên truyền phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Vì vậy, một bộ phận nhân dân chưa hiểu rõ về quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo nên còn tình trạng gửi đơn, thư vượt cấp, không đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết, hoặc gửi đến nhiều nơi.
 
Duy Hiếu (tổng hợp)
 
 
 

Nâng cao trách nhiệm xử lý đơn, thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo

18/11/2015
Trong năm 2015, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội luôn coi trọng công tác xử lý đơn, thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm, từ đó đã tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác này.
Tình hình đơn, thư khiếu nại, tố cáo gửi tới Quốc hội

Trong năm 2015, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp nhận 26.033 đơn, thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, tăng 27,69% so với năm 2014.

Trong đó, Ủy ban Tư pháp tiếp nhận nhiều nhất với 13.855 đơn, thư; tiếp đến là Ủy ban Kinh tế với 5.882 đơn, thư; Ủy ban Pháp luật với 2.745 đơn, thư; Ủy ban Về các vấn đề xã hội với 2.057 đơn, thư...

Ban Dân nguyện đã tiếp nhận 18.629 đơn, thư; tiến hành nghiên cứu sơ bộ và phân loại, chuyển đến các cơ quan của Quốc hội, Ban Công tác đại biểu để xử lý theo lĩnh vực phụ trách 16.434 đơn, thư.

Các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội đã tiếp nhận, phân loại, xử lý 15.026 đơn thư khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ánh.

Đơn khiếu nại về hành chính chủ yếu là lĩnh vực đất đai, liên quan đến thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, tranh chấp đất đai, đòi lại đất cũ, nổi lên là việc thu hồi đất để xây dựng chợ, trung tâm thương mại; về tổ chức thực hiện chính sách đất đai đối với người có công, an sinh xã hội…

Đơn tố cáo chủ yếu liên quan đến cán bộ, công chức cố ý làm trái, chiếm đoạt tài sản, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi, vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai, tài chính, ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản. Đáng chú ý là có nhiều trường hợp, bản chất nội dung tố cáo xuất phát từ việc khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, nhưng do kết quả giải quyết chưa đáp ứng được yêu cầu của cá nhân người khiếu nại nên chuyển sang tố cáo người giải quyết khiếu nại.

Đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động tư pháp có xu hướng gia tăng. Số đơn, thư gửi đến Tòa án nhân dân các cấp tăng 10%; số đơn thư gửi đến Viện kiểm sát nhân dân các cấp tăng 6,5%; … nổi  lên là, khiếu nại, tố cáo việc thi hành án dân sự (cưỡng chế, định giá và bán đấu giá tài sản không đúng giá trị thực của tài sản theo thị trường, gây thiệt hại cho người phải thi hành án); quyết định tố tụng và hành vi tố tụng các vụ án dân sự, kinh tế (nhất là quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời); khiếu nại giám đốc thẩm bản án dân sự, kinh tế; khiếu nại việc bắt, giam, khởi tố bị can...

Đáng lưu ý là có nhiều đơn gửi vượt cấp; số đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm chiếm phần lớn, trong đó, khiếu nại giám đốc thẩm, tái thẩm chủ yếu liên quan đến lĩnh vực hình sự và dân sự, nhất là khiếu nại đối với các vụ án về tranh chấp nhà, đất, thừa kế, hợp đồng, hôn nhân và gia đình; nhiều vụ việc đã được giải quyết qua nhiều cấp, nhiều lần nhưng công dân vẫn tiếp tục khiếu nại; đơn tố cáo cán bộ các cơ quan tư pháp có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án chủ yếu phát sinh sau khi vụ án được xét xử nhưng không đáp ứng được yêu cầu của người khiếu nại, tố cáo.

Kết quả xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo

Sau khi nghiên cứu, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chuyển 1.751 đơn/11.398 đơn đủ điều kiện xử lý đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết (đạt tỷ lệ 15,36%) và nhận được 895 văn bản trả lời (đạt tỷ lệ 51,11% so với đơn đã chuyển); hướng dẫn, thông báo trả lời công dân đối với 241 trường hợp (đạt tỷ lệ 2,11%). 

Bo-truong-Bo-Lao-đong,-TB-va-XH-Pham-Thi-Hai-Chuyen-tra-loi-chat-van.jpg
Bộ trưởng Bộ Lao động, TB và XH Phạm Thị Hải Chuyền trả lời chất vấn

Các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội đã chuyển 5.030 đơn/15.026 đơn tiếp nhận đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết (đạt tỷ lệ 33,47 %); nhận được 2.808 văn bản trả lời (đạt tỷ lệ 55,82% so với số đơn thư đã chuyển); nghiên cứu, hướng dẫn và trả lời cho công dân đối với 1.976 đơn (đạt tỷ lệ 13,15%).

Riêng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã tiếp nhận 239 đơn (so với cùng kỳ năm 2014 giảm 32 đơn). Lãnh đạo Đoàn đã xem xét, xử lý 239/239 đơn, thư đã nhận (đạt 100%), theo đúng quy định của pháp luật. Trong đó:

Chuyển 118 đơn, thư đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, giải quyết (chiếm tỷ lệ 49,40 %); đồng thời báo tin bằng văn bản cho đương sự biết, theo dõi việc giải quyết. Số đơn, thư (vụ việc) Đoàn đã nhận được văn bản của các cơ quan có thẩm quyền trả lời: 83/tổng số 118 đơn, thư đã chuyển (đạt tỷ lệ 70,34 %).

Ban hành văn bản trả lời, hướng dẫn công dân gửi đơn đến các cơ quan có thẩm quyền (Tòa án nhân dân…) xem xét để giải quyết 66 đơn (chiếm tỷ lệ 27,60 %).

Xếp lưu 55 đơn, thư (chiếm tỷ lệ 23,00 %), do trùng lặp nội dung, không có chữ ký trực tiếp trong đơn, không có địa chỉ cụ thể, nội dung không rõ ràng…

Kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo

Nhìn chung, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội đã có sự quan tâm, xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức giám sát chuyên đề về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; đồng thời, tổ chức triển khai giám sát việc giải quyết những vụ việc khiếu nại, tố cáo cụ thể, kết hợp nội dung giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo vào giám sát chuyên đề về kinh tế, xã hội ở địa phương.

Trong năm, có 23/63 Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức được 63 cuộc giám sát chuyên đề, có sự lồng ghép với giám sát việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo; có 24/63 Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức giám sát được 98 vụ khiếu nại, tố cáo cụ thể (đạt tỷ lệ 1,95% số đơn đã chuyển); riêng Gia Lai giám sát việc giải quyết đơn khiếu nại của 02 công dân với 04 vụ việc cụ thể.

Trong kỳ giám sát, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội đã chuyển đến 05 bộ ngành và 08 tỉnh 1.292 đơn khiếu nại, tố cáo. Sau khi tiếp nhận đơn, các bộ, ngành và địa phương đã chủ động nghiên cứu, xử lý và giải quyết được 664/1.292 đơn, đạt tỷ lệ 51,4%. Trong đó:
Văn phòng Chính phủ: Đã xem xét, tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết đối với 6/6 vụ việc nhận được do Ban Dân nguyện chuyển (đạt 100%); trong đó, 03 vụ việc giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, 01 vụ việc giao cho Bộ Công Thương, 02 vụ việc giao Thanh tra Chính phủ. Đến nay, có 04 vụ việc đã được Phó Thủ tướng đồng ý với kiến nghị giải quyết của các bộ, ngành.

Bo-truong-Bo-Noi-vu-Nguyen-Thai-Binh-tra-loi-chat-van-cua-cac-ĐBQH.jpg
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình trả lời chất vấn của các ĐBQH

Đã có 10/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Lạng Sơn, Yên Bái, Gia Lai, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Quảng Bình, Bình Thuận, Cần Thơ, Vĩnh Long) và 3 Bộ (Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Y tế) báo cáo đã giải quyết được 576/810 vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do đại biểu Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội chuyển đến; còn lại 243 vụ việc (riêng thành phố Hà Nội còn 216 vụ việc) đang tiếp tục giải quyết.

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Đã xem xét giải quyết được 6/8 vụ việc; trong đó, Bộ đã có văn bản hướng dẫn, chuyển 05 vụ việc đến cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật, có quyết định giải quyết 01 vụ việc; còn 02 vụ việc Bộ đang rà soát thẩm tra, xác minh để giải quyết.

Thanh tra Chính phủ: Đã xem xét giải quyết được 6/13 vụ việc; trong đó 05 vụ việc đã giải quyết và có thông báo trả lời, 01 vụ việc có văn bản báo cáo xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ; còn 07/13 vụ việc Thanh tra Chính phủ đang tiếp tục xem xét, đôn đốc và tập trung giải quyết (trong đó, có 03 vụ việc đã thành lập Đoàn kiểm tra; 04 vụ việc đang phối hợp với Thanh tra Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh để kiểm tra, rà soát và thống nhất phương án giải quyết dứt điểm trong thời gian tới).

Tòa án nhân dân tối cao: Đã giải quyết được 290/549 đơn (có 460 đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và 89 đơn khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức Tòa án), đạt tỷ lệ 52,82%; trong đó, đối với 460 đơn có nội dung đề nghị xem xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm: Đã giải quyết được 239/460 đơn, đạt tỷ lệ 52%, với 135 đơn không có căn cứ kháng nghị đã trả lời đương sự, 104 đơn được kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (đã xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm 54 vụ); 221 đơn còn lại đều còn trong thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm và đang được tiếp tục xem xét theo quy định của pháp luật. Đối với 89 đơn khiếu nại, tố cáo cán bộ, công chức Tòa án: Đã giải quyết được 51/89 đơn, đạt tỷ lệ 57,3%; trong đó, có 37 đơn khiếu nại liên quan đến hoạt động tố tụng, 14 đơn tố cáo cán bộ, công chức Tòa án; còn lại 38 đơn đang xem xét, giải quyết.

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao: Đã xem xét giải quyết được 181/498 đơn, thư khiếu nại, tố cáo và đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, đạt tỷ lệ 36,4%.

Đối với đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm: Đã giải quyết 135/413 đơn đã thụ lý (đạt 32,6%). Trong đó, Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm 19 bản án và Tòa án nhân dân tối cao đã xét xử chấp nhận kháng nghị 16/19 kháng nghị (đạt 84,2%); ban hành văn bản trả lời không có căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với 77 trường hợp; ban hành kết luận 38 vụ do Tòa án nhân dân tối cao có kháng nghị và đưa ra xét xử. Còn lại 278 đơn đang trong thời hạn giải quyết, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục giải quyết theo quy định của pháp luật, trong đó đã ban hành 85 văn bản thông báo tới công dân và các cơ quan chuyển đơn về tiến độ giải quyết.
Đối với đơn khiếu nại trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền: Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã thụ lý 39 đơn về 36 vụ việc, đã giải quyết 15 vụ (41,7%) và đang giải quyết đối với 21 vụ việc.

Đối với đơn tố cáo liên quan đến cán bộ trong ngành kiểm sát nhân dân: Đã thụ lý 12 đơn về 11 vụ việc, Viện kiểm sát nhân dân đã giải quyết 04 vụ việc (36,4%) và đang tập trung giải quyết 07 vụ việc còn lại. Viện kiểm sát nhân dân địa phương thụ lý 32 đơn/32 vụ việc, đã nghiên cứu, giải quyết 27 vụ việc, trong đó có 17 khiếu nại, 05 tố cáo và 05 đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

Trên cơ sở nghiên cứu các vụ việc cụ thể, các cơ quan của Quốc hội và cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chuyển đến các cơ quan chức năng của 08 tỉnh nơi Đoàn đến giám sát 28 vụ việc để giải quyết theo thẩm quyền (các cơ quan của Quốc hội chuyển 02 đơn; Ban Dân nguyện chuyển 26 đơn).

Đoàn giám sát cơ bản nhất trí với kết quả giải quyết đối với 06/28 vụ việc; kiến nghị các cơ quan chức năng tập trung giải quyết 11 vụ việc đang được các cơ quan có thẩm quyền của địa phương xem xét, thụ lý còn trong thời hạn giải quyết và quá trình tố tụng; đề nghị cung cấp hồ sơ 04 vụ việc để tiếp tục nghiên cứu và sẽ có kiến nghị cụ thể; tiếp thu ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật để làm căn cứ giải quyết 01 vụ việc; 01 vụ việc đã được giải quyết theo kiến nghị của Đoàn.

Qua xem xét các vụ việc trên, Đoàn cũng lưu ý rút kinh nghiệm với địa phương về một số vụ việc mà trong quá trình giải quyết còn có những thiết sót như: chưa kịp thời thẩm tra, xác minh để giải quyết; chưa lập luận chặt chẽ trong quyết định giải quyết; có vụ việc trong áp dụng pháp luật để giải quyết còn chưa phù hợp...

Tổng hợp kết quả giám sát tại 08 tỉnh cho thấy, các cơ quan chức năng của tỉnh đã giải quyết được 5.651/ 6.187 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 91,33%. Trong quá trình giải quyết, có 337 vụ việc công dân  rút đơn khiếu nại, tố cáo sau khi được giải thích, hòa giải thành; còn 5.314 vụ việc đã được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Bo-truong-Bo-Tai-chinh-Đinh-Tien-Dung-tra-loi-chat-van-cua-cac-ĐBQH.jpg
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trả lời chất vấn của các ĐBQH

Qua phân tích kết quả giải quyết thì số vụ việc khiếu nại, tố cáo đúng là 649/5.314 vụ việc (chiếm 12,2%); số vụ việc khiếu nại, tố cáo đúng một phần là 1.195/5.314 vụ việc (chiếm 22,5%); số vụ việc khiếu nại, tố cáo không đúng là 3.470/5.314 vụ việc (chiếm 65,3%).

Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã thu hồi cho nhà nước 5.036.016.000 đồng và 20.086 m2 đất; thu hồi trả lại cho cá nhân 3.134.966.000 đồng và 16.093 m2 đất. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đã góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân, đồng thời phát hiện và xử lý đối với những sai phạm nhằm đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh.

Kết quả giám sát đối với việc giải quyết 14 vụ việc khiếu nại kéo dài.

Trong đó,  04 vụ việc đã được các cơ quan có thẩm quyền tiếp thu, giải quyết; 04 vụ việc đã ban hành kết luận, kiến nghị và 06 vụ việc dang tiến hành giám sát.

Tỉnh Gia Lai có 01 vụ việc khiếu nại kéo dài đã được giải quyết (Bà Phùng Thị Kim Oanh, trú tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai khiếu nại yêu cầu giải quyết minh oan và bồi thường oan, sai cho em bà là Phùng Trọng Hùng bị khởi tố, bắt giam vào năm 1984 nhưng đến nay chưa giải quyết. Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tiếp thu ý kiến của Đoàn giám sát, chỉ đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 769/ VKSND-QĐ ngày 01/7/2015 về việc bồi thường đối với ông Phùng Trọng Hùng, theo đó ông Hùng được bồi thường 650.000.000 đồng) ;

Và có 01 vụ việc đã ban hành kết luận, kiến nghị là vụ việc khiếu nại, tố cáo từ năm 2006 đến nay về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất xây dựng Công trình thủy điện An Khê - Ka Nak của các công dân: Trần Công Hiển, Mông Văn Bổn, Nguyễn Thị Vinh, Huỳnh Công Dinh, Đặng Văn Phước và Trần Cự ở thị trấn Kbang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.

Trên cơ sở kết quả giám sát, Đoàn giám sát đã kiến nghị Thanh tra Chính phủ kiểm tra, xem xét các nội dung mà Tổ công tác đã phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai kiểm tra, rà soát; ban hành văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo việc xử lý, thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền biết để làm căn cứ trả lời công dân theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, kiến nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai tiếp tục nghiên cứu, xem xét, có giải pháp phù hợp về chính sách nhằm hỗ trợ bổ sung cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án theo như văn bản trả lời cử tri của Bộ Công Thương; tiếp tục phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể ở cơ sở, vận động, thuyết phục số công dân nêu trên chấp thuận kết quả giải quyết và giám sát việc giải quyết, chấm dứt khiếu nại, tố cáo.

Những vấn đề cần khắc phục trong thời gian tới

Việc xử lý đơn, thư và giám sát còn nhiều hạn chế. Số lượng đơn, thư được các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội nghiên cứu, chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết đạt tỉ lệ thấp; việc theo dõi, đôn đốc các vụ việc đã chuyển và tổ chức giám sát việc giải quyết đối với các cơ quan có thẩm quyền chưa nhiều, chưa được cải thiện so với các năm trước.

Công tác quản lý, thống kê tình trạng đơn, thư nhận được chưa đầy đủ nên gây khó khăn cho công tác tổng hợp báo cáo.

Công tác tham mưu, giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tình trạng vi phạm thời hạn giải quyết vụ việc khiếu nại, tranh chấp hoặc giải quyết đơn không đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo xảy ra còn nhiều như: không ban hành kết luận (đối với đơn tố cáo) hoặc quyết định (đối với đơn khiếu nại), mà ban hành công văn, thông báo để trả lời nên công dân tiếp tục khiếu nại, tố cáo.

Việc triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo, các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật ở một số địa phương, đơn vị có trường hợp chưa nghiêm túc, thiếu kiểm tra, đôn đốc nên kết quả còn hạn chế.

ĐBQH-Huynh-Nghia-(Đa-Nang)-phat-bieu-chat-van-sang-17-11-2015.jpg
ĐBQH Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) phát biểu chất vấn sáng 17-11-2015

Nhiều vụ việc khiếu nại gay gắt, kéo dài tuy đã được các cấp, các ngành quan tâm xem xét, vận dụng nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, tổ chức vận động, thuyết phục nhiều lần, có thông báo chấm dứt thụ lý giải quyết khiếu nại nhưng công dân không chấp hành, các địa phương gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc tìm giải pháp để xử lý triệt để.

Việc theo dõi, lập hồ sơ giải quyết đơn, thư do các cơ quan dân cử, đại biểu dân cử chuyển đến chưa đầy đủ, kịp thời, gây khó khăn cho công tác tổng hợp, báo cáo; chậm thông báo tiến độ giải quyết đến cơ quan chuyển đơn. Tỷ lệ số vụ việc do Quốc hội chuyển đến đã được giải quyết còn thấp, không đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra tại Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23/11/2012.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở một số địa phương, đơn vị còn hạn chế, chưa triển khai sâu, rộng đến cơ sở, chưa đổi mới hình thức tuyên truyền phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Vì vậy, một bộ phận nhân dân chưa hiểu rõ về quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo nên còn tình trạng gửi đơn, thư vượt cấp, không đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết, hoặc gửi đến nhiều nơi.
 
Duy Hiếu (tổng hợp)