> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Những ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Gia Lai với kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIII

Những ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Gia Lai với kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIII

21/10/2014
Trước kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIII, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan hữu quan tổ chức hoạt động tiếp xúc cử tri của các đại biểu Quốc hội trong Đoàn theo quy định. Trong 15 hội nghị tiếp xúc, đã có 164 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri trong tỉnh với Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành và các cơ quan Trung ương về các lĩnh vực quản lý nhà nước và sản xuất, đời sống của nhân dân.

Về bảo vệ chủ quyền Biển Đông: Cử tri tin tưởng đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đề ra và lãnh đạo thực hiện nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền của nước ta đối với Biển Đông. Trong tình hình hiện nay, cử tri đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục tăng cường các giải pháp để bảo vệ vững chắc chủ quyền của nước ta đối với Biển Đông, vì sau khi Trung Quốc bị buộc phải rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi Biển Đông của nước ta, nay lại đang triển khai việc xây dựng sân bay, khu căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma và tiếp tục triển khai các hành động gây hấn ở Biển Đông của Việt Nam.

Về xây dựng chính sách, pháp luật: Cử tri cho rằng, trong những năm qua, các kỳ họp Quốc hội thông qua nhiều đạo luật, nghị quyết. Song, qua thời gian ngắn thực hiện, nhiều văn bản luật bộc lộ bất cập, hạn chế nên phải sửa đổi, bổ sung. Đề nghị Quốc hội chú trọng nâng cao chất lượng các dự án luật để chính sách, quy định sát với thực tế, bảo đảm tính ổn định lâu dài trong đời sống xã hội, đồng thời bảo đảm hiệu lực thi hành, không chờ nghị định, thông tư hướng dẫn.

Vừa qua, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương ban hành nhiều chính sách ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp; tuy nhiên, các chính sách phân tán, thường xuyên thay đổi, gây khó khăn khi thực hiện. Đề nghị Chính phù rà soát, tổng kết thu về một mối để các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước, cơ quan thuế dễ dàng thực hiện công tác ưu đãi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Việc thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp để triển khai thuận lợi, chặt chẽ hơn trong quá trình cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc ban hành chính sách cần phải đi đôi với bố trí ngân sách để thực hiện nhằm khắc phục tình trạng đã có chính sách nhưng không có hoặc không đủ ngân sách để thực hiện nên cử tri trông chờ (như chính sách hỗ trợ người trồng lúa, hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở…), gây nên tình trạng bức xúc. Việc cấp phép thành lập doanh nghiệp và quản lý hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian qua không chặt chẽ, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp hoạt động trong một thời gian ngắn rồi giải thể, bỏ trốn, cơ quan thuế khó thu nợ. Tình trạng nợ đọng thuế ngày càng gia tăng có nguyên nhân chủ yếu từ hoạt động động quản lý cấp phép và hoạt động của các doanh nghiệp trong thời gian gần đây. Đề nghị Chính phủ có quy định chặt chẽ hơn trong việc cấp phép hoạt động của các doanh nghiệp.

Về thi hành pháp luật và kiểm tra, giám sát: Cử tri nhận xét việc thực hiện hoạt động giám sát của Quốc hội chưa tương xứng với yêu cầu thực tế; đánh giá kết quả thực hiện các chính sách còn chung chung, chưa cụ thể; còn ít hoặc không phúc tra, rà soát việc khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, hạn chế sau giám sát, làm cho nhiều cử tri bức xúc, thiếu niềm tin. Bên cạnh đó, từ trước đến nay, nhiều ý kiến của cử tri đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ và các bộ, cơ quan có liên quan trả lời cụ thể, tuy nhiên việc giải quyết các vấn đề theo văn bản trả lời chưa có kết quả rõ ràng. Trong thời gian tới đề nghị Quốc hội có giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát và đề ra chế tài xử lý đối với cơ quan chức năng không giải quyết các kiến nghị theo văn bản đã trả lời. Đề nghị Chính phủ tăng cường các biện pháp để tiếp tục kiềm chế, giảm tai nạn giao thông hiệu quả hơn nữa; đồng thời, tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp công tác trong việc thi hành án dân sự, đấu giá tài sản thế chấp, nhằm để giải quyết tốt nợ xấu của các ngân hàng, tránh tình trạng cơ quan đấu giá thông đồng với người tham gia đấu giá nhằm làm giảm giá trị tài sản, gây thiệt hại cho khách hàng và ngân hàng thương mại trong việc thu nợ. Xem xét ban hành cơ chế để doanh nghiệp thủy điện nộp tiền dịch vụ môi trường rừng tham gia giám sát việc trồng rừng của cơ quan, tổ chức lâm nghiệp ở địa phương, vì đó cũng là trách nhiệm của doanh nghiệp thủy điện.

Về phát triển kinh tế: Cử tri đề cập chiến lược phát triển kinh tế của đất nước có biểu hiện thiếu an toàn và bền vững. Kinh tế của chúng ta phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc, trong trường hợp xảy ra cấm vận thì kinh tế của nước ta có nguy cơ tổn thương. Đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần chủ động xây dựng, thực hiện chiến lược phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, bền vững.

Những năm qua, Chính phủ đã đầu tư xây dựng một số công trình trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng, tuy nhiên còn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, chưa xứng tầm. Đề nghị Chính phủ đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông huyết mạch (quốc lộ, tỉnh lộ), các công trình thuỷ lợi lớn (như Ia Tul, Suối Lơ...), để phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội.

Trong thời gian qua, các mặt hàng nông sản của nông dân các tỉnh Tây Nguyên nói riêng cả nước nói chung luôn rơi vào vòng luẩn quẩn “được mùa, mất giá”, chất lượng thấp, hàm lượng giá trị gia tăng không cao, đặc biệt là khi xuất khẩu ra nước ngoài khó có thể cạnh tranh với hàng hoá của các nước khác. Đề nghị Chính phủ có giải pháp để ổn định giá nông sản, bảo đảm thu nhập cho người dân; chỉ đạo các bộ, ngành trung ương tăng cường công tác xúc tiến thương mại, liên doanh, liên kết, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu; quan tâm có chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến sản phẩm mủ cao su trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên (như nhà máy chế biến xăm lốp ô tô, nệm cao su,…), để tăng lượng tiêu thụ cao su trong nước, giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
 
Cu-tri-xa-Chu-Krei,-huyen-Kong-Chro-phat-bieu-kien-nghi-voi-ĐBQH.jpeg
Cử tri xã Chư Krei, huyện Kông Chro phát biểu kiến nghị với ĐBQH

Về tài chính, ngân hàng: Cử tri đề nghị Chính phủ có chính sách (gói tín dụng hỗ trợ) vay vốn với lãi suất ưu đãi (lãi suất 0%) cho các công ty cao su, để tạm trữ sản phẩm cao su từ 6 tháng đến 1 năm, nhằm tháo gỡ khó khăn cho các công ty cao su trong tình hình giá mủ cao su bán ra thấp hơn giá thành sản xuất như hiện nay. Có chủ trương cho các ngân hàng thương mại giãn, hoãn, khoanh nợ vay đối với các công ty cao su trong điều kiện ngành cao su khó khăn, như hỗ trợ lãi suất cho vay (cấp bù phần chênh lệch lãi suất) các khoản vốn đã vay đối với các công ty cao su. Quan tâm ban hành chính sách gia hạn, khoanh nợ vốn vay cho các hộ nông dân trồng cao su tiểu điền trong điều kiện khó khăn hiện nay nhằm tháo gỡ khó khăn cho các hộ nông dân, tạo điều kiện để các hộ chăm sóc vườn cây đúng quy trình kỹ thuật, tránh tình trạng chặt bỏ cao su như thời gian qua. Xem xét phân bổ kinh phí và có hướng dẫn cụ thể việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở địa phương. Quy định thống nhất các nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh. Hiện nay có nhiều chương trình, đề án thực hiện trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên các chương trình này do nhiều cơ quan quản lý, điều hành dẫn đến chưa có sự tập trung trong thực hiện các chương trình.

Qua kiểm toán, việc chi tiêu ngân sách nhà nước của các cấp, ngành chưa được thực hiện đúng theo dự toán, kế hoạch, quy định. Trong thời gian tới, đề nghị Quốc hội nâng cao chất lượng phê chuẩn dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước và giám sát việc chi tiêu ngân sách nhà nước theo đúng quy định. Đề nghị Chính phủ cho phép tỉnh Gia Lai chủ động sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ để tập trung hỗ trợ cho các xã điểm trong toàn tỉnh hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới trong các năm 2014 - 2015.

Về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: Đề nghị Chính phủ ban hành chính sách về kinh phí duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng (đường giao thông, thủy lợi..) trong vùng dự án thủy điện mà chủ đầu tư đã đầu tư xây dựng và được địa phương nghiệm thu, nhận bàn giao đưa vào sử dụng qua nhiều năm đã xuống cấp, hư hỏng…

 Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ quan tâm ưu tiên đầu tư phát triển đồng bộ, bền vững kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Gia Lai, trước hết là ưu tiên nâng cấp và mở rộng một số tuyến trục có vai trò là động lực phát triển kinh tế -  xã hội, bảo vệ hành lang biên giới. Cụ thể tuyến quốc lộ 14C, quốc lộ 25… làm tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tăng cường công tác kiểm tra việc đầu tư nâng cấp đường Quốc lộ 25 vì đoạn từ thị xã Ayun Pa đến Phú Yên đã xuống cấp, có sửa chữa nhưng chất lượng không đảm bảo. Cho xây dựng bờ kè chống sạt lở ở Đèo Tô Na thuộc Xã la Rtô, thị xã Ayun Pa để bảo đảm an toàn giao thông và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. Việc xây dựng đường Hồ Chí Minh, đoạn qua Gia Lai, Đăk Lăk tiến độ xây dựng quá chậm, gây khó khăn trong việc đi lại và không đảm bảo an toàn giao thông. Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải chú trọng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công và tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo chất lượng công trình.

Về điện lực: Cử tri đề nghị Bộ Công Thương xem xét, trình Chính phủ xét duyệt việc mở rộng, nâng cao công suất Thủy điện Ia Ly thêm 360 MW; việc nâng công suất bảo đảm hiệu quả, không ảnh hưởng đến hồ chứa, di dân và nhằm góp phần bảo đảm vận hành an toàn đường dây 500 KW Bắc Nam. Đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam cấp kinh phí hơn 25 tỷ đồng cho Ban quản lý dự án thủy điện 7 để tiếp tục chi trả số tiền bồi thường, hỗ trợ còn lại cho nhân dân huyện KBang bị ảnh hưởng của dự án Thủy điện An Khê - KaNak. Chỉ đạo Công ty Thủy điện An Khê - KaNak kịp thời xây dựng bình đồ ngập vùng hạ du sau hồ KaNak theo từng cấp độ, xác định cụ thể vùng bị ngập sau hồ chứa KaNak theo yêu cầu và phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các phương án bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân; đồng thời, bảo đảm cơ chế để nhân dân và chính quyền địa phương giám sát đối với việc xả lũ của hồ chứa KaNak.

Về nông nghiệp, nông thôn: Đề nghị Chính phủ, Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới xem xét, sửa đổi tiêu chí số 7 - chợ nông thôn theo hướng tại các xã xây dựng nông thôn mới không nhất thiết phải có chợ đạt chuẩn như đã quy định, chỉ cần có điểm kinh doanh, trao đổi, mua bán hàng hóa, nông sản đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trong xã. Vì kinh phí xây dựng chợ kiên cố, đạt chuẩn theo quy định của Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới cần nguồn kinh phí lớn, nhưng nhu cầu của nhân dân tại nhiều xã miền núi chưa cần chợ, gây lãng phí, kém hiệu quả. Hiện nay, Chính phủ đầu tư ngân sách cho Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới ở tỉnh Gia Lai còn rất hạn chế, khó thực hiện các tiêu chí, như tiêu chí giảm nghèo đối với vùng sâu, vùng xa vùng có tỷ lệ lớn đồng bào dân tộc thiểu số. Đề nghị Chính phủ báo cáo với Quốc hội quan tâm tăng cường đầu tư kinh phí cho Chương trình này để các xã đặc biệt khó khăn sớm đạt chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Nghiên cứu sáp nhập Chương trình xây dựng nông thôn mới và các Chương trình 135, 168, 167 … thành một Chương trình mục tiêu quốc gia nhằm thực hiện thống nhất trong toàn quốc và từng tỉnh. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo cơ chế thông thoáng, ưu tiên để các doanh nghiệp đầu tư về khu vực nông thôn. Cử tri đề nghị Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có chủ trương cho các Công ty cao su trực thuộc Tập đoàn thu mua mủ cao su tiểu điền cho nhân dân trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Ngoài ra, cần có cơ chế để tổ chức liên kết sản xuất cao su tiểu điền và các doanh nghiệp chế biến mủ cao su để hỗ trợ nhau khi gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ. Đề nghị Chính phủ ban hành nghị định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón để có cơ chế quản lý. Đồng thời, đề nghị Chính phủ đầu tư cho ngành nông nghiệp của tỉnh xây dựng Trung tâm kiểm định thuốc bảo vệ thực vật, phân bón để công tác đấu tranh chống hàng giả có hiệu quả.

Về tài nguyên và môi trường: Cử tri đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành thông tư hướng dẫn triển khai thực hiện việc đấu giá các mỏ khoáng sản theo Luật khoáng sản (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn gần 30 ngàn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tồn đọng do các hộ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính để nhận, việc này Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ghi nhận và hứa sẽ làm việc với Bộ Tài chính để tháo gỡ khó khăn nhưng đến nay vẫn chưa có phản hồi. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường tham mưu với Chính phủ chỉ đạo giải pháp tháo gỡ khó khăn cho tỉnh Gia Lai trong việc đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn. Đồng thời, xem xét, hỗ trợ kinh phí đo đạc cho tỉnh để hoàn thành cơ bản công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân.

Về chính sách đối với người có công với nước và chính sách xã hội: Đề nghị Chính phủ xem xét, cân đối ngân sách, sớm cấp kinh phí cho các địa phương chi trả tiền xây dựng nhà ở cho gia đình đối tượng người có công cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, các gia đình thuộc diện đối tượng thụ hưởng chính sách phải vay vốn ngân hàng để xây dựng nhà ở nhưng chưa được hỗ trợ tiền nên rất khó khăn trong việc trả nợ vay, lãi vay.

Trong những năm qua, một người là thương binh được nghỉ chế độ mất sức lao động nhưng chỉ được hưởng một chế độ trợ cấp hằng tháng (thương binh hoặc mất sức lao động); quy định như vậy đã ảnh hưởng, thiệt thòi quyền lợi của người có công với cách mạng, vì chế độ trợ cấp còn thấp nên đời sống khó khăn. Đề nghị Chính phủ giải quyết cho người có công với cách mạng được hưởng cả hai chế độ trợ cấp thương binh và trợ cấp mất sức lao động. Xem xét quy định việc hưởng chế độ chất độc da cam cho đối tượng thuộc thế hệ thứ ba (đời cháu của người nhiễm chất độc da cam/Dioxin), vì hiện nay đối tượng này chỉ được hưởng trợ cấp xã hội, chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt. Chính phủ sớm xem xét tách bạch chính sách an sinh xã hội và chính sách giảm nghèo, vì hiện nay việc thực hiện hai chính sách này trong một chương trình chưa tạo động lực cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo, người dân có tư tưởng chờ Nhà nước hỗ trợ.

Về y tế: Thực trạng việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, đặc biệt là người thuộc hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa được quan tâm đúng mức. Cử tri đề nghị Chính phủ, Bộ Y tế xem xét, giải quyết các kiến nghị: Cấp lại cho tỉnh Gia Lai từ 30% đến 50% tổng kinh phí kết dư Quỹ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế các năm 2010, 2011, 2012 và 2013 (565,2 tỷ đồng), để tỉnh có điều kiện đầu tư cho các dự án y tế, nhất là trang thiết bị y tế cho các cơ sở y tế, tăng thêm dịch vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân. Xem xét việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, kể cả đồng bào dân tộc thiểu số đang cư trú tại các phường, thị trấn. Đồng thời, quan tâm có chính sách đối với cán bộ người dân tộc thiểu số, lương thấp nhưng bị bệnh hiểm nghèo, gặp nhiều khó khăn khi chữa bệnh. Xem xét, hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy y tế cấp huyện nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, bất cập với nguồn nhân lực và thực tiễn tình hình miền núi; đồng thời xem xét, quy định mô hình tổ chức bộ máy y tế địa phương khoa học và phù hợp hơn nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân lực cho ngành y tế các tỉnh Tây Nguyên để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho đồng bào vùng sâu, vùng xa vì việc đầu tư cơ sở vật chất cho ngành y tế đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn chưa đáp ứng được yêu cầu. Tăng cường chỉ đạo công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân dân. Đầu tư xây dựng cơ sở y tế chuẩn về điều kiện, phương tiện và xây dựng đội ngũ chuẩn về y đức, chuyên môn để chăm sóc sức khoẻ cho mọi tầng lớp nhân dân.

Về giáo dục và đào tạo: Cử tri cho rằng, trong thời gian qua Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ mới đưa vào môn học địa lý phần lãnh thổ đất liền của nước ta mà chưa đưa vào phần hải đảo, vùng biển và vùng trời, để giáo dục cho học sinh biết được chủ quyền đất liền gắn với biển, đảo, vùng trời của nước ta. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm, xem xét vấn đề này. Đồng thời, cần quy định hai môn học địa lý và lịch sử là hai môn thi chính thức, bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học nhằm nâng cao sự hiểu biết về lịch sử dân tộc và lãnh thổ đất nước. Cử tri băn khoăn chất lượng đào tạo nguồn nhân lực thấp, không đáp ứng kịp yêu cầu phát triển bền vững đất nước và hội nhập quốc tế trong tình hình mới. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của đất nước. Quy định về định mức biên chế cho các trường tổ chức dạy 02 buổi/ngày để áp dụng thống nhất trên toàn quốc, tăng cường cơ sở vật chất cho các đơn vị trường học để đảm bảo việc tổ chức hoạt động dạy thêm đối với những cơ sở dạy 02 buổi/ngày. Trình Chính phủ xem xét đầu tư cơ sở vật chất xây dựng phòng chức năng, nhà ở, nhà ăn và các công trình phục vụ cho sinh hoạt của nhà trường theo Quyết định 85/2010/QĐ-TTg, ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh tăng mức học bổng cho học sinh các Trường phổ thông dân tộc nội trú từ 80% của mức lương tối thiểu lên 100% để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của học sinh.

Về xây dựng đội ngũ công chức: Cử tri đánh giá hiện nay trong các cơ quan nhà nước có tình trạng quá coi trọng bằng cấp, dẫn đến phong trào đua nhau đi học để lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo không cao, nhiều cán bộ, công chức có bằng cấp sau đại học nhưng chuyên môn không phù hợp, năng lực hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu công việc, dẫn đến lãng phí tiền của của Nhà nước và Nhân dân. Cử tri đề nghị Chính phủ có giải pháp chấn chỉnh, khắc phục tình trạng nêu trên. Đồng thời, còn một số bất cập trong chính sách đối với cán bộ, công chức như: Nhiều trường hợp cán bộ, công chức đã lớn tuổi, trình độ năng lực không còn đáp ứng được yêu cầu mới, tuy nhiên không có chính sách phù hợp để giải quyết cho các đối tượng về hưu trước tuổi, trong khi đó, đội ngũ sinh viên ra trường ngày càng nhiều và chưa có việc làm. Đề nghị Chính phủ sớm ban hành cơ chế, chính sách giải quyết phù hợp./.
 
Duy Hiếu (tổng hợp)

Những ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Gia Lai với kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIII

21/10/2014
Trước kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIII, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan hữu quan tổ chức hoạt động tiếp xúc cử tri của các đại biểu Quốc hội trong Đoàn theo quy định. Trong 15 hội nghị tiếp xúc, đã có 164 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri trong tỉnh với Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành và các cơ quan Trung ương về các lĩnh vực quản lý nhà nước và sản xuất, đời sống của nhân dân.

Về bảo vệ chủ quyền Biển Đông: Cử tri tin tưởng đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đề ra và lãnh đạo thực hiện nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền của nước ta đối với Biển Đông. Trong tình hình hiện nay, cử tri đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục tăng cường các giải pháp để bảo vệ vững chắc chủ quyền của nước ta đối với Biển Đông, vì sau khi Trung Quốc bị buộc phải rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi Biển Đông của nước ta, nay lại đang triển khai việc xây dựng sân bay, khu căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma và tiếp tục triển khai các hành động gây hấn ở Biển Đông của Việt Nam.

Về xây dựng chính sách, pháp luật: Cử tri cho rằng, trong những năm qua, các kỳ họp Quốc hội thông qua nhiều đạo luật, nghị quyết. Song, qua thời gian ngắn thực hiện, nhiều văn bản luật bộc lộ bất cập, hạn chế nên phải sửa đổi, bổ sung. Đề nghị Quốc hội chú trọng nâng cao chất lượng các dự án luật để chính sách, quy định sát với thực tế, bảo đảm tính ổn định lâu dài trong đời sống xã hội, đồng thời bảo đảm hiệu lực thi hành, không chờ nghị định, thông tư hướng dẫn.

Vừa qua, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương ban hành nhiều chính sách ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp; tuy nhiên, các chính sách phân tán, thường xuyên thay đổi, gây khó khăn khi thực hiện. Đề nghị Chính phù rà soát, tổng kết thu về một mối để các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước, cơ quan thuế dễ dàng thực hiện công tác ưu đãi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Việc thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp để triển khai thuận lợi, chặt chẽ hơn trong quá trình cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc ban hành chính sách cần phải đi đôi với bố trí ngân sách để thực hiện nhằm khắc phục tình trạng đã có chính sách nhưng không có hoặc không đủ ngân sách để thực hiện nên cử tri trông chờ (như chính sách hỗ trợ người trồng lúa, hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở…), gây nên tình trạng bức xúc. Việc cấp phép thành lập doanh nghiệp và quản lý hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian qua không chặt chẽ, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp hoạt động trong một thời gian ngắn rồi giải thể, bỏ trốn, cơ quan thuế khó thu nợ. Tình trạng nợ đọng thuế ngày càng gia tăng có nguyên nhân chủ yếu từ hoạt động động quản lý cấp phép và hoạt động của các doanh nghiệp trong thời gian gần đây. Đề nghị Chính phủ có quy định chặt chẽ hơn trong việc cấp phép hoạt động của các doanh nghiệp.

Về thi hành pháp luật và kiểm tra, giám sát: Cử tri nhận xét việc thực hiện hoạt động giám sát của Quốc hội chưa tương xứng với yêu cầu thực tế; đánh giá kết quả thực hiện các chính sách còn chung chung, chưa cụ thể; còn ít hoặc không phúc tra, rà soát việc khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, hạn chế sau giám sát, làm cho nhiều cử tri bức xúc, thiếu niềm tin. Bên cạnh đó, từ trước đến nay, nhiều ý kiến của cử tri đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ và các bộ, cơ quan có liên quan trả lời cụ thể, tuy nhiên việc giải quyết các vấn đề theo văn bản trả lời chưa có kết quả rõ ràng. Trong thời gian tới đề nghị Quốc hội có giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát và đề ra chế tài xử lý đối với cơ quan chức năng không giải quyết các kiến nghị theo văn bản đã trả lời. Đề nghị Chính phủ tăng cường các biện pháp để tiếp tục kiềm chế, giảm tai nạn giao thông hiệu quả hơn nữa; đồng thời, tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp công tác trong việc thi hành án dân sự, đấu giá tài sản thế chấp, nhằm để giải quyết tốt nợ xấu của các ngân hàng, tránh tình trạng cơ quan đấu giá thông đồng với người tham gia đấu giá nhằm làm giảm giá trị tài sản, gây thiệt hại cho khách hàng và ngân hàng thương mại trong việc thu nợ. Xem xét ban hành cơ chế để doanh nghiệp thủy điện nộp tiền dịch vụ môi trường rừng tham gia giám sát việc trồng rừng của cơ quan, tổ chức lâm nghiệp ở địa phương, vì đó cũng là trách nhiệm của doanh nghiệp thủy điện.

Về phát triển kinh tế: Cử tri đề cập chiến lược phát triển kinh tế của đất nước có biểu hiện thiếu an toàn và bền vững. Kinh tế của chúng ta phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc, trong trường hợp xảy ra cấm vận thì kinh tế của nước ta có nguy cơ tổn thương. Đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần chủ động xây dựng, thực hiện chiến lược phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, bền vững.

Những năm qua, Chính phủ đã đầu tư xây dựng một số công trình trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng, tuy nhiên còn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, chưa xứng tầm. Đề nghị Chính phủ đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông huyết mạch (quốc lộ, tỉnh lộ), các công trình thuỷ lợi lớn (như Ia Tul, Suối Lơ...), để phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội.

Trong thời gian qua, các mặt hàng nông sản của nông dân các tỉnh Tây Nguyên nói riêng cả nước nói chung luôn rơi vào vòng luẩn quẩn “được mùa, mất giá”, chất lượng thấp, hàm lượng giá trị gia tăng không cao, đặc biệt là khi xuất khẩu ra nước ngoài khó có thể cạnh tranh với hàng hoá của các nước khác. Đề nghị Chính phủ có giải pháp để ổn định giá nông sản, bảo đảm thu nhập cho người dân; chỉ đạo các bộ, ngành trung ương tăng cường công tác xúc tiến thương mại, liên doanh, liên kết, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu; quan tâm có chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến sản phẩm mủ cao su trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên (như nhà máy chế biến xăm lốp ô tô, nệm cao su,…), để tăng lượng tiêu thụ cao su trong nước, giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
 
Cu-tri-xa-Chu-Krei,-huyen-Kong-Chro-phat-bieu-kien-nghi-voi-ĐBQH.jpeg
Cử tri xã Chư Krei, huyện Kông Chro phát biểu kiến nghị với ĐBQH

Về tài chính, ngân hàng: Cử tri đề nghị Chính phủ có chính sách (gói tín dụng hỗ trợ) vay vốn với lãi suất ưu đãi (lãi suất 0%) cho các công ty cao su, để tạm trữ sản phẩm cao su từ 6 tháng đến 1 năm, nhằm tháo gỡ khó khăn cho các công ty cao su trong tình hình giá mủ cao su bán ra thấp hơn giá thành sản xuất như hiện nay. Có chủ trương cho các ngân hàng thương mại giãn, hoãn, khoanh nợ vay đối với các công ty cao su trong điều kiện ngành cao su khó khăn, như hỗ trợ lãi suất cho vay (cấp bù phần chênh lệch lãi suất) các khoản vốn đã vay đối với các công ty cao su. Quan tâm ban hành chính sách gia hạn, khoanh nợ vốn vay cho các hộ nông dân trồng cao su tiểu điền trong điều kiện khó khăn hiện nay nhằm tháo gỡ khó khăn cho các hộ nông dân, tạo điều kiện để các hộ chăm sóc vườn cây đúng quy trình kỹ thuật, tránh tình trạng chặt bỏ cao su như thời gian qua. Xem xét phân bổ kinh phí và có hướng dẫn cụ thể việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở địa phương. Quy định thống nhất các nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh. Hiện nay có nhiều chương trình, đề án thực hiện trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên các chương trình này do nhiều cơ quan quản lý, điều hành dẫn đến chưa có sự tập trung trong thực hiện các chương trình.

Qua kiểm toán, việc chi tiêu ngân sách nhà nước của các cấp, ngành chưa được thực hiện đúng theo dự toán, kế hoạch, quy định. Trong thời gian tới, đề nghị Quốc hội nâng cao chất lượng phê chuẩn dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước và giám sát việc chi tiêu ngân sách nhà nước theo đúng quy định. Đề nghị Chính phủ cho phép tỉnh Gia Lai chủ động sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ để tập trung hỗ trợ cho các xã điểm trong toàn tỉnh hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới trong các năm 2014 - 2015.

Về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: Đề nghị Chính phủ ban hành chính sách về kinh phí duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng (đường giao thông, thủy lợi..) trong vùng dự án thủy điện mà chủ đầu tư đã đầu tư xây dựng và được địa phương nghiệm thu, nhận bàn giao đưa vào sử dụng qua nhiều năm đã xuống cấp, hư hỏng…

 Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ quan tâm ưu tiên đầu tư phát triển đồng bộ, bền vững kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Gia Lai, trước hết là ưu tiên nâng cấp và mở rộng một số tuyến trục có vai trò là động lực phát triển kinh tế -  xã hội, bảo vệ hành lang biên giới. Cụ thể tuyến quốc lộ 14C, quốc lộ 25… làm tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tăng cường công tác kiểm tra việc đầu tư nâng cấp đường Quốc lộ 25 vì đoạn từ thị xã Ayun Pa đến Phú Yên đã xuống cấp, có sửa chữa nhưng chất lượng không đảm bảo. Cho xây dựng bờ kè chống sạt lở ở Đèo Tô Na thuộc Xã la Rtô, thị xã Ayun Pa để bảo đảm an toàn giao thông và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. Việc xây dựng đường Hồ Chí Minh, đoạn qua Gia Lai, Đăk Lăk tiến độ xây dựng quá chậm, gây khó khăn trong việc đi lại và không đảm bảo an toàn giao thông. Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải chú trọng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công và tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo chất lượng công trình.

Về điện lực: Cử tri đề nghị Bộ Công Thương xem xét, trình Chính phủ xét duyệt việc mở rộng, nâng cao công suất Thủy điện Ia Ly thêm 360 MW; việc nâng công suất bảo đảm hiệu quả, không ảnh hưởng đến hồ chứa, di dân và nhằm góp phần bảo đảm vận hành an toàn đường dây 500 KW Bắc Nam. Đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam cấp kinh phí hơn 25 tỷ đồng cho Ban quản lý dự án thủy điện 7 để tiếp tục chi trả số tiền bồi thường, hỗ trợ còn lại cho nhân dân huyện KBang bị ảnh hưởng của dự án Thủy điện An Khê - KaNak. Chỉ đạo Công ty Thủy điện An Khê - KaNak kịp thời xây dựng bình đồ ngập vùng hạ du sau hồ KaNak theo từng cấp độ, xác định cụ thể vùng bị ngập sau hồ chứa KaNak theo yêu cầu và phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các phương án bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân; đồng thời, bảo đảm cơ chế để nhân dân và chính quyền địa phương giám sát đối với việc xả lũ của hồ chứa KaNak.

Về nông nghiệp, nông thôn: Đề nghị Chính phủ, Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới xem xét, sửa đổi tiêu chí số 7 - chợ nông thôn theo hướng tại các xã xây dựng nông thôn mới không nhất thiết phải có chợ đạt chuẩn như đã quy định, chỉ cần có điểm kinh doanh, trao đổi, mua bán hàng hóa, nông sản đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trong xã. Vì kinh phí xây dựng chợ kiên cố, đạt chuẩn theo quy định của Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới cần nguồn kinh phí lớn, nhưng nhu cầu của nhân dân tại nhiều xã miền núi chưa cần chợ, gây lãng phí, kém hiệu quả. Hiện nay, Chính phủ đầu tư ngân sách cho Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới ở tỉnh Gia Lai còn rất hạn chế, khó thực hiện các tiêu chí, như tiêu chí giảm nghèo đối với vùng sâu, vùng xa vùng có tỷ lệ lớn đồng bào dân tộc thiểu số. Đề nghị Chính phủ báo cáo với Quốc hội quan tâm tăng cường đầu tư kinh phí cho Chương trình này để các xã đặc biệt khó khăn sớm đạt chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Nghiên cứu sáp nhập Chương trình xây dựng nông thôn mới và các Chương trình 135, 168, 167 … thành một Chương trình mục tiêu quốc gia nhằm thực hiện thống nhất trong toàn quốc và từng tỉnh. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo cơ chế thông thoáng, ưu tiên để các doanh nghiệp đầu tư về khu vực nông thôn. Cử tri đề nghị Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có chủ trương cho các Công ty cao su trực thuộc Tập đoàn thu mua mủ cao su tiểu điền cho nhân dân trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Ngoài ra, cần có cơ chế để tổ chức liên kết sản xuất cao su tiểu điền và các doanh nghiệp chế biến mủ cao su để hỗ trợ nhau khi gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ. Đề nghị Chính phủ ban hành nghị định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón để có cơ chế quản lý. Đồng thời, đề nghị Chính phủ đầu tư cho ngành nông nghiệp của tỉnh xây dựng Trung tâm kiểm định thuốc bảo vệ thực vật, phân bón để công tác đấu tranh chống hàng giả có hiệu quả.

Về tài nguyên và môi trường: Cử tri đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành thông tư hướng dẫn triển khai thực hiện việc đấu giá các mỏ khoáng sản theo Luật khoáng sản (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn gần 30 ngàn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tồn đọng do các hộ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính để nhận, việc này Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ghi nhận và hứa sẽ làm việc với Bộ Tài chính để tháo gỡ khó khăn nhưng đến nay vẫn chưa có phản hồi. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường tham mưu với Chính phủ chỉ đạo giải pháp tháo gỡ khó khăn cho tỉnh Gia Lai trong việc đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn. Đồng thời, xem xét, hỗ trợ kinh phí đo đạc cho tỉnh để hoàn thành cơ bản công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân.

Về chính sách đối với người có công với nước và chính sách xã hội: Đề nghị Chính phủ xem xét, cân đối ngân sách, sớm cấp kinh phí cho các địa phương chi trả tiền xây dựng nhà ở cho gia đình đối tượng người có công cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, các gia đình thuộc diện đối tượng thụ hưởng chính sách phải vay vốn ngân hàng để xây dựng nhà ở nhưng chưa được hỗ trợ tiền nên rất khó khăn trong việc trả nợ vay, lãi vay.

Trong những năm qua, một người là thương binh được nghỉ chế độ mất sức lao động nhưng chỉ được hưởng một chế độ trợ cấp hằng tháng (thương binh hoặc mất sức lao động); quy định như vậy đã ảnh hưởng, thiệt thòi quyền lợi của người có công với cách mạng, vì chế độ trợ cấp còn thấp nên đời sống khó khăn. Đề nghị Chính phủ giải quyết cho người có công với cách mạng được hưởng cả hai chế độ trợ cấp thương binh và trợ cấp mất sức lao động. Xem xét quy định việc hưởng chế độ chất độc da cam cho đối tượng thuộc thế hệ thứ ba (đời cháu của người nhiễm chất độc da cam/Dioxin), vì hiện nay đối tượng này chỉ được hưởng trợ cấp xã hội, chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt. Chính phủ sớm xem xét tách bạch chính sách an sinh xã hội và chính sách giảm nghèo, vì hiện nay việc thực hiện hai chính sách này trong một chương trình chưa tạo động lực cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo, người dân có tư tưởng chờ Nhà nước hỗ trợ.

Về y tế: Thực trạng việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, đặc biệt là người thuộc hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa được quan tâm đúng mức. Cử tri đề nghị Chính phủ, Bộ Y tế xem xét, giải quyết các kiến nghị: Cấp lại cho tỉnh Gia Lai từ 30% đến 50% tổng kinh phí kết dư Quỹ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế các năm 2010, 2011, 2012 và 2013 (565,2 tỷ đồng), để tỉnh có điều kiện đầu tư cho các dự án y tế, nhất là trang thiết bị y tế cho các cơ sở y tế, tăng thêm dịch vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân. Xem xét việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, kể cả đồng bào dân tộc thiểu số đang cư trú tại các phường, thị trấn. Đồng thời, quan tâm có chính sách đối với cán bộ người dân tộc thiểu số, lương thấp nhưng bị bệnh hiểm nghèo, gặp nhiều khó khăn khi chữa bệnh. Xem xét, hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy y tế cấp huyện nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, bất cập với nguồn nhân lực và thực tiễn tình hình miền núi; đồng thời xem xét, quy định mô hình tổ chức bộ máy y tế địa phương khoa học và phù hợp hơn nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân lực cho ngành y tế các tỉnh Tây Nguyên để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho đồng bào vùng sâu, vùng xa vì việc đầu tư cơ sở vật chất cho ngành y tế đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn chưa đáp ứng được yêu cầu. Tăng cường chỉ đạo công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân dân. Đầu tư xây dựng cơ sở y tế chuẩn về điều kiện, phương tiện và xây dựng đội ngũ chuẩn về y đức, chuyên môn để chăm sóc sức khoẻ cho mọi tầng lớp nhân dân.

Về giáo dục và đào tạo: Cử tri cho rằng, trong thời gian qua Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ mới đưa vào môn học địa lý phần lãnh thổ đất liền của nước ta mà chưa đưa vào phần hải đảo, vùng biển và vùng trời, để giáo dục cho học sinh biết được chủ quyền đất liền gắn với biển, đảo, vùng trời của nước ta. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm, xem xét vấn đề này. Đồng thời, cần quy định hai môn học địa lý và lịch sử là hai môn thi chính thức, bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học nhằm nâng cao sự hiểu biết về lịch sử dân tộc và lãnh thổ đất nước. Cử tri băn khoăn chất lượng đào tạo nguồn nhân lực thấp, không đáp ứng kịp yêu cầu phát triển bền vững đất nước và hội nhập quốc tế trong tình hình mới. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của đất nước. Quy định về định mức biên chế cho các trường tổ chức dạy 02 buổi/ngày để áp dụng thống nhất trên toàn quốc, tăng cường cơ sở vật chất cho các đơn vị trường học để đảm bảo việc tổ chức hoạt động dạy thêm đối với những cơ sở dạy 02 buổi/ngày. Trình Chính phủ xem xét đầu tư cơ sở vật chất xây dựng phòng chức năng, nhà ở, nhà ăn và các công trình phục vụ cho sinh hoạt của nhà trường theo Quyết định 85/2010/QĐ-TTg, ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh tăng mức học bổng cho học sinh các Trường phổ thông dân tộc nội trú từ 80% của mức lương tối thiểu lên 100% để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của học sinh.

Về xây dựng đội ngũ công chức: Cử tri đánh giá hiện nay trong các cơ quan nhà nước có tình trạng quá coi trọng bằng cấp, dẫn đến phong trào đua nhau đi học để lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo không cao, nhiều cán bộ, công chức có bằng cấp sau đại học nhưng chuyên môn không phù hợp, năng lực hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu công việc, dẫn đến lãng phí tiền của của Nhà nước và Nhân dân. Cử tri đề nghị Chính phủ có giải pháp chấn chỉnh, khắc phục tình trạng nêu trên. Đồng thời, còn một số bất cập trong chính sách đối với cán bộ, công chức như: Nhiều trường hợp cán bộ, công chức đã lớn tuổi, trình độ năng lực không còn đáp ứng được yêu cầu mới, tuy nhiên không có chính sách phù hợp để giải quyết cho các đối tượng về hưu trước tuổi, trong khi đó, đội ngũ sinh viên ra trường ngày càng nhiều và chưa có việc làm. Đề nghị Chính phủ sớm ban hành cơ chế, chính sách giải quyết phù hợp./.
 
Duy Hiếu (tổng hợp)