> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Quốc hội thảo luận ở tổ về 02 dự án: Luật phí và lệ phí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật

Quốc hội thảo luận ở tổ về 02 dự án: Luật phí và lệ phí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kế toán

30/05/2015
Sáng 29/5, các Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai, Trà Vinh, Bắc Cạn và thành phố Đà Nẵng thảo luận ở tổ về 02 dự án: Luật phí và lệ phí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kế toán.

Dự án Luật phí và lệ phí chỉ quy định đối với khoản thu phí, lệ phí thuộc dịch vụ công do cơ quan nhà nước thực hiện, không điều chỉnh đối với các khoản phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân ngoài Nhà nước thực hiện. Các dịch vụ được thực hiện bởi các tổ chức và cá nhân sẽ được áp dụng theo cơ chế giá dịch vụ nhằm đẩy mạnh xã hội hóa và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Theo tờ trình của Chính phủ, để khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ công cần thiết, đồng thời rà soát để chuyển các khoản phí sang cơ chế giá dịch vụ, theo đó, các dịch vụ công liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý Nhà nước như phí phòng dịch y tế, phí thẩm định cấp giấy phép hành nghề thì quy định thu phí.

Đối với kiến nghị của Chính phủ về chuyển học phí, viện phí ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Luật phí và lệ phí để thực hiện theo cơ chế giá dịch vụ, các ý kiến thảo luận đều nhất trí.

Viện phí và học phí sẽ thuộc nhóm các hoạt động dịch vụ do Nhà nước định giá, nhằm khuyến khích đẩy nhanh thực hiện xã hội hóa, thu hút đầu tư để phát triển dịch vụ. Các khoản thu này đã được quy định tại Luật khám bệnh, chữa bệnh và Luật giá. Tuy nhiên, đây là các dịch vụ tác động mạnh đến đời sống của mọi tầng lớp dân cư, do vậy đề nghị Chính phủ cần báo cáo rõ với Quốc hội về lộ trình, cơ chế quản lý và tác động xã hội đối với nội dung này.

Các ý kiến đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, rà soát, có thể bãi bỏ một số khoản phí, lệ phí có số thu thấp, chi phí hành thu cao; một số khoản phí không phù hợp, có thể gây bức xúc cho người dân (như phí sử dụng lề đường, lòng đường, vỉa hè, phí giao thông đối với xe gắn máy...). Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, trong thực tế việc sử dụng lề đường, lòng đường, vỉa hè để phục vụ cho trông giữ xe, kinh doanh dịch vụ là cần thiết, do vậy cần giữ lại khoản thu này. Bên cạnh đó, cần tăng cường các biện pháp quản lý để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, tránh thất thu vào ngân sách nhà nước.

Đề nghị Chính phủ nghiên cứu, bổ sung quy định các hành vi nghiêm cấm đầy đủ, bao quát, chặt chẽ hơn đối với các hành vi vi phạm về chế độ quản lý, thu, nộp phí, lệ phí (như nộp chậm, nộp thiếu, xâm tiêu, sử dụng khoản thu phí và lệ phí sai quy định).

Luật kế toán đã được Quốc hội khóa XI thông qua và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2004. Sau 10 năm thực hiện cho thấy đã đạt được những kết quả quan trọng, song cũng còn những hạn chế nhất định. Qua đánh giá những mặt được cũng như mặt hạn chế, nguyên nhân của hạn chế cho thấy việc sửa đổi, bổ sung Luật kế toán là hết sức cần thiết.

Điều 14 Luật tế toán hiện hành đã quy định các hành vi bị cấm, tuy nhiên qua rà soát, Chính phủ đề nghị bổ sung một số hành vi như: Cho thuê, cho mượn, đi thuê, đi mượn chứng chỉ hành nghề dịch vụ kế toán dưới mọi hình thức; Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên; Hành nghề dịch vụ kế toán mà không đăng ký theo quy định của pháp luật; Sử dụng cụm từ “dịch vụ kế toán” trong tên gọi của doanh nghiệp khi chưa được Bộ Tài chính cấp phép trong các giao dịch;... nhằm đảm bảo bao hàm được tất cả các hành vi gian lận, sai phạm trong quá trình thực hiện luật, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý hành chính.

ddff.JPG
Đoàn ĐBQH Gia Lai thảo luận ở tổ

Về kiểm soát nội bộ, kiểm tra kế toán, tăng cường tính công khai, minh bạch: Dự án Luật xác định vai trò của người đại diện pháp luật của đơn vị kế toán phải thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ và thực hiện kiểm toán nội bộ. Đồng thời, bổ sung quy định về các cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm tra kế toán bao gồm: Đơn vị kế toán cấp trên; Chủ sở hữu và Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực kế toán (Bộ Tài chính), tạo cơ sở pháp lý cho việc tăng cường kiểm tra công tác kế toán từ cơ sở đến cơ quan chủ sở hữu đến cơ quan quản lý nhà nước. Việc thực hiện theo pháp luật chuyên ngành đối với báo cáo tài chính và công khai báo cáo tài chính.

Một số ý kiến chưa đồng tình với quy định của dự thảo Luật vì cho rằng, việc cho phép hạch toán, điều chỉnh lại giá trị tài sản đã ghi sổ kế toán theo giá trị hợp lý có thể tạo kẽ hở để phát sinh các trường hợp ghi khống, ghi giá trị ảo của tài sản, khó khăn trong quản lý, kiểm soát, đánh giá giá trị thực chất của tài sản và dự thảo Luật chưa quy định cụ thể về nguyên tắc, tiêu chí, điều kiện để xác định các loại tài sản được điều chỉnh theo giá trị hợp lý, có thể dẫn đến tùy tiện trong ban hành danh mục và tổ chức thực hiện.

Luật kế toán hiện hành và dự thảo Luật mới chỉ dừng ở việc quy định về một số nội dung liên quan đến quyền và trách nhiệm của đoàn kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, ... là chưa chưa bảo đảm tính bao quát, đầy đủ. Đề nghị bổ sung các nội dung quy định về thời hạn, cách thức để đơn vị được kiểm tra phản hồi hoặc giải trình, làm rõ các nội dung chưa thống nhất với biên bản, kết luận kiểm tra; thời hạn cơ quan kiểm tra phải trả lời, làm rõ các nội dung chưa thống nhất với đơn vị được kiểm tra.

Duy Hiếu (tổng hợp)

Quốc hội thảo luận ở tổ về 02 dự án: Luật phí và lệ phí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kế toán

30/05/2015
Sáng 29/5, các Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai, Trà Vinh, Bắc Cạn và thành phố Đà Nẵng thảo luận ở tổ về 02 dự án: Luật phí và lệ phí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kế toán.

Dự án Luật phí và lệ phí chỉ quy định đối với khoản thu phí, lệ phí thuộc dịch vụ công do cơ quan nhà nước thực hiện, không điều chỉnh đối với các khoản phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân ngoài Nhà nước thực hiện. Các dịch vụ được thực hiện bởi các tổ chức và cá nhân sẽ được áp dụng theo cơ chế giá dịch vụ nhằm đẩy mạnh xã hội hóa và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Theo tờ trình của Chính phủ, để khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ công cần thiết, đồng thời rà soát để chuyển các khoản phí sang cơ chế giá dịch vụ, theo đó, các dịch vụ công liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý Nhà nước như phí phòng dịch y tế, phí thẩm định cấp giấy phép hành nghề thì quy định thu phí.

Đối với kiến nghị của Chính phủ về chuyển học phí, viện phí ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Luật phí và lệ phí để thực hiện theo cơ chế giá dịch vụ, các ý kiến thảo luận đều nhất trí.

Viện phí và học phí sẽ thuộc nhóm các hoạt động dịch vụ do Nhà nước định giá, nhằm khuyến khích đẩy nhanh thực hiện xã hội hóa, thu hút đầu tư để phát triển dịch vụ. Các khoản thu này đã được quy định tại Luật khám bệnh, chữa bệnh và Luật giá. Tuy nhiên, đây là các dịch vụ tác động mạnh đến đời sống của mọi tầng lớp dân cư, do vậy đề nghị Chính phủ cần báo cáo rõ với Quốc hội về lộ trình, cơ chế quản lý và tác động xã hội đối với nội dung này.

Các ý kiến đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, rà soát, có thể bãi bỏ một số khoản phí, lệ phí có số thu thấp, chi phí hành thu cao; một số khoản phí không phù hợp, có thể gây bức xúc cho người dân (như phí sử dụng lề đường, lòng đường, vỉa hè, phí giao thông đối với xe gắn máy...). Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, trong thực tế việc sử dụng lề đường, lòng đường, vỉa hè để phục vụ cho trông giữ xe, kinh doanh dịch vụ là cần thiết, do vậy cần giữ lại khoản thu này. Bên cạnh đó, cần tăng cường các biện pháp quản lý để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, tránh thất thu vào ngân sách nhà nước.

Đề nghị Chính phủ nghiên cứu, bổ sung quy định các hành vi nghiêm cấm đầy đủ, bao quát, chặt chẽ hơn đối với các hành vi vi phạm về chế độ quản lý, thu, nộp phí, lệ phí (như nộp chậm, nộp thiếu, xâm tiêu, sử dụng khoản thu phí và lệ phí sai quy định).

Luật kế toán đã được Quốc hội khóa XI thông qua và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2004. Sau 10 năm thực hiện cho thấy đã đạt được những kết quả quan trọng, song cũng còn những hạn chế nhất định. Qua đánh giá những mặt được cũng như mặt hạn chế, nguyên nhân của hạn chế cho thấy việc sửa đổi, bổ sung Luật kế toán là hết sức cần thiết.

Điều 14 Luật tế toán hiện hành đã quy định các hành vi bị cấm, tuy nhiên qua rà soát, Chính phủ đề nghị bổ sung một số hành vi như: Cho thuê, cho mượn, đi thuê, đi mượn chứng chỉ hành nghề dịch vụ kế toán dưới mọi hình thức; Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên; Hành nghề dịch vụ kế toán mà không đăng ký theo quy định của pháp luật; Sử dụng cụm từ “dịch vụ kế toán” trong tên gọi của doanh nghiệp khi chưa được Bộ Tài chính cấp phép trong các giao dịch;... nhằm đảm bảo bao hàm được tất cả các hành vi gian lận, sai phạm trong quá trình thực hiện luật, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý hành chính.

ddff.JPG
Đoàn ĐBQH Gia Lai thảo luận ở tổ

Về kiểm soát nội bộ, kiểm tra kế toán, tăng cường tính công khai, minh bạch: Dự án Luật xác định vai trò của người đại diện pháp luật của đơn vị kế toán phải thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ và thực hiện kiểm toán nội bộ. Đồng thời, bổ sung quy định về các cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm tra kế toán bao gồm: Đơn vị kế toán cấp trên; Chủ sở hữu và Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực kế toán (Bộ Tài chính), tạo cơ sở pháp lý cho việc tăng cường kiểm tra công tác kế toán từ cơ sở đến cơ quan chủ sở hữu đến cơ quan quản lý nhà nước. Việc thực hiện theo pháp luật chuyên ngành đối với báo cáo tài chính và công khai báo cáo tài chính.

Một số ý kiến chưa đồng tình với quy định của dự thảo Luật vì cho rằng, việc cho phép hạch toán, điều chỉnh lại giá trị tài sản đã ghi sổ kế toán theo giá trị hợp lý có thể tạo kẽ hở để phát sinh các trường hợp ghi khống, ghi giá trị ảo của tài sản, khó khăn trong quản lý, kiểm soát, đánh giá giá trị thực chất của tài sản và dự thảo Luật chưa quy định cụ thể về nguyên tắc, tiêu chí, điều kiện để xác định các loại tài sản được điều chỉnh theo giá trị hợp lý, có thể dẫn đến tùy tiện trong ban hành danh mục và tổ chức thực hiện.

Luật kế toán hiện hành và dự thảo Luật mới chỉ dừng ở việc quy định về một số nội dung liên quan đến quyền và trách nhiệm của đoàn kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, ... là chưa chưa bảo đảm tính bao quát, đầy đủ. Đề nghị bổ sung các nội dung quy định về thời hạn, cách thức để đơn vị được kiểm tra phản hồi hoặc giải trình, làm rõ các nội dung chưa thống nhất với biên bản, kết luận kiểm tra; thời hạn cơ quan kiểm tra phải trả lời, làm rõ các nội dung chưa thống nhất với đơn vị được kiểm tra.

Duy Hiếu (tổng hợp)