> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Quốc hội thảo luận ở tổ về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi)

Quốc hội thảo luận ở tổ về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi)

11/06/2015
Theo chương trình kỳ họp, sáng 10/6, các vị đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi).

Sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, Đảng và Nhà nước ta đề ra mục tiêu xây dựng Bộ luật dân sự (sửa đổi) thành bộ luật nền, có vị trí, vai trò là luật chung của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia quan hệ dân sự; ghi nhận và bảo vệ tốt hơn các quyền của cá nhân, pháp nhân trong giao lưu dân sự; góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định môi trường pháp lý cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi).

Đến ngày 15/5, qua 100 báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân của các Bộ, ngành trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và kết quả của các hoạt động lấy ý kiến khác, đã có khoảng 8,5 triệu lượt ý kiến của Nhân dân tham gia góp ý dự thảo Bộ luật.

Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) sau khi chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến Nhân dân được Chính phủ trình kỳ họp thứ chín của Quốc hội có 6 phần, với tổng số 708 điều (giảm 4 điều so với dự thảo Bộ luật lấy ý kiến Nhân dân).
Trong phiên thảo luận, các đại biểu tổ 5 quan tâm nhiều nhất các quy định về áp dụng tập quán (Điều 5); Các phương thức bảo vệ quyền dân sự (Điều 11); Bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền (Điều 14); Về quyền nhân thân (từ Điều 25 đến Điều 38); Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể (Điều 33); Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 34); Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân; Về bảo vệ người thứ ba ngay tình trong trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu; Hình thức sở hữu; Chiếm hữu tài sản; Bảo vệ quyền chiếm hữu tài sản; Hợp đồng vay tài sản và lãi suất; Thời hiệu khởi kiện thừa kế; Về địa dịch...

Về áp dụng tập quán, đại biểu Hà Sơn Nhin (Gia Lai) tán thành với Điều 5 Khoản 1 của dự thảo Bộ luật. Tuy nhiên, cụm từ “được thừa nhận” hiểu như thế nào cần cụ thể, rõ ràng. Đại biểu đề nghị quy định tập quán là quy tắc xử sự  “được cộng đồng thừa nhận”. Đồng ý với ý kiến này, đại biểu Kim Thúy (Đà Nẵng) đề nghị bổ sung “và được các bên thừa nhận”. Đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) đề nghị làm rõ khi mỗi địa phương có tập quán khác nhau thì Tòa án giải quyết theo tập quán nào ? Thẩm quyền công nhận tập quán và áp dụng như thế nào cần cụ thể để tránh tùy tiện.

Đại biểu Hà Sơn Nhin (Gia Lai) tán thành Điều 34 dự thảo Bộ luật quy định “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ” và phản ánh thực tế trong điều kiện thông tin ngày càng phổ cập, mở rộng từ thành phố đến vùng nông thôn như hiện nay thì vấn đề này đang bị xâm phạm, lợi dụng để thông tin không đúng bản chất sự thật, nói xấu, làm giảm uy tín cán bộ, nhất là trong các thời điểm đại hội, bầu cử đại biểu dân cử... Đại biểu tán thành với quy định tại Điều 11 về các phương thức bảo vệ quyền dân sự. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm Điều 34 còn khó khăn,  đại biểu đề nghị cần nghiên cứu quy định chế tài cụ thể và khả thi hơn. Cũng vấn đề này, đại biểu Trần Trí Dũng (Trà Vinh) thống nhất ý kiến đại biểu Hà Sơn Nhin và đề nghị bổ sung quy định: Nếu phương tiện thông tin đại chúng đưa tin không đúng ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, thì phải bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đại biểu Ksor Phước (Gia Lai) đề nghị: “Bộ luật hình sự và Bộ luật dân sự liên quan chặt chẽ với nhau, cần bảo đảm tính thống nhất trong tổng thể hệ thống pháp luật trên cơ sở Hiến pháp năm 2013. Hiện nay, Quốc hội đang xem xét, thảo luận để sửa đổi 2 Bộ luật này nên cần nghiên cứu quy định chế tài hình sự đối với trường hợp vi phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân”.

Về bảo vệ quyền dân sự, đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) tán thành Điều 14 Khoản 2 dự thảo Bộ luật quy định: “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, quy định tại Điều 5 và  Điều 6 của Bộ luật này được áp dụng để xem xét, giải quyết”. Đại biểu cho rằng quy định này rất mới, thể hiện được quy định của Hiến pháp năm 2013 về nhiệm vụ của Tòa án nhân dân.

2.jpg
Đại biểu Hà Sơn Nhin phát biểu thảo luận ở tổ sáng ngày 10/6

Về quyền đối với họ, tên, các đại biểu Huỳnh Nghĩa, Siu Hương (Gia Lai) không đồng ý với quy định hạn chế cách đặt tên, độ dài của tên, vì không cần thiết. Việc đặt tên bằng số, bằng một ký tự hay quá dài cũng không ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo giải trình rõ lý do hạn chế quyền đối với họ, tên của công dân.

Đối với các thuật ngữ “ vật quyền”, “địa dịch” trong dự thảo Bộ luật, đại biểu Siu Hương (Gia Lai) đề nghị giải trình về sự cần thiết sử dụng thuật ngữ này và cần dùng từ thông dụng như Bộ luật hiện hành để nhân dân dễ hiểu. Đại biểu đồng ý với quy định Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng, nhằm bảo đảm thực hiện quyền dân sự của công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013.

Đại biểu Trần Đình Thu (Gia Lai) cho rằng, Điều 11 quy định các phương thức bảo vệ quyền dân sự và Điều 12 quy định tự bảo vệ quyền dân sự, là chưa đầy đủ. Trong tình hình các quan hệ dân sự diễn biến phức tạp như hiện nay thì cần quy định về “quyền tự vệ dân sự của cá nhân, pháp nhân” nhằm bảo đảm hiệu lực, khả thi của quy định bảo vệ quyền dân sự.
Xem xét Điều 310 của dự thảo Bộ luật quy định về quyền thu giữ tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm, đại biểu Trần Đình Thu thấy yêu cầu của Bộ luật dân sự nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho cá nhân, tổ chức, tránh việc tẩu tán tài sản nhưng dự thảo quy định “tự mình thu giữ tài sản bảo đảm” là chưa chặt chẽ, phát sinh hệ quả không tốt trong xã hội. Thực tế, đã xảy ra các vụ việc thuê côn đồ thu giữ tài sản, gây thiệt hại tính mạng, sức khỏe của cá nhân và ảnh hưởng trật tự, an toàn xã hội. Đại biểu đề nghị điều chỉnh quy định này theo hướng: “Quy định cụ thể trình tự, thủ tục thu giữ tài sản bảo đảm và giao cho Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện. Đây là trách nhiệm của Nhà nước bảo vệ quyền lợi của người dân”.

Bộ luật dân sự (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể ở hội trường vào chiều 25/6 và xem xét, thông qua trong kỳ họp thứ 10 (tháng 11/2015).
Duy Hiếu

Quốc hội thảo luận ở tổ về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi)

11/06/2015
Theo chương trình kỳ họp, sáng 10/6, các vị đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi).

Sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, Đảng và Nhà nước ta đề ra mục tiêu xây dựng Bộ luật dân sự (sửa đổi) thành bộ luật nền, có vị trí, vai trò là luật chung của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia quan hệ dân sự; ghi nhận và bảo vệ tốt hơn các quyền của cá nhân, pháp nhân trong giao lưu dân sự; góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định môi trường pháp lý cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi).

Đến ngày 15/5, qua 100 báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân của các Bộ, ngành trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và kết quả của các hoạt động lấy ý kiến khác, đã có khoảng 8,5 triệu lượt ý kiến của Nhân dân tham gia góp ý dự thảo Bộ luật.

Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) sau khi chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến Nhân dân được Chính phủ trình kỳ họp thứ chín của Quốc hội có 6 phần, với tổng số 708 điều (giảm 4 điều so với dự thảo Bộ luật lấy ý kiến Nhân dân).
Trong phiên thảo luận, các đại biểu tổ 5 quan tâm nhiều nhất các quy định về áp dụng tập quán (Điều 5); Các phương thức bảo vệ quyền dân sự (Điều 11); Bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền (Điều 14); Về quyền nhân thân (từ Điều 25 đến Điều 38); Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể (Điều 33); Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 34); Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân; Về bảo vệ người thứ ba ngay tình trong trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu; Hình thức sở hữu; Chiếm hữu tài sản; Bảo vệ quyền chiếm hữu tài sản; Hợp đồng vay tài sản và lãi suất; Thời hiệu khởi kiện thừa kế; Về địa dịch...

Về áp dụng tập quán, đại biểu Hà Sơn Nhin (Gia Lai) tán thành với Điều 5 Khoản 1 của dự thảo Bộ luật. Tuy nhiên, cụm từ “được thừa nhận” hiểu như thế nào cần cụ thể, rõ ràng. Đại biểu đề nghị quy định tập quán là quy tắc xử sự  “được cộng đồng thừa nhận”. Đồng ý với ý kiến này, đại biểu Kim Thúy (Đà Nẵng) đề nghị bổ sung “và được các bên thừa nhận”. Đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) đề nghị làm rõ khi mỗi địa phương có tập quán khác nhau thì Tòa án giải quyết theo tập quán nào ? Thẩm quyền công nhận tập quán và áp dụng như thế nào cần cụ thể để tránh tùy tiện.

Đại biểu Hà Sơn Nhin (Gia Lai) tán thành Điều 34 dự thảo Bộ luật quy định “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ” và phản ánh thực tế trong điều kiện thông tin ngày càng phổ cập, mở rộng từ thành phố đến vùng nông thôn như hiện nay thì vấn đề này đang bị xâm phạm, lợi dụng để thông tin không đúng bản chất sự thật, nói xấu, làm giảm uy tín cán bộ, nhất là trong các thời điểm đại hội, bầu cử đại biểu dân cử... Đại biểu tán thành với quy định tại Điều 11 về các phương thức bảo vệ quyền dân sự. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm Điều 34 còn khó khăn,  đại biểu đề nghị cần nghiên cứu quy định chế tài cụ thể và khả thi hơn. Cũng vấn đề này, đại biểu Trần Trí Dũng (Trà Vinh) thống nhất ý kiến đại biểu Hà Sơn Nhin và đề nghị bổ sung quy định: Nếu phương tiện thông tin đại chúng đưa tin không đúng ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, thì phải bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đại biểu Ksor Phước (Gia Lai) đề nghị: “Bộ luật hình sự và Bộ luật dân sự liên quan chặt chẽ với nhau, cần bảo đảm tính thống nhất trong tổng thể hệ thống pháp luật trên cơ sở Hiến pháp năm 2013. Hiện nay, Quốc hội đang xem xét, thảo luận để sửa đổi 2 Bộ luật này nên cần nghiên cứu quy định chế tài hình sự đối với trường hợp vi phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân”.

Về bảo vệ quyền dân sự, đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) tán thành Điều 14 Khoản 2 dự thảo Bộ luật quy định: “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, quy định tại Điều 5 và  Điều 6 của Bộ luật này được áp dụng để xem xét, giải quyết”. Đại biểu cho rằng quy định này rất mới, thể hiện được quy định của Hiến pháp năm 2013 về nhiệm vụ của Tòa án nhân dân.

2.jpg
Đại biểu Hà Sơn Nhin phát biểu thảo luận ở tổ sáng ngày 10/6

Về quyền đối với họ, tên, các đại biểu Huỳnh Nghĩa, Siu Hương (Gia Lai) không đồng ý với quy định hạn chế cách đặt tên, độ dài của tên, vì không cần thiết. Việc đặt tên bằng số, bằng một ký tự hay quá dài cũng không ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo giải trình rõ lý do hạn chế quyền đối với họ, tên của công dân.

Đối với các thuật ngữ “ vật quyền”, “địa dịch” trong dự thảo Bộ luật, đại biểu Siu Hương (Gia Lai) đề nghị giải trình về sự cần thiết sử dụng thuật ngữ này và cần dùng từ thông dụng như Bộ luật hiện hành để nhân dân dễ hiểu. Đại biểu đồng ý với quy định Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng, nhằm bảo đảm thực hiện quyền dân sự của công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013.

Đại biểu Trần Đình Thu (Gia Lai) cho rằng, Điều 11 quy định các phương thức bảo vệ quyền dân sự và Điều 12 quy định tự bảo vệ quyền dân sự, là chưa đầy đủ. Trong tình hình các quan hệ dân sự diễn biến phức tạp như hiện nay thì cần quy định về “quyền tự vệ dân sự của cá nhân, pháp nhân” nhằm bảo đảm hiệu lực, khả thi của quy định bảo vệ quyền dân sự.
Xem xét Điều 310 của dự thảo Bộ luật quy định về quyền thu giữ tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm, đại biểu Trần Đình Thu thấy yêu cầu của Bộ luật dân sự nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho cá nhân, tổ chức, tránh việc tẩu tán tài sản nhưng dự thảo quy định “tự mình thu giữ tài sản bảo đảm” là chưa chặt chẽ, phát sinh hệ quả không tốt trong xã hội. Thực tế, đã xảy ra các vụ việc thuê côn đồ thu giữ tài sản, gây thiệt hại tính mạng, sức khỏe của cá nhân và ảnh hưởng trật tự, an toàn xã hội. Đại biểu đề nghị điều chỉnh quy định này theo hướng: “Quy định cụ thể trình tự, thủ tục thu giữ tài sản bảo đảm và giao cho Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện. Đây là trách nhiệm của Nhà nước bảo vệ quyền lợi của người dân”.

Bộ luật dân sự (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể ở hội trường vào chiều 25/6 và xem xét, thông qua trong kỳ họp thứ 10 (tháng 11/2015).
Duy Hiếu