> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Tập trung đầu tư cho công tác xây dựng pháp luật, thi hành Hiến pháp là nhiệm vụ chính trị trọng tâ

Tập trung đầu tư cho công tác xây dựng pháp luật, thi hành Hiến pháp là nhiệm vụ chính trị trọng tâm

26/05/2014
Thời gian qua, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng luật, pháp lệnh, góp phần nâng cao chất lượng, bảo đảm tiến độ chuẩn bị các dự án. Công tác xây dựng pháp luật đã có những chuyển biến tích cực, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập kinh tế quốc tế. Kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, đặc biệt là việc ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết được tăng cường. Tuy nhiên, việc lập, triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh còn những hạn chế như: Một số dự án trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội không theo đúng tiến độ đã đề ra; số lượng các dự án đề nghị điều chỉnh, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vẫn còn nhiều; tình trạng “tồn đọng” văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh đã giảm nhưng vẫn còn; chất lượng chuẩn bị một số dự án còn hạn chế. Việc gửi tài liệu của nhiều dự án cho cơ quan thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội không đúng thời gian theo quy định nên ảnh hưởng đến tiến độ chung thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, cũng như Chương trình làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội. 
Đến nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhận được đề nghị về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015 gồm 90 dự án luật, 04 dự án pháp lệnh, 01 dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, chỉ còn năm 2014 và 2015 thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, nhưng số lượng dự án luật, pháp lệnh được đề nghị đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015 là quá lớn, trong đó có nhiều dự án mới chưa có trong Chương trình nhiệm kỳ khóa XIII, là vượt quá khả năng chuẩn bị cũng như quỹ thời gian của các cơ quan trình, cơ quan thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và khả năng xem xét, thông qua của Quốc hội.

Căn cứ vào yêu cầu đặt ra đối với công tác xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015; trên cơ sở Tờ trình của Chính phủ, đề nghị của các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật và ý kiến của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban khác của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015 gồm: 02 dự án pháp lệnh được thông qua (Pháp lệnh quân nhân chuyên nghiệp và công, nhân viên quốc phòng; Pháp lệnh đào tạo một số chức danh tư pháp.

Quốc hội xem xét thông qua 31 dự án luật bao gồm: Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi), Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi), Luật kiểm toán nhà nước (sửa đổi), Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kế toán, Luật thống kê (sửa đổi), Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi), Luật an toàn vệ sinh lao động, Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, Luật thú y, Luật an toàn thông tin, Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, Bộ luật dân sự (sửa đổi), Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi), Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi), Luật hoạt động giám sát của Quốc hội (sửa đổi), Luật trưng cầu ý dân, Luật khí tượng thủy văn, Luật tạm giữ, tạm giam, Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sửa đổi), Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi), Luật phí, lệ phí, Luật cảnh vệ, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam, Luật năng lượng nguyên tử (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chuyển giao công nghệ.

11 Dự án luật Quốc hội cho ý kiến bao gồm: Bộ luật hình sự (sửa đổi) cho ý kiến lần 2, Luật tố tụng lao động, Luật tố tụng hành chính (sửa đổi), Luật ban hành quyết định hành chính, Luật hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, Luật thanh niên (sửa đổi), Luật dân số, Luật báo chí (sửa đổi), Luật tín ngưỡng, tôn giáo, Luật quy hoạch, Luật đấu giá tài sản.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan có thẩm quyền cần đề cao nhiệm vụ xây dựng pháp luật, thể chế hóa các nghị quyết của Đảng và thi hành Hiến pháp là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong hoạt động của cơ quan mình; cần tập trung đầu tư nhân lực, vật lực và các điều kiện khác cho công tác xây dựng pháp luật; tổ chức nghiên cứu, tổng kết thi hành pháp luật, khảo sát thực tiễn, xây dựng dự thảo văn bản để bảo đảm tiến độ và chất lượng của dự án luật, pháp lệnh.

Trong phiên thảo luận tại hội trường chiều ngày 26/5, một số đại biểu đề nghị bổ sung vào chương trình các dự án Luật biểu tình, Luật hành chính công, ... Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ xây dựng pháp luật nhằm triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 nên tổ chức thêm 01 kỳ họp chuyên đề xây dựng luật của Quốc hội hoặc kéo dài thời gian 02 kỳ họp trong năm 2015 để bảo đảm hoàn thành tốt chương trình đã đề ra./.
 
Duy Hiếu (lược ghi)

Tập trung đầu tư cho công tác xây dựng pháp luật, thi hành Hiến pháp là nhiệm vụ chính trị trọng tâm

26/05/2014
Thời gian qua, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng luật, pháp lệnh, góp phần nâng cao chất lượng, bảo đảm tiến độ chuẩn bị các dự án. Công tác xây dựng pháp luật đã có những chuyển biến tích cực, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập kinh tế quốc tế. Kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, đặc biệt là việc ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết được tăng cường. Tuy nhiên, việc lập, triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh còn những hạn chế như: Một số dự án trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội không theo đúng tiến độ đã đề ra; số lượng các dự án đề nghị điều chỉnh, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vẫn còn nhiều; tình trạng “tồn đọng” văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh đã giảm nhưng vẫn còn; chất lượng chuẩn bị một số dự án còn hạn chế. Việc gửi tài liệu của nhiều dự án cho cơ quan thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội không đúng thời gian theo quy định nên ảnh hưởng đến tiến độ chung thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, cũng như Chương trình làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội. 
Đến nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhận được đề nghị về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015 gồm 90 dự án luật, 04 dự án pháp lệnh, 01 dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, chỉ còn năm 2014 và 2015 thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, nhưng số lượng dự án luật, pháp lệnh được đề nghị đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015 là quá lớn, trong đó có nhiều dự án mới chưa có trong Chương trình nhiệm kỳ khóa XIII, là vượt quá khả năng chuẩn bị cũng như quỹ thời gian của các cơ quan trình, cơ quan thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và khả năng xem xét, thông qua của Quốc hội.

Căn cứ vào yêu cầu đặt ra đối với công tác xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015; trên cơ sở Tờ trình của Chính phủ, đề nghị của các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật và ý kiến của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban khác của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015 gồm: 02 dự án pháp lệnh được thông qua (Pháp lệnh quân nhân chuyên nghiệp và công, nhân viên quốc phòng; Pháp lệnh đào tạo một số chức danh tư pháp.

Quốc hội xem xét thông qua 31 dự án luật bao gồm: Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi), Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi), Luật kiểm toán nhà nước (sửa đổi), Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kế toán, Luật thống kê (sửa đổi), Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi), Luật an toàn vệ sinh lao động, Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, Luật thú y, Luật an toàn thông tin, Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, Bộ luật dân sự (sửa đổi), Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi), Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi), Luật hoạt động giám sát của Quốc hội (sửa đổi), Luật trưng cầu ý dân, Luật khí tượng thủy văn, Luật tạm giữ, tạm giam, Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sửa đổi), Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi), Luật phí, lệ phí, Luật cảnh vệ, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam, Luật năng lượng nguyên tử (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chuyển giao công nghệ.

11 Dự án luật Quốc hội cho ý kiến bao gồm: Bộ luật hình sự (sửa đổi) cho ý kiến lần 2, Luật tố tụng lao động, Luật tố tụng hành chính (sửa đổi), Luật ban hành quyết định hành chính, Luật hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, Luật thanh niên (sửa đổi), Luật dân số, Luật báo chí (sửa đổi), Luật tín ngưỡng, tôn giáo, Luật quy hoạch, Luật đấu giá tài sản.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan có thẩm quyền cần đề cao nhiệm vụ xây dựng pháp luật, thể chế hóa các nghị quyết của Đảng và thi hành Hiến pháp là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong hoạt động của cơ quan mình; cần tập trung đầu tư nhân lực, vật lực và các điều kiện khác cho công tác xây dựng pháp luật; tổ chức nghiên cứu, tổng kết thi hành pháp luật, khảo sát thực tiễn, xây dựng dự thảo văn bản để bảo đảm tiến độ và chất lượng của dự án luật, pháp lệnh.

Trong phiên thảo luận tại hội trường chiều ngày 26/5, một số đại biểu đề nghị bổ sung vào chương trình các dự án Luật biểu tình, Luật hành chính công, ... Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ xây dựng pháp luật nhằm triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 nên tổ chức thêm 01 kỳ họp chuyên đề xây dựng luật của Quốc hội hoặc kéo dài thời gian 02 kỳ họp trong năm 2015 để bảo đảm hoàn thành tốt chương trình đã đề ra./.
 
Duy Hiếu (lược ghi)