> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Tập trung điều hành tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống của

Tập trung điều hành tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống của nhân dân

21/10/2014
Ngày 21/10/2014, Quốc hội thảo luận tại các Tổ đại biểu Quốc hội về 02 nội dung: Tình hình kinh tế-xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015; Kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2014; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2015.

Các vị đại biểu Quốc hội thuộc 04 Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai, Thái Nguyên, Điện Biên và Quảng Bình thảo luận tại Tổ số 14.

Trên cơ sở Báo cáo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015, và Báo cáo của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu, thay mặt Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thẩm tra về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015, các vị đại biểu Quốc hội trong Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai và Tổ đã thảo luận, đánh giá trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp cùng với tình hình kinh tế - xã hội trong nước, nhất là việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế nước ta đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Các đại biểu đánh giá cao sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, nhất là chỉ đạo, điều hành sâu sát, nhạy bén, kịp thời của Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền các cấp đã thực hiện đạt mục tiêu tổng quát: Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tăng trưởng hợp lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí; cải thiện môi trường kinh doanh. Bảo đảm quốc phòng và an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Kết quả 9 tháng năm 2014 dự kiến đạt và vượt 13/14 chỉ tiêu kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Quốc hội đề ra. Một chỉ tiêu không đạt là tỷ lệ lao động qua đào tạo (đạt 49% so với kế hoạch 52%).

Bên cạnh đó, đại biểu Quốc hội đánh giá lĩnh vực ngân hàng có nhiều ưu điểm, thị trường vàng và ngoại tệ ổn định hơn so với nhiều năm trước đây. Song tình hình nợ xấu, tăng trưởng tín dụng thấp, việc tiếp cận vốn vay còn khó khăn và tình trạng tham nhũng trong lĩnh vực này chưa được đánh giá cụ thể, chưa được xử lý rốt ráo, còn tiềm ẩn bất ổn. Đề nghị Chính phủ có báo cáo tình hình nợ xấu, gửi đại biểu Quốc hội xem xét. Về y tế, chất lượng khám, chữa bệnh còn yếu. Qua dịch sởi cho thấy công tác phòng, chống dịch bệnh chưa được quan tâm đúng mức; đại biểu băn khoăn việc phân cấp thẩm quyền giữa Chính phủ và địa phương về công bố dịch để có biện pháp đồng bộ, kịp thời, kiên quyết. Việc đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật cho các cơ sở khám, chữa bệnh không đồng bộ vừa lãng phí vừa gây dư luận không tốt ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế còn rất khó khăn, người cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế chỉ đạt tỷ lệ 25% trong khi nhà nước hỗ trợ 70% mức đóng. Về phòng, chống tham nhũng, báo cáo còn ít định lượng mà chủ yếu là định tính; đề nghị Chính phủ cần có đánh giá cụ thể tình hình tham nhũng trong từng ngành, từng lĩnh vực và chất lượng, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành thực thi công vụ của hệ thống hành chính..

Đại biểu phân vân báo cáo tỷ lệ che phủ rừng đạt chỉ tiêu, vì trồng mới và chăm sóc, bảo vệ rừng chưa đạt. Tỷ lệ huy động thuế và lệ phí của các địa phương vào ngân sách rất khác nhau, có địa phương đạt 8% song có địa phương đạt 24%, như thế nào là phù hợp, vì có địa phương chưa phản ánh đúng khả năng để tăng thu.
 
Phien-hop-toan-the-cua-Quoc-hoi-tai-Phong-hop-Dien-Hong.jpg
Phiên họp toàn thể của Quốc hội tại Phòng họp Diên Hồng

Theo báo cáo của Chính phủ, nợ công nước ta vẫn trong ở ngưỡng an toàn, nhưng cử tri lo lắng với tốc độ nợ công ngày càng tăng thì trong tương lai lấy nguồn đâu để trả và lúc đó ta có bị lệ thuộc vào nước ngoài không ?. Việc thực hiện chính sách ưu đãi thuế cho các tỉnh nghèo trong sản xuất nông nghiệp là tốt, nhưng khi thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng mới đã gây thất thu cho tỉnh Gia Lai 380 tỷ đồng. Trong tình hình thu ngân sách khó khăn như hiện nay, mặt khác tình hình an ninh chính trị diễn biến phức tạp, khó lường, Chính phủ cần tính đến việc thực hiện quỹ dự phòng ngân sách. Trong năm 2015, có thể chưa thực hiện nhưng trong tương lai xa hơn cần xem xét việc thực hiện thuế sử dụng đất nông nghiệp (hiện nay chưa thu được thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đất trong hạn điền). Vấn đề đầu tư cho phát triển, trong thời gian qua Chính phủ đã có nhiều đổi mới, tuy nhiên việc đầu tư kết cấu hạ tầng cho các tỉnh nghèo còn thấp; đề nghị Chính phủ tập trung đầu tư hoàn chỉnh các công trình đang thi công dở dang để đưa vào sử dụng nhằm tránh lãng phí và tránh đầu tư dàn trải. Về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nên tập trung đầu tư hỗ trợ sản xuất cho nhân dân để phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững. Việc chuyển rừng nghèo sang trồng cao su chưa thấy hiệu quả gì, trong khi nhân dân thiếu đất sản xuất; đề nghị Chính phủ xem xét việc chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang đất sản xuất nông nghiệp để địa phương giao cho nhân dân thiếu đất sản xuất.

Về nhiệm vụ năm 2015, đề nghị Chính phủ tập trung điều hành tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống của nhân dân; đánh giá tác động của các chính sách, pháp luật đã ban hành có liên quan (như thuế, tín dụng, nông nghiệp, nông thôn…) để xem xét tính hiệu quả, điều chỉnh kịp thời; nghiên cứu định hướng phát triển kinh tế vùng và liên kết vùng để bố trí nguồn lực đầu tư phát triển theo lộ trình; xem xét lại tỷ lệ nhập siêu, phấn đấu không nhập siêu vì qua hoạt động đối ngoại của Chính phủ, sẽ có nhiều nước mở cửa cho hàng hóa của nước ta. Cần xem lại chỉ tiêu số xã đạt chuẩn y tế là 55% và tỷ lệ che phủ rừng 42% để bảo đảm sát thực hơn.

Ngày 22-10-2014, Quốc hội làm việc tại hội trường nghe Chính phủ trình bày Tờ trìnhỦy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội thẩm tra dự án Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; Ủy ban TƯMTTQ Việt Nam trình bày Tờ trình và Ủy ban pháp luật của Quốc hội thẩm tra dự án Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi). Đồng thời, thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi)./.
Duy Hiếu

Tập trung điều hành tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống của nhân dân

21/10/2014
Ngày 21/10/2014, Quốc hội thảo luận tại các Tổ đại biểu Quốc hội về 02 nội dung: Tình hình kinh tế-xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015; Kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2014; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2015.

Các vị đại biểu Quốc hội thuộc 04 Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai, Thái Nguyên, Điện Biên và Quảng Bình thảo luận tại Tổ số 14.

Trên cơ sở Báo cáo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015, và Báo cáo của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu, thay mặt Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thẩm tra về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015, các vị đại biểu Quốc hội trong Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai và Tổ đã thảo luận, đánh giá trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp cùng với tình hình kinh tế - xã hội trong nước, nhất là việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế nước ta đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Các đại biểu đánh giá cao sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, nhất là chỉ đạo, điều hành sâu sát, nhạy bén, kịp thời của Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền các cấp đã thực hiện đạt mục tiêu tổng quát: Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tăng trưởng hợp lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí; cải thiện môi trường kinh doanh. Bảo đảm quốc phòng và an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Kết quả 9 tháng năm 2014 dự kiến đạt và vượt 13/14 chỉ tiêu kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Quốc hội đề ra. Một chỉ tiêu không đạt là tỷ lệ lao động qua đào tạo (đạt 49% so với kế hoạch 52%).

Bên cạnh đó, đại biểu Quốc hội đánh giá lĩnh vực ngân hàng có nhiều ưu điểm, thị trường vàng và ngoại tệ ổn định hơn so với nhiều năm trước đây. Song tình hình nợ xấu, tăng trưởng tín dụng thấp, việc tiếp cận vốn vay còn khó khăn và tình trạng tham nhũng trong lĩnh vực này chưa được đánh giá cụ thể, chưa được xử lý rốt ráo, còn tiềm ẩn bất ổn. Đề nghị Chính phủ có báo cáo tình hình nợ xấu, gửi đại biểu Quốc hội xem xét. Về y tế, chất lượng khám, chữa bệnh còn yếu. Qua dịch sởi cho thấy công tác phòng, chống dịch bệnh chưa được quan tâm đúng mức; đại biểu băn khoăn việc phân cấp thẩm quyền giữa Chính phủ và địa phương về công bố dịch để có biện pháp đồng bộ, kịp thời, kiên quyết. Việc đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật cho các cơ sở khám, chữa bệnh không đồng bộ vừa lãng phí vừa gây dư luận không tốt ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế còn rất khó khăn, người cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế chỉ đạt tỷ lệ 25% trong khi nhà nước hỗ trợ 70% mức đóng. Về phòng, chống tham nhũng, báo cáo còn ít định lượng mà chủ yếu là định tính; đề nghị Chính phủ cần có đánh giá cụ thể tình hình tham nhũng trong từng ngành, từng lĩnh vực và chất lượng, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành thực thi công vụ của hệ thống hành chính..

Đại biểu phân vân báo cáo tỷ lệ che phủ rừng đạt chỉ tiêu, vì trồng mới và chăm sóc, bảo vệ rừng chưa đạt. Tỷ lệ huy động thuế và lệ phí của các địa phương vào ngân sách rất khác nhau, có địa phương đạt 8% song có địa phương đạt 24%, như thế nào là phù hợp, vì có địa phương chưa phản ánh đúng khả năng để tăng thu.
 
Phien-hop-toan-the-cua-Quoc-hoi-tai-Phong-hop-Dien-Hong.jpg
Phiên họp toàn thể của Quốc hội tại Phòng họp Diên Hồng

Theo báo cáo của Chính phủ, nợ công nước ta vẫn trong ở ngưỡng an toàn, nhưng cử tri lo lắng với tốc độ nợ công ngày càng tăng thì trong tương lai lấy nguồn đâu để trả và lúc đó ta có bị lệ thuộc vào nước ngoài không ?. Việc thực hiện chính sách ưu đãi thuế cho các tỉnh nghèo trong sản xuất nông nghiệp là tốt, nhưng khi thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng mới đã gây thất thu cho tỉnh Gia Lai 380 tỷ đồng. Trong tình hình thu ngân sách khó khăn như hiện nay, mặt khác tình hình an ninh chính trị diễn biến phức tạp, khó lường, Chính phủ cần tính đến việc thực hiện quỹ dự phòng ngân sách. Trong năm 2015, có thể chưa thực hiện nhưng trong tương lai xa hơn cần xem xét việc thực hiện thuế sử dụng đất nông nghiệp (hiện nay chưa thu được thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đất trong hạn điền). Vấn đề đầu tư cho phát triển, trong thời gian qua Chính phủ đã có nhiều đổi mới, tuy nhiên việc đầu tư kết cấu hạ tầng cho các tỉnh nghèo còn thấp; đề nghị Chính phủ tập trung đầu tư hoàn chỉnh các công trình đang thi công dở dang để đưa vào sử dụng nhằm tránh lãng phí và tránh đầu tư dàn trải. Về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nên tập trung đầu tư hỗ trợ sản xuất cho nhân dân để phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững. Việc chuyển rừng nghèo sang trồng cao su chưa thấy hiệu quả gì, trong khi nhân dân thiếu đất sản xuất; đề nghị Chính phủ xem xét việc chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang đất sản xuất nông nghiệp để địa phương giao cho nhân dân thiếu đất sản xuất.

Về nhiệm vụ năm 2015, đề nghị Chính phủ tập trung điều hành tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống của nhân dân; đánh giá tác động của các chính sách, pháp luật đã ban hành có liên quan (như thuế, tín dụng, nông nghiệp, nông thôn…) để xem xét tính hiệu quả, điều chỉnh kịp thời; nghiên cứu định hướng phát triển kinh tế vùng và liên kết vùng để bố trí nguồn lực đầu tư phát triển theo lộ trình; xem xét lại tỷ lệ nhập siêu, phấn đấu không nhập siêu vì qua hoạt động đối ngoại của Chính phủ, sẽ có nhiều nước mở cửa cho hàng hóa của nước ta. Cần xem lại chỉ tiêu số xã đạt chuẩn y tế là 55% và tỷ lệ che phủ rừng 42% để bảo đảm sát thực hơn.

Ngày 22-10-2014, Quốc hội làm việc tại hội trường nghe Chính phủ trình bày Tờ trìnhỦy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội thẩm tra dự án Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; Ủy ban TƯMTTQ Việt Nam trình bày Tờ trình và Ủy ban pháp luật của Quốc hội thẩm tra dự án Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi). Đồng thời, thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi)./.
Duy Hiếu