> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Thảo luận 2 dự án: Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật tạm giữ, tạm giam

Thảo luận 2 dự án: Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật tạm giữ, tạm giam

03/06/2015
Ngày làm việc thứ 11 của kỳ họp thứ chín, chiều 02/6, Quốc hội thảo luận ở tổ đối với 02 dự án: Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật tạm giữ, tạm giam.
 
Bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hoạt động điều tra hình sự

Để tiếp tục thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng về cải cách tư pháp và đổi mới tổ chức, hoạt động của Cơ quan điều tra phù hợp với Hiến pháp năm 2013, sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; ghi nhận, tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hoạt động điều tra hình sự, khắc phục những hạn chế, bất cập của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004, được sửa đổi, bổ sung một số điều vào các năm 2006, 2009; Chính phủ vừa trình kỳ họp thứ chín của Quốc hội dự án Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự gồm 10 chương với 75 điều.

Dự thảo Luật quy định về tổ chức, các nguyên tắc, phân công, phân cấp, phân quyền về điều tra, quan hệ phối hợp, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan điều tra hình sự, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng, Điều tra viên trong hoạt động điều tra hình sự. Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra của Công an nhân dân, Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Quyền hạn của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Quan hệ phân công và phối hợp trong hoạt động điều tra…
Qua thảo luận ở tổ ĐBQH số 5, nhiều đại biểu tán thành bổ sung quy định cơ quan Kiểm ngư, cơ quan Thuế được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; tán thành với quy định trách nhiệm của Công an xã, phường, thị trấn, đồn Công an là cơ quan trực tiếp và đầu tiên tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm. Việc giao các cơ quan này việc tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển cho Cơ quan điều tra chuyên trách, phối hợp với Cơ quan điều tra trong hoạt động điều tra hình sự là phù hợp, nhất là ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa cùng với quy định giới hạn trong một số loại tội phạm nhất định, mà không nên mở ra đối với mọi loại tội phạm.

Có kiến cho rằng, mô hình tổ chức Cơ quan điều tra hiện nay còn có sự phân công không hợp lý giữa các cơ quan điều tra các cấp. Theo định hướng cải cách tư pháp của Đảng thì Tòa án nhân dân cấp huyện được tăng thẩm quyền xét xử các tội có mức hình phạt đến 15 năm tù thì thẩm quyền của Cơ quan điều tra cấp huyện cần được tăng cường tương ứng. Tuy nhiên, dự thảo Luật chưa thể hiện được yêu cầu nêu trên mà vẫn quy định theo hướng Cơ quan điều tra của Bộ và Cơ quan điều tra cấp tỉnh vẫn điều tra một số tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp huyện, điều này là chưa thật hợp lý. Do đó, ý kiến này đề nghị cụ thể hóa rõ hơn những tiêu chí để xác định thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra các cấp, nhất là đối với Cơ quan điều tra cấp Bộ…

Đại biểu Hà Công Long (Gia Lai) đề nghị: “Cần rà soát các quy định của dự thảo Luật để bảo đảm thống nhất với Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Hiện nay, cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoạt động theo quy chế do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành. Theo Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Do vậy, dự thảo Luật cần phải phù hợp, thống nhất với những quy định đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành”.

Về bổ sung quy định nhằm bảo đảm sự phối hợp, kiểm soát giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, đại biểu Trần Đình Thu (Gia Lai) phát biểu: “Trong thực tiễn lâu nay Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát; đối với những yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát, nếu không nhất trí thì Cơ quan điều tra vẫn phải chấp hành nhưng có quyền kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Tuy nhiên, vấn đề là khoảng trống độ trễ trong thời gian chờ Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết kiến nghị của Cơ quan điều tra thì hoạt động điều tra như thế nào ? Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra hay là chờ Viện kiểm sát trả lời ? Cơ quan nào có thẩm quyền giám sát đối với Viện kiểm sát trong trường hợp này ? cần được cụ thể hóa trong Luật nhằm bảo đảm không để xảy ra oan, sai trong hoạt động điều tra”.

22.jpg
Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ

Hoạt động điều tra có vai trò rất quan trọng trong việc xác định sự thật khách quan của một vụ án hình sự, vì vậy Điều tra viên là một nghề đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao. Điều tra viên là một chức danh tư pháp nên tiêu chuẩn Điều tra viên cũng cần phải phù hợp với tiêu chuẩn của các chức danh tư pháp khác (Thẩm phán, Kiểm sát viên).

Đối với tiêu chuẩn điều tra viên, đại biểu Trần Đình Thu (Gia Lai) tán thành với Điều 46 dự thảo Luật, đồng thời đề nghị bổ sung quy định những vấn đề rất quan trọng như: trình độ đào tạo, Ngạch Điều tra viên, số ngạch Điều tra viên ở mỗi cấp, việc thi vào ngạch, nâng ngạch… và tán thành với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp bổ sung tiêu chuẩn “đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên”, là một trong những tiêu chuẩn để bổ nhiệm Điều tra viên nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng Điều tra viên, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

Vấn đề bổ sung quyền khởi kiện của người bị tạm giữ, người bị tạm giam

Tạm giữ, tạm giam là các biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, do cơ quan, người tiến hành tố tụng áp dụng đối với người bị bắt quả tang, truy nã, khẩn cấp và đối với bị can, bị cáo nhằm cách ly họ ra khỏi đời sống xã hội một thời gian nhất định để ngăn chặn họ tiếp tục phạm tội, ngăn chặn hành vi trốn tránh việc điều tra, truy tố, xét xử, cản trở việc xác định sự thật của vụ án hoặc để bảo đảm thi hành án.

Tạm giữ, tạm giam có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do, dân chủ của cá nhân. Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật; cùng với đó, khoản 2 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 cũng quy định việc giam, giữ người do luật định.

Trên cơ sở quán triệt và thể chế hoá chủ trương, quan điểm chỉ đạo Đảng, chính sách của Nhà nước về thực hiện chế độ tạm giữ, tạm giam; Đồng thời, cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; đặt trong tổng thể và bảo đảm đồng bộ với quá trình cải cách bộ máy nhà nước, cải cách tư pháp, cải cách hành chính ở nước ta; Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an vừa có tờ trình Quốc hội về dự án Luật tạm giữ, tạm giam gồm 11 chương, 87 điều.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp nhận thấy, dự án Luật đã được Chính phủ chuẩn bị tương đối công phu. Hồ sơ dự án Luật đáp ứng yêu cầu của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

Quá trình thẩm tra, thảo luận dự án Luật nổi lên các vấn đề: Tên gọi của dự thảo Luật. Vấn đề khởi kiện trong thực hiện chế độ tạm giữ, tạm giam. Về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Về hệ thống tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành tạm giữ, tạm giam. Về quản lý tạm giữ, tạm giam và chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam. Quản lý, chế độ đối với người bị kết án tử hình bị tạm giam. Kiểm sát chế độ tạm giữ, tạm giam. Điều kiện bảo đảm thực hiện chế độ tạm giữ, tạm giam…

Nhiều đại biểu tán thành với tên dự thảo là Luật thi hành tạm giữ, tạm giam nhằm phù hợp với phạm vi điều chỉnh của dự án Luật này (điều chỉnh các vấn đề có liên quan đến việc thi hành quyết định tạm giữ, tạm giam, quản lý nhà nước; quản lý nhà tạm giữ, trại tạm giam; quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác tạm giữ, tạm giam).

33.jpg
ĐBQH Trần Đình Thu phát biểu về 2 dự án Luật ở tổ

Đại biểu Hà Công Long (Gia Lai) đề nghị dự thảo Luật cần quy định rõ chủ thể có thẩm quyền giám sát hoạt động tạm giữ, tạm giam, cụ thể là Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Quốc hội, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, không nên ghi chung là “cơ quan nhà nước”. Đại biểu xét thấy Điều 60 khoản 2 điểm đ dự án Luật tạm giữ, tạm giam ghi “Yêu cầu trả tự do ngay cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền”; quy định này chưa phù hợp với Điều 22 khoản 2 điểm d Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định: “ Quyết định trả tự do ngay cho người bị tạm giữ, tạm giam không có căn cứ và trái pháp luật”. Đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát, chỉnh lý theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.

Về vấn đề khởi kiện trong thực hiện chế độ tạm giữ, tạm giam, đại biểu Trần Đình Thu (Gia Lai) đề nghị bổ sung quyền khởi kiện của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là hợp lý nhằm bảo đảm tốt hơn lợi ích hợp pháp của họ trong điều kiện họ đang bị tạm giữ, tạm giam nên khó có thể tự mình thực hiện được quyền khiếu nại khi thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm nhưng chưa được giải quyết; song phạm vi khởi kiện và Tòa án giải quyết như thế nào thì dự thảo Luật cần quy định cụ thể.

Trong thời gian qua, đã xảy ra trường hợp oan, sai, bức cung, nhục hình; do vậy để bảo đảm quyền của người bị tạm giữ, người bị tam giam, đại biểu Trần Đình Thu đồng ý với ý kiến của đại biểu Kim Thúy - Đà Nẵng là cần quy định cụ thể trong dự thảo Luật theo hướng hạn chế quyền gì thì ghi vào luật, ngoài những quyền bị hạn chế, họ vẫn còn quyền con người, các quyền khác theo quy định của Hiến pháp; việc liệt kê quá dài dòng không phù hợp và không bảo đảm tính ổn định lâu dài của Luật. Đối với chế độ của người bị tạm giữ, người bị tam giam, đại biểu Trần Đình Thu tán thành quy định của dự thảo Luật, thể hiện chế độ ưu việt của Nhà nước ta.

Nhiều ý kiến đề nghị, dự án Luật cần quy định cụ thể cả về quyền hạn và trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của các chủ thể thực hiện nhiệm vụ quản lý tạm giữ, tạm giam trong việc bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

Tình trạng bức cung, nhục hình trong thời gian qua đã gây bức xúc trong dư luận nhân dân, chủ yếu xảy ra trong quá trình điều tra, nhất là giai đoạn tiền khởi tố đối với người bị tạm giữ, tạm giam. Mặc dù việc bức cung, dùng nhục hình không phải do người quản lý tạm giữ, tạm giam gây ra, nhưng các vụ việc đó lại xảy ra trong Nhà tạm giữ, Trại tạm giam. Để tăng cường công tác chống bức cung, nhục hình, đề nghị Chính phủ nghiên cứu quy định ngay trong dự án Luật về việc thiết kế hệ thống các phòng hỏi cung, các hình thức giám sát, kiểm tra, kiểm sát việc hỏi cung, quyền giám sát việc hỏi cung của người quản lý tạm giữ, tạm giam; việc trích xuất bị can, bị cáo, người bị tạm giữ để lấy lời khai; việc kiểm tra sức khỏe người bị tạm giữ, tạm giam trước và sau trích xuất; trách nhiệm của Nhà tạm giữ, Trại tạm giam khi có bức cung, nhục hình trong giai đoạn tạm giữ, tạm giam.... để bảo đảm căn cứ pháp lý cụ thể cho việc tổ chức thực hiện. Nhất là trong việc xác định trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền trong tạm giữ, tạm giam.

Dự thảo Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự và dự thảo Luật tạm giữ, tạm giam sẽ được kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII thảo luận ở hội trường vào ngày 19/6/2015.
 
Duy Hiếu (tổng hợp)

Thảo luận 2 dự án: Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật tạm giữ, tạm giam

03/06/2015
Ngày làm việc thứ 11 của kỳ họp thứ chín, chiều 02/6, Quốc hội thảo luận ở tổ đối với 02 dự án: Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật tạm giữ, tạm giam.
 
Bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hoạt động điều tra hình sự

Để tiếp tục thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng về cải cách tư pháp và đổi mới tổ chức, hoạt động của Cơ quan điều tra phù hợp với Hiến pháp năm 2013, sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; ghi nhận, tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hoạt động điều tra hình sự, khắc phục những hạn chế, bất cập của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004, được sửa đổi, bổ sung một số điều vào các năm 2006, 2009; Chính phủ vừa trình kỳ họp thứ chín của Quốc hội dự án Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự gồm 10 chương với 75 điều.

Dự thảo Luật quy định về tổ chức, các nguyên tắc, phân công, phân cấp, phân quyền về điều tra, quan hệ phối hợp, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan điều tra hình sự, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng, Điều tra viên trong hoạt động điều tra hình sự. Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra của Công an nhân dân, Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Quyền hạn của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Quan hệ phân công và phối hợp trong hoạt động điều tra…
Qua thảo luận ở tổ ĐBQH số 5, nhiều đại biểu tán thành bổ sung quy định cơ quan Kiểm ngư, cơ quan Thuế được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; tán thành với quy định trách nhiệm của Công an xã, phường, thị trấn, đồn Công an là cơ quan trực tiếp và đầu tiên tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm. Việc giao các cơ quan này việc tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển cho Cơ quan điều tra chuyên trách, phối hợp với Cơ quan điều tra trong hoạt động điều tra hình sự là phù hợp, nhất là ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa cùng với quy định giới hạn trong một số loại tội phạm nhất định, mà không nên mở ra đối với mọi loại tội phạm.

Có kiến cho rằng, mô hình tổ chức Cơ quan điều tra hiện nay còn có sự phân công không hợp lý giữa các cơ quan điều tra các cấp. Theo định hướng cải cách tư pháp của Đảng thì Tòa án nhân dân cấp huyện được tăng thẩm quyền xét xử các tội có mức hình phạt đến 15 năm tù thì thẩm quyền của Cơ quan điều tra cấp huyện cần được tăng cường tương ứng. Tuy nhiên, dự thảo Luật chưa thể hiện được yêu cầu nêu trên mà vẫn quy định theo hướng Cơ quan điều tra của Bộ và Cơ quan điều tra cấp tỉnh vẫn điều tra một số tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp huyện, điều này là chưa thật hợp lý. Do đó, ý kiến này đề nghị cụ thể hóa rõ hơn những tiêu chí để xác định thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra các cấp, nhất là đối với Cơ quan điều tra cấp Bộ…

Đại biểu Hà Công Long (Gia Lai) đề nghị: “Cần rà soát các quy định của dự thảo Luật để bảo đảm thống nhất với Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Hiện nay, cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoạt động theo quy chế do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành. Theo Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Do vậy, dự thảo Luật cần phải phù hợp, thống nhất với những quy định đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành”.

Về bổ sung quy định nhằm bảo đảm sự phối hợp, kiểm soát giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, đại biểu Trần Đình Thu (Gia Lai) phát biểu: “Trong thực tiễn lâu nay Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát; đối với những yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát, nếu không nhất trí thì Cơ quan điều tra vẫn phải chấp hành nhưng có quyền kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Tuy nhiên, vấn đề là khoảng trống độ trễ trong thời gian chờ Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết kiến nghị của Cơ quan điều tra thì hoạt động điều tra như thế nào ? Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra hay là chờ Viện kiểm sát trả lời ? Cơ quan nào có thẩm quyền giám sát đối với Viện kiểm sát trong trường hợp này ? cần được cụ thể hóa trong Luật nhằm bảo đảm không để xảy ra oan, sai trong hoạt động điều tra”.

22.jpg
Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ

Hoạt động điều tra có vai trò rất quan trọng trong việc xác định sự thật khách quan của một vụ án hình sự, vì vậy Điều tra viên là một nghề đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao. Điều tra viên là một chức danh tư pháp nên tiêu chuẩn Điều tra viên cũng cần phải phù hợp với tiêu chuẩn của các chức danh tư pháp khác (Thẩm phán, Kiểm sát viên).

Đối với tiêu chuẩn điều tra viên, đại biểu Trần Đình Thu (Gia Lai) tán thành với Điều 46 dự thảo Luật, đồng thời đề nghị bổ sung quy định những vấn đề rất quan trọng như: trình độ đào tạo, Ngạch Điều tra viên, số ngạch Điều tra viên ở mỗi cấp, việc thi vào ngạch, nâng ngạch… và tán thành với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp bổ sung tiêu chuẩn “đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên”, là một trong những tiêu chuẩn để bổ nhiệm Điều tra viên nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng Điều tra viên, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

Vấn đề bổ sung quyền khởi kiện của người bị tạm giữ, người bị tạm giam

Tạm giữ, tạm giam là các biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, do cơ quan, người tiến hành tố tụng áp dụng đối với người bị bắt quả tang, truy nã, khẩn cấp và đối với bị can, bị cáo nhằm cách ly họ ra khỏi đời sống xã hội một thời gian nhất định để ngăn chặn họ tiếp tục phạm tội, ngăn chặn hành vi trốn tránh việc điều tra, truy tố, xét xử, cản trở việc xác định sự thật của vụ án hoặc để bảo đảm thi hành án.

Tạm giữ, tạm giam có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do, dân chủ của cá nhân. Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật; cùng với đó, khoản 2 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 cũng quy định việc giam, giữ người do luật định.

Trên cơ sở quán triệt và thể chế hoá chủ trương, quan điểm chỉ đạo Đảng, chính sách của Nhà nước về thực hiện chế độ tạm giữ, tạm giam; Đồng thời, cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; đặt trong tổng thể và bảo đảm đồng bộ với quá trình cải cách bộ máy nhà nước, cải cách tư pháp, cải cách hành chính ở nước ta; Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an vừa có tờ trình Quốc hội về dự án Luật tạm giữ, tạm giam gồm 11 chương, 87 điều.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp nhận thấy, dự án Luật đã được Chính phủ chuẩn bị tương đối công phu. Hồ sơ dự án Luật đáp ứng yêu cầu của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

Quá trình thẩm tra, thảo luận dự án Luật nổi lên các vấn đề: Tên gọi của dự thảo Luật. Vấn đề khởi kiện trong thực hiện chế độ tạm giữ, tạm giam. Về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Về hệ thống tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành tạm giữ, tạm giam. Về quản lý tạm giữ, tạm giam và chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam. Quản lý, chế độ đối với người bị kết án tử hình bị tạm giam. Kiểm sát chế độ tạm giữ, tạm giam. Điều kiện bảo đảm thực hiện chế độ tạm giữ, tạm giam…

Nhiều đại biểu tán thành với tên dự thảo là Luật thi hành tạm giữ, tạm giam nhằm phù hợp với phạm vi điều chỉnh của dự án Luật này (điều chỉnh các vấn đề có liên quan đến việc thi hành quyết định tạm giữ, tạm giam, quản lý nhà nước; quản lý nhà tạm giữ, trại tạm giam; quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác tạm giữ, tạm giam).

33.jpg
ĐBQH Trần Đình Thu phát biểu về 2 dự án Luật ở tổ

Đại biểu Hà Công Long (Gia Lai) đề nghị dự thảo Luật cần quy định rõ chủ thể có thẩm quyền giám sát hoạt động tạm giữ, tạm giam, cụ thể là Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Quốc hội, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, không nên ghi chung là “cơ quan nhà nước”. Đại biểu xét thấy Điều 60 khoản 2 điểm đ dự án Luật tạm giữ, tạm giam ghi “Yêu cầu trả tự do ngay cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền”; quy định này chưa phù hợp với Điều 22 khoản 2 điểm d Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định: “ Quyết định trả tự do ngay cho người bị tạm giữ, tạm giam không có căn cứ và trái pháp luật”. Đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát, chỉnh lý theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.

Về vấn đề khởi kiện trong thực hiện chế độ tạm giữ, tạm giam, đại biểu Trần Đình Thu (Gia Lai) đề nghị bổ sung quyền khởi kiện của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là hợp lý nhằm bảo đảm tốt hơn lợi ích hợp pháp của họ trong điều kiện họ đang bị tạm giữ, tạm giam nên khó có thể tự mình thực hiện được quyền khiếu nại khi thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm nhưng chưa được giải quyết; song phạm vi khởi kiện và Tòa án giải quyết như thế nào thì dự thảo Luật cần quy định cụ thể.

Trong thời gian qua, đã xảy ra trường hợp oan, sai, bức cung, nhục hình; do vậy để bảo đảm quyền của người bị tạm giữ, người bị tam giam, đại biểu Trần Đình Thu đồng ý với ý kiến của đại biểu Kim Thúy - Đà Nẵng là cần quy định cụ thể trong dự thảo Luật theo hướng hạn chế quyền gì thì ghi vào luật, ngoài những quyền bị hạn chế, họ vẫn còn quyền con người, các quyền khác theo quy định của Hiến pháp; việc liệt kê quá dài dòng không phù hợp và không bảo đảm tính ổn định lâu dài của Luật. Đối với chế độ của người bị tạm giữ, người bị tam giam, đại biểu Trần Đình Thu tán thành quy định của dự thảo Luật, thể hiện chế độ ưu việt của Nhà nước ta.

Nhiều ý kiến đề nghị, dự án Luật cần quy định cụ thể cả về quyền hạn và trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của các chủ thể thực hiện nhiệm vụ quản lý tạm giữ, tạm giam trong việc bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

Tình trạng bức cung, nhục hình trong thời gian qua đã gây bức xúc trong dư luận nhân dân, chủ yếu xảy ra trong quá trình điều tra, nhất là giai đoạn tiền khởi tố đối với người bị tạm giữ, tạm giam. Mặc dù việc bức cung, dùng nhục hình không phải do người quản lý tạm giữ, tạm giam gây ra, nhưng các vụ việc đó lại xảy ra trong Nhà tạm giữ, Trại tạm giam. Để tăng cường công tác chống bức cung, nhục hình, đề nghị Chính phủ nghiên cứu quy định ngay trong dự án Luật về việc thiết kế hệ thống các phòng hỏi cung, các hình thức giám sát, kiểm tra, kiểm sát việc hỏi cung, quyền giám sát việc hỏi cung của người quản lý tạm giữ, tạm giam; việc trích xuất bị can, bị cáo, người bị tạm giữ để lấy lời khai; việc kiểm tra sức khỏe người bị tạm giữ, tạm giam trước và sau trích xuất; trách nhiệm của Nhà tạm giữ, Trại tạm giam khi có bức cung, nhục hình trong giai đoạn tạm giữ, tạm giam.... để bảo đảm căn cứ pháp lý cụ thể cho việc tổ chức thực hiện. Nhất là trong việc xác định trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền trong tạm giữ, tạm giam.

Dự thảo Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự và dự thảo Luật tạm giữ, tạm giam sẽ được kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII thảo luận ở hội trường vào ngày 19/6/2015.
 
Duy Hiếu (tổng hợp)