> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Tiến hành kiên trì, liên tục để ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng

Tiến hành kiên trì, liên tục để ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng

23/10/2014
Đảng và Nhà nước đã thể hiện quyết tâm chính trị rất cao và luôn xác định công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) là lĩnh vực khó khăn, phức tạp, phải tiến hành kiên trì, liên tục để ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng. Với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, công tác PCTN trong năm 2014 đạt kết quả tích cực trên một số mặt công tác sau:

Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

Về xây dựng thể chế, Chính phủ đã thảo luận, cho ý kiến về mục tiêu, định hướng, nội dung cơ bản của một số dự án luật (Bộ Luật hình sự, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật công an nhân dân (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan quân đội nhân dân, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật...) để trình Quốc hội và đã ban hành 91 Nghị định, 74 Nghị quyết; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 56 quyết định trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần tăng cường thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.

Các ngành, các cấp đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN (tổ chức 62.728 lớp tuyên truyền, quán triệt pháp luật về PCTN cho 3.866.962  lượt người; duy trì việc tuyên truyền các quy định về phòng, chống tham nhũng trên các phương tiện thông tin đại chúng); đồng thời, gắn với quán triệt việc thi hành Hiến pháp năm 2013, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo các ngành, các cấp đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách chế độ công chức, công vụ tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính. Công bố công khai, minh bạch mọi chính sách, người chịu trách nhiệm và thời hạn giải quyết công việc của các cơ quan nhà nước, các đơn vị cung cấp dịch vụ công, đồng thời tăng cường trách nhiệm giải trình trên các lĩnh vực quản lý nhà nước.Việc công khai, minh bạch ngày càng cụ thể, được thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau như công khai trong việc mua sắm tài sản công, đấu thầu, tiêu chí bổ nhiệm cán bộ; việc hoạch định, xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, định mức, tiêu chuẩn… đều được công khai lấy ý kiến rộng rãi. Đáng chú ý là môi trường kinh doanh đã có bước tiến đáng kể so với các năm trước đây nhất là trong việc tiếp cận đất đai và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.

Các bộ, ngành, địa phương đã chủ động ban hành và tổ chức thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành nhiệm vụ, công vụ nhất là khi tiếp xúc, giải quyết các yêu cầu của người dân, doanh nghiệp; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị để chấn chỉnh các sai phạm. Trong năm 2014, kiểm tra việc thực hiện tại 7.164 cơ quan, tổ chức, đơn vị, đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các sai phạm, trong đó số cán bộ, công chức vi phạm bị xử lý là 338 người.

Việc rà soát, ban hành các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn đã được đẩy mạnh trên nhiều lĩnh vực, đã ban hành mới 3.406 văn bản, huỷ bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung 1.723 văn bản về chế độ, định mức, tiêu chuẩn; tiến hành 7.349 cuộc kiểm tra việc thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn, phát hiện 212 vụ việc vi phạm, số người vi phạm là 144 người, kiến nghị xử lý kỷ luật 93 người, kiến nghị thu hồi và bồi thường 561 tỷ đồng (đã thu hồi 154 tỷ đồng).

Việc kiểm tra thực hiện các quy định của pháp luật về công khai, minh bạch cũng được các bộ, ngành, địa phương quan tâm thực hiện. Qua kiểm tra tại 8.683 cơ quan, tổ chức, đơn vị, đã phát hiện 81 đơn vị có vi phạm. Qua kiểm tra cho thấy vẫn còn tình trạng lạm dụng quy định về bí mật nhà nước để không công khai những nội dung cần phải công khai, minh bạch hoặc thu hẹp đối tượng, hình thức công khai, gây khó khăn cho việc tiếp cận thông tin của người dân và doanh nghiệp.

Tổng hợp kết quả minh bạch tài sản, thu nhập năm 2013 có 944.425 người đã kê khai tài sản, thu nhập trên tổng số 952.178 người phải kê khai (đạt 99,2%, tăng 0,7% so với năm 2012); số người chậm kê khai trong năm là 6.935 người; số lượng bản kê khai thuộc diện cấp ủy hoặc cấp trên quản lý: 201.345 bản. Có 914.245 bản kê khai đã công khai (đạt tỷ lệ 96,8% so với số bản đã kê khai, tăng 37,4% so với năm 2012). Có 05 người thuộc diện kê khai phải xác minh tài sản, thu nhập trong đó đã có 01 người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai không trung thực và 06 người bị xử lý kỷ luật do vi phạm thời hạn (chậm tổ chức việc kê khai và chậm kê khai). Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, tồn tại, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tiếp tục nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác minh bạch tài sản, thu nhập và yêu cầu xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Việc trả lương qua tài khoản đã được các cơ quan, tổ chức, đơn vị tích cực thực hiện, nhất là ở đô thị. Đây là bước khởi đầu quan trọng để tiến tới hạn chế dùng tiền mặt, góp phần phòng ngừa, hạn chế tham nhũng.

Nhằm hạn chế những bất cập, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 211/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. Theo báo cáo của các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan, có 48 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng, trong đó, 03 người bị xử lý hình sự, 05 người bị cách chức, 40 người bị xử lý kỷ luật các hình thức cảnh cáo, khiển trách.

Việc quy định xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng đã được điều chỉnh, bổ sung, có tác dụng đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong PCTN tại đơn vị mình phụ trách.

Việc chuyển đổi vị trí công tác tiếp tục được các bộ, ngành, địa phương thực hiện. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 150/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2007/NĐ-CP quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Từ đầu năm 2014 đến nay, các cấp, các ngành đã tiến hành chuyển đổi vị trí công tác 27.404 cán bộ, công chức, viên chức. Các bộ, ngành, địa phương có nhiều người được chuyển đổi vị trí công tác là: Bộ Tài chính (5.826 người), Ngân hàng Nhà nước (5.290 người), Đồng Nai (1.508 người), TP. Hồ Chí Minh (1.058 người), Sơn La (761 người) v.v…

Nhìn chung, các giải pháp phòng ngừa tham nhũng trong thời gian qua đã được tiếp tục thực hiện và có chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả quan trọng. Bốn giải pháp được đánh giá là có hiệu quả tích cực gồm: Cải cách hành chính; công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị (nhất là trách nhiệm giải trình trong việc thực thi công vụ); xây dựng, thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn và quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Hai giải pháp được đánh giá hiệu quả ở mức trung bình: Chuyển đổi vị trí công tác; xử lý trách nhiệm của người đứng đầu. Ba giải pháp nhiều ý kiến đánh giá hiệu quả thấp: Kê khai tài sản, thu nhập; đổi mới phương thức thanh toán và nộp lại quà tặng.

Về công tác thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng

Các cơ quan hành chính nhà nước đã triển khai 7.596 cuộc thanh tra hành chính và 193.508 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra phát hiện vi phạm 31.885 tỷ đồng, 4.717 ha đất; kiến nghị thu hồi ngân sách nhà nước 27.109 tỷ đồng và 3.661 ha đất; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý 4.776 tỷ đồng, 1.056 ha đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với 1.688 tập thể, 2.989 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 61 vụ. Toàn ngành thanh tra đã đôn đốc, kiểm tra 3.901 kết luận, thu hồi và xử lý 9.955 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 64,5%) và 283 ha đất (đạt tỷ lệ 80,6%).

Cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã tiếp 370.794 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; có 4.732 lượt đoàn đông người; đã giải quyết 37.716/44.426 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 84,9%. Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, các cơ quan hành chính nhà nước đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 24,8 tỷ đồng, 10,6 ha đất; trả lại cho tập thể, công dân 86,1 tỷ đồng, 20,2 ha đất; bảo vệ quyền lợi chính đáng cho 2.131 người; kiến nghị xử lý vi phạm hành chính 594 (đã xử lý 446 người), chuyển cơ quan điều tra 83 vụ.

Trong kỳ báo cáo, Kiểm toán Nhà nước đã ban hành 163 báo cáo kiểm toán, kiến nghị xử lý tài chính 13.626,4 tỷ đồng; trong đó: Các khoản tăng thu: 2.940,1 tỷ đồng; các khoản giảm chi: 3.942,4 tỷ đồng; các khoản phải nộp hoàn trả và quản lý qua NSNN: 5.049 tỷ đồng; các khoản nợ đọng phát hiện: 775,9 tỷ đồng; các kiến nghị xử lý khác: 919 tỷ đồng. Kiến nghị các bộ, ngành địa phương rà soát để hủy bỏ hoặc thay thế, sửa đổi, bổ sung 59 văn bản không phù hợp. Kiến nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền chỉ đạo tổ chức kiểm điểm, xem xét trách nhiệm để xử lý theo quy định đối với các tập thể và 30 cá nhân. Kiểm toán Nhà nước đã chuyển 05 vụ việc cho Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an để điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật; cung cấp 15 hồ sơ, tài liệu phục vụ điều tra, kiểm tra, giám sát.
 
Cac-đong-chi-Lanh-đao-va-nguyen-Lanh-đao-Đang-va-Nha-nuoc-tham-du-Phien-hop-toan-the-cua-Quoc-hoi.JPG
Các đồng chí Lãnh đạo và nguyên Lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Phiên họp toàn thể của Quốc hội

Nhìn chung, qua thanh tra, kiểm toán đã phát hiện nhiều vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, tham nhũng, phát hiện, làm rõ sai phạm và đề nghị xử lý nhiều vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng, dư luận xã hội quan tâm.

Công tác tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo về tham nhũng của công dân được các cơ quan chức năng thực hiện đúng quy định; có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các bộ, ngành, các cơ quan liên quan để giải quyết kịp thời.

Tuy nhiên, số vụ việc tham nhũng được phát hiện qua thanh tra, kiểm toán chưa tương xứng với tình hình thực tế. Việc chuyển các hồ sơ, tài liệu có dấu hiệu tham nhũng còn vướng mắc, các cơ quan vẫn chưa có sự thống nhất về tiêu chí đánh giá vụ việc cần chuyển cơ quan điều tra, nhất là các vụ phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp.
Qua giải quyết đơn thư cho thấy người dân tố cáo tham nhũng chưa nhiều, có nguyên nhân xuất phát từ việc người dân chưa tin vào việc xử lý, giải quyết của các cơ quan chức năng; công tác theo dõi, đôn đốc, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết các đơn, thư đã chuyển chưa thường xuyên; chưa chú trọng việc nghiên cứu, đánh giá kết quả giải quyết, do đó hạn chế việc nâng cao trách nhiệm và chất lượng giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền, trong khi cơ chế bảo vệ người tố cáo tuy đã có tiến bộ nhưng chưa đáp ứng tình hình nên vẫn còn tâm lý người tố cáo sợ bị trả thù.

Việc rà soát, đánh giá, sửa đổi, bổ sung khắc phục những sơ hở, bất cập của chính sách, pháp luật vẫn còn chậm. Việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị còn hình thức; một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng hiệu quả còn triển khai thiếu đồng bộ, kiểm tra đánh giá không thường xuyên nên tác dụng phòng ngừa còn hạn chế.

Việc tự phát hiện hành vi tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị còn yếu. Cán bộ, công chức, viên chức, người dân tố cáo tham nhũng ít, thiếu cơ chế hữu hiệu để bảo vệ và khuyến khích, khen thưởng người tố cáo tham nhũng.
Hiệu quả hoạt động của một số cơ quan, đơn vị có chức năng PCTN chưa đáp ứng yêu cầu (lực lượng còn thiếu, tính chuyên nghiệp không cao, cơ cấu tổ chức chưa hợp lý). Công tác phát hiện tham nhũng còn yếu, số vụ việc tham nhũng được phát hiện và xử lý qua hoạt động của cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra còn ít. Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng còn rất thấp. Việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm toán thiếu chế tài cụ thể, đủ mạnh để buộc các tổ chức, cá nhân phải chấp hành.

Việc xử lý một số vụ án tham nhũng chưa kịp thời; trong một số vụ án tham nhũng, việc phối hợp đánh giá chứng cứ, tội danh giữa các cơ quan tố tụng chưa thật chặt chẽ nên hiệu quả chưa cao. Công tác giám định tư pháp còn nhiều bất cập, thời gian giám định dài, kinh phí chi trả giám định lớn, kết luận giám định không thực sự rõ ràng, phải trưng cầu giám định nhiều lần, năng lực chuyên môn của giám định viên hạn chế...

Nguyên nhân chủ yếu là: Thể chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội trên một số lĩnh vực còn bất cập, sơ hở; năng lực của cán bộ, công chức làm công tác hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; một số quy định liên quan đến phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng, tội phạm tham nhũng còn thiếu dẫn đến khó khăn trong áp dụng pháp luật. Kỷ cương, kỷ luật trên nhiều ngành, lĩnh vực còn buông lỏng; cơ chế kiểm soát thực thi quyền lực qua công tác thanh tra, điều tra, kiểm sát, giám sát hiệu quả chưa cao, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ. Chế độ trách nhiệm, chế độ công vụ chưa rõ ràng, cụ thể nhất là ở những khâu, quy trình thủ tục liên quan tới công việc của người dân, doanh nghiệp. Một số cấp uỷ đảng, chính quyền chưa thực hiện tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ PCTN; chưa phát huy được hết sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của nhân dân trong công tác phòng, chống tham nhũng. Việc quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức chưa tốt. Vẫn còn cán bộ lãnh đạo chủ chốt, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo cao cấp thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống; chưa nêu gương trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với cơ quan thanh tra, kiểm toán trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng có lúc chưa chặt chẽ. Nhân chứng các vụ án tham nhũng và người tố cáo hành vi tham nhũng thường bị đe dọa, chịu sức ép từ nhiều phía, sợ bị trả thù, trù dập nên chưa hợp tác với cơ quan chức năng. Số vụ việc tham nhũng được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra còn ít do mục đích của hoạt động thanh tra, kiểm tra không chỉ nhằm phát hiện hành vi tham nhũng mà chủ yếu góp phần chấn chỉnh công tác quản lý; thời gian thanh tra, kiểm tra có hạn nên trong nhiều trường hợp không đủ thời gian để phát hiện tham nhũng; việc kiến nghị chuyển cơ quan điều tra chỉ thực hiện trong trường hợp có dấu hiệu cấu thành tội phạm, còn lại xử lý bằng các hình thức khác như: kỷ luật hành chính, xử lý về tài chính, tài sản (tăng thu, giảm chi, loại ra khỏi giá trị quyết toán, thu hồi tài sản…). Việc thu hồi tài sản tham nhũng đạt tỷ lệ thấp là do các đối tượng phạm tội tham nhũng thường là người có chức vụ, quyền hạn nên có khả năng và điều kiện để đối phó, che giấu tài sản; thời gian giải quyết các vụ án tham nhũng kéo dài (do mất nhiều thời gian giám định thiệt hại) dẫn đến các tài sản là tang vật của vụ án bị hư hỏng, xuống cấp, giảm giá trị khi bán đấu giá. Mặt khác, Việt Nam chưa có hệ thống đăng ký tài sản tập trung, thống nhất và minh bạch. Đối với ngành thanh tra, việc thu hồi tài sản qua thanh tra đạt tỷ lệ chưa cao do thiếu các quy định cưỡng chế về xử lý sau thanh tra. Việc thực hiện giám định tư pháp có nhiều khó khăn do quy định pháp luật về giám định trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, đất đai… chưa cụ thể, chưa rõ tính bắt buộc và chế tài xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân; đội ngũ giám định viên, người giám định, tổ chức giám định theo vụ việc tại các bộ, ngành Trung ương, địa phương còn thiếu nên việc trưng cầu gặp khó khăn. Vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, truyền thông và nhân dân trong PCTN chưa được phát huy đầy đủ.

Đánh giá về tình hình tham nhũng

Kết quả PCTN thời gian qua đã có tác dụng răn đe nhất định và hạn chế tham nhũng, tuy nhiên tình hình tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp. Tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh, phiền hà ở một bộ phận công chức, viên chức nhà nước vẫn diễn ra gây bức xúc đối với người dân và doanh nghiệp. Tình hình tham nhũng trong khu vực công vẫn còn nghiêm trọng, diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng; quản lý, sử dụng đất đai; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản và đầu tư công. 

Tham nhũng ngày càng tinh vi, khó phát hiện do các đối tượng tham nhũng thường có chức vụ, quyền hạn, có trình độ hiểu biết pháp luật, quan hệ rộng, liên kết với nhau thành các nhóm lợi ích. Tội phạm kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tín dụng, chứng khoán tiếp tục diễn biến phức tạp, gây thất thoát lớn tài sản của Nhà nước. Thiệt hại do tham nhũng gây ra đối với ngân sách nhà nước, tài sản của nhân dân, doanh nghiệp rất lớn nhưng giá trị tài sản thu hồi thấp.

Để công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu quả hơn trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Rà soát, kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với Hiến pháp; đề xuất sửa đổi các quy định của Bộ luật hình sự theo hướng: Bổ sung một số tội danh về tham nhũng; quy định cụ thể điều kiện miễn hoặc giảm hình phạt đối với người có hành vi tham nhũng nhưng chủ động khai báo, khắc phục hậu quả trước khi bị phát giác; nội luật hóa những quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng phù hợp với điều kiện Việt Nam. Triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTN năm 2012.

Thường xuyên tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí, làm cho thông tin được thông suốt, kịp thời phản ánh đúng tình hình và bản chất của sự việc, không đưa thông tin sai sự thật, gây dư luận không đúng về tình hình và những nỗ lực PCTN của Việt Nam.

Tiến hành sơ kết, đánh giá về mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động của các cơ quan chuyên trách về chống tham nhũng để có biện pháp về tổ chức và hoạt động của các cơ quan này, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác PCTN. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chế độ công vụ, có cơ chế hữu hiệu để xử lý triệt để hơn các trường hợp cán bộ, công chức vi phạm tiêu cực, tham nhũng.

Tăng cường đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03 tháng 01 năm 2014 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản”; Nghị quyết số 63/NQ/QH13 của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm; trong đó chú trọng phòng, chống tội phạm về kinh tế, chức vụ và tham nhũng; Chương trình hành động của Chính phủ về công tác PCTN, lãng phí giai đoạn 2012 - 2016.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, trong đó kiểm soát chặt chẽ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, việc thoái vốn đầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh chính của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, xử lý nợ xấu và hoạt động tín dụng. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước nhất là các lĩnh vực về quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tài sản công, tổ chức cán bộ, thuế, hải quan...; tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức, viên chức; chú trọng cải cách thực chất chế độ tiền lương, thực hiện chính sách tiền lương, đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thanh tra; việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp tại một số địa phương và kế hoạch kiểm tra, đôn đốc công tác PCTN tại một số cơ quan, tổ chức ở Trung ương, đồng thời tiếp tục thực hiện các giải pháp theo chương trình công tác hàng năm của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng để trao đổi cung cấp thông tin về tham nhũng. Xử lý kiên quyết, kịp thời các hành vi tham nhũng, thu hồi triệt để tài sản của Nhà nước bị chiếm đoạt, thất thoát.

Tiếp tục triển khai thực hiện Công ước Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng; tổ chức thành công đối thoại PCTN lần thứ 13; tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế về PCTN; tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế, tiếp thu những kinh nghiệm tốt của thế giới để nâng cao hiệu quả công tác PCTN ở Việt Nam.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, hiệp hội, đặc biệt là vai trò của các cơ quan thông tin, truyền thông và mỗi cán bộ, đảng viên, công dân trong PCTN./.
 
Duy Hiếu (lược ghi)

Tiến hành kiên trì, liên tục để ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng

23/10/2014
Đảng và Nhà nước đã thể hiện quyết tâm chính trị rất cao và luôn xác định công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) là lĩnh vực khó khăn, phức tạp, phải tiến hành kiên trì, liên tục để ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng. Với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, công tác PCTN trong năm 2014 đạt kết quả tích cực trên một số mặt công tác sau:

Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

Về xây dựng thể chế, Chính phủ đã thảo luận, cho ý kiến về mục tiêu, định hướng, nội dung cơ bản của một số dự án luật (Bộ Luật hình sự, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật công an nhân dân (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan quân đội nhân dân, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật...) để trình Quốc hội và đã ban hành 91 Nghị định, 74 Nghị quyết; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 56 quyết định trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần tăng cường thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.

Các ngành, các cấp đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN (tổ chức 62.728 lớp tuyên truyền, quán triệt pháp luật về PCTN cho 3.866.962  lượt người; duy trì việc tuyên truyền các quy định về phòng, chống tham nhũng trên các phương tiện thông tin đại chúng); đồng thời, gắn với quán triệt việc thi hành Hiến pháp năm 2013, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo các ngành, các cấp đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách chế độ công chức, công vụ tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính. Công bố công khai, minh bạch mọi chính sách, người chịu trách nhiệm và thời hạn giải quyết công việc của các cơ quan nhà nước, các đơn vị cung cấp dịch vụ công, đồng thời tăng cường trách nhiệm giải trình trên các lĩnh vực quản lý nhà nước.Việc công khai, minh bạch ngày càng cụ thể, được thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau như công khai trong việc mua sắm tài sản công, đấu thầu, tiêu chí bổ nhiệm cán bộ; việc hoạch định, xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, định mức, tiêu chuẩn… đều được công khai lấy ý kiến rộng rãi. Đáng chú ý là môi trường kinh doanh đã có bước tiến đáng kể so với các năm trước đây nhất là trong việc tiếp cận đất đai và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.

Các bộ, ngành, địa phương đã chủ động ban hành và tổ chức thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành nhiệm vụ, công vụ nhất là khi tiếp xúc, giải quyết các yêu cầu của người dân, doanh nghiệp; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị để chấn chỉnh các sai phạm. Trong năm 2014, kiểm tra việc thực hiện tại 7.164 cơ quan, tổ chức, đơn vị, đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các sai phạm, trong đó số cán bộ, công chức vi phạm bị xử lý là 338 người.

Việc rà soát, ban hành các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn đã được đẩy mạnh trên nhiều lĩnh vực, đã ban hành mới 3.406 văn bản, huỷ bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung 1.723 văn bản về chế độ, định mức, tiêu chuẩn; tiến hành 7.349 cuộc kiểm tra việc thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn, phát hiện 212 vụ việc vi phạm, số người vi phạm là 144 người, kiến nghị xử lý kỷ luật 93 người, kiến nghị thu hồi và bồi thường 561 tỷ đồng (đã thu hồi 154 tỷ đồng).

Việc kiểm tra thực hiện các quy định của pháp luật về công khai, minh bạch cũng được các bộ, ngành, địa phương quan tâm thực hiện. Qua kiểm tra tại 8.683 cơ quan, tổ chức, đơn vị, đã phát hiện 81 đơn vị có vi phạm. Qua kiểm tra cho thấy vẫn còn tình trạng lạm dụng quy định về bí mật nhà nước để không công khai những nội dung cần phải công khai, minh bạch hoặc thu hẹp đối tượng, hình thức công khai, gây khó khăn cho việc tiếp cận thông tin của người dân và doanh nghiệp.

Tổng hợp kết quả minh bạch tài sản, thu nhập năm 2013 có 944.425 người đã kê khai tài sản, thu nhập trên tổng số 952.178 người phải kê khai (đạt 99,2%, tăng 0,7% so với năm 2012); số người chậm kê khai trong năm là 6.935 người; số lượng bản kê khai thuộc diện cấp ủy hoặc cấp trên quản lý: 201.345 bản. Có 914.245 bản kê khai đã công khai (đạt tỷ lệ 96,8% so với số bản đã kê khai, tăng 37,4% so với năm 2012). Có 05 người thuộc diện kê khai phải xác minh tài sản, thu nhập trong đó đã có 01 người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai không trung thực và 06 người bị xử lý kỷ luật do vi phạm thời hạn (chậm tổ chức việc kê khai và chậm kê khai). Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, tồn tại, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tiếp tục nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác minh bạch tài sản, thu nhập và yêu cầu xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Việc trả lương qua tài khoản đã được các cơ quan, tổ chức, đơn vị tích cực thực hiện, nhất là ở đô thị. Đây là bước khởi đầu quan trọng để tiến tới hạn chế dùng tiền mặt, góp phần phòng ngừa, hạn chế tham nhũng.

Nhằm hạn chế những bất cập, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 211/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. Theo báo cáo của các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan, có 48 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng, trong đó, 03 người bị xử lý hình sự, 05 người bị cách chức, 40 người bị xử lý kỷ luật các hình thức cảnh cáo, khiển trách.

Việc quy định xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng đã được điều chỉnh, bổ sung, có tác dụng đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong PCTN tại đơn vị mình phụ trách.

Việc chuyển đổi vị trí công tác tiếp tục được các bộ, ngành, địa phương thực hiện. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 150/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2007/NĐ-CP quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Từ đầu năm 2014 đến nay, các cấp, các ngành đã tiến hành chuyển đổi vị trí công tác 27.404 cán bộ, công chức, viên chức. Các bộ, ngành, địa phương có nhiều người được chuyển đổi vị trí công tác là: Bộ Tài chính (5.826 người), Ngân hàng Nhà nước (5.290 người), Đồng Nai (1.508 người), TP. Hồ Chí Minh (1.058 người), Sơn La (761 người) v.v…

Nhìn chung, các giải pháp phòng ngừa tham nhũng trong thời gian qua đã được tiếp tục thực hiện và có chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả quan trọng. Bốn giải pháp được đánh giá là có hiệu quả tích cực gồm: Cải cách hành chính; công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị (nhất là trách nhiệm giải trình trong việc thực thi công vụ); xây dựng, thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn và quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Hai giải pháp được đánh giá hiệu quả ở mức trung bình: Chuyển đổi vị trí công tác; xử lý trách nhiệm của người đứng đầu. Ba giải pháp nhiều ý kiến đánh giá hiệu quả thấp: Kê khai tài sản, thu nhập; đổi mới phương thức thanh toán và nộp lại quà tặng.

Về công tác thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng

Các cơ quan hành chính nhà nước đã triển khai 7.596 cuộc thanh tra hành chính và 193.508 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra phát hiện vi phạm 31.885 tỷ đồng, 4.717 ha đất; kiến nghị thu hồi ngân sách nhà nước 27.109 tỷ đồng và 3.661 ha đất; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý 4.776 tỷ đồng, 1.056 ha đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với 1.688 tập thể, 2.989 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 61 vụ. Toàn ngành thanh tra đã đôn đốc, kiểm tra 3.901 kết luận, thu hồi và xử lý 9.955 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 64,5%) và 283 ha đất (đạt tỷ lệ 80,6%).

Cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã tiếp 370.794 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; có 4.732 lượt đoàn đông người; đã giải quyết 37.716/44.426 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 84,9%. Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, các cơ quan hành chính nhà nước đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 24,8 tỷ đồng, 10,6 ha đất; trả lại cho tập thể, công dân 86,1 tỷ đồng, 20,2 ha đất; bảo vệ quyền lợi chính đáng cho 2.131 người; kiến nghị xử lý vi phạm hành chính 594 (đã xử lý 446 người), chuyển cơ quan điều tra 83 vụ.

Trong kỳ báo cáo, Kiểm toán Nhà nước đã ban hành 163 báo cáo kiểm toán, kiến nghị xử lý tài chính 13.626,4 tỷ đồng; trong đó: Các khoản tăng thu: 2.940,1 tỷ đồng; các khoản giảm chi: 3.942,4 tỷ đồng; các khoản phải nộp hoàn trả và quản lý qua NSNN: 5.049 tỷ đồng; các khoản nợ đọng phát hiện: 775,9 tỷ đồng; các kiến nghị xử lý khác: 919 tỷ đồng. Kiến nghị các bộ, ngành địa phương rà soát để hủy bỏ hoặc thay thế, sửa đổi, bổ sung 59 văn bản không phù hợp. Kiến nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền chỉ đạo tổ chức kiểm điểm, xem xét trách nhiệm để xử lý theo quy định đối với các tập thể và 30 cá nhân. Kiểm toán Nhà nước đã chuyển 05 vụ việc cho Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an để điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật; cung cấp 15 hồ sơ, tài liệu phục vụ điều tra, kiểm tra, giám sát.
 
Cac-đong-chi-Lanh-đao-va-nguyen-Lanh-đao-Đang-va-Nha-nuoc-tham-du-Phien-hop-toan-the-cua-Quoc-hoi.JPG
Các đồng chí Lãnh đạo và nguyên Lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Phiên họp toàn thể của Quốc hội

Nhìn chung, qua thanh tra, kiểm toán đã phát hiện nhiều vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, tham nhũng, phát hiện, làm rõ sai phạm và đề nghị xử lý nhiều vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng, dư luận xã hội quan tâm.

Công tác tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo về tham nhũng của công dân được các cơ quan chức năng thực hiện đúng quy định; có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các bộ, ngành, các cơ quan liên quan để giải quyết kịp thời.

Tuy nhiên, số vụ việc tham nhũng được phát hiện qua thanh tra, kiểm toán chưa tương xứng với tình hình thực tế. Việc chuyển các hồ sơ, tài liệu có dấu hiệu tham nhũng còn vướng mắc, các cơ quan vẫn chưa có sự thống nhất về tiêu chí đánh giá vụ việc cần chuyển cơ quan điều tra, nhất là các vụ phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp.
Qua giải quyết đơn thư cho thấy người dân tố cáo tham nhũng chưa nhiều, có nguyên nhân xuất phát từ việc người dân chưa tin vào việc xử lý, giải quyết của các cơ quan chức năng; công tác theo dõi, đôn đốc, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết các đơn, thư đã chuyển chưa thường xuyên; chưa chú trọng việc nghiên cứu, đánh giá kết quả giải quyết, do đó hạn chế việc nâng cao trách nhiệm và chất lượng giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền, trong khi cơ chế bảo vệ người tố cáo tuy đã có tiến bộ nhưng chưa đáp ứng tình hình nên vẫn còn tâm lý người tố cáo sợ bị trả thù.

Việc rà soát, đánh giá, sửa đổi, bổ sung khắc phục những sơ hở, bất cập của chính sách, pháp luật vẫn còn chậm. Việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị còn hình thức; một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng hiệu quả còn triển khai thiếu đồng bộ, kiểm tra đánh giá không thường xuyên nên tác dụng phòng ngừa còn hạn chế.

Việc tự phát hiện hành vi tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị còn yếu. Cán bộ, công chức, viên chức, người dân tố cáo tham nhũng ít, thiếu cơ chế hữu hiệu để bảo vệ và khuyến khích, khen thưởng người tố cáo tham nhũng.
Hiệu quả hoạt động của một số cơ quan, đơn vị có chức năng PCTN chưa đáp ứng yêu cầu (lực lượng còn thiếu, tính chuyên nghiệp không cao, cơ cấu tổ chức chưa hợp lý). Công tác phát hiện tham nhũng còn yếu, số vụ việc tham nhũng được phát hiện và xử lý qua hoạt động của cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra còn ít. Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng còn rất thấp. Việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm toán thiếu chế tài cụ thể, đủ mạnh để buộc các tổ chức, cá nhân phải chấp hành.

Việc xử lý một số vụ án tham nhũng chưa kịp thời; trong một số vụ án tham nhũng, việc phối hợp đánh giá chứng cứ, tội danh giữa các cơ quan tố tụng chưa thật chặt chẽ nên hiệu quả chưa cao. Công tác giám định tư pháp còn nhiều bất cập, thời gian giám định dài, kinh phí chi trả giám định lớn, kết luận giám định không thực sự rõ ràng, phải trưng cầu giám định nhiều lần, năng lực chuyên môn của giám định viên hạn chế...

Nguyên nhân chủ yếu là: Thể chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội trên một số lĩnh vực còn bất cập, sơ hở; năng lực của cán bộ, công chức làm công tác hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; một số quy định liên quan đến phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng, tội phạm tham nhũng còn thiếu dẫn đến khó khăn trong áp dụng pháp luật. Kỷ cương, kỷ luật trên nhiều ngành, lĩnh vực còn buông lỏng; cơ chế kiểm soát thực thi quyền lực qua công tác thanh tra, điều tra, kiểm sát, giám sát hiệu quả chưa cao, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ. Chế độ trách nhiệm, chế độ công vụ chưa rõ ràng, cụ thể nhất là ở những khâu, quy trình thủ tục liên quan tới công việc của người dân, doanh nghiệp. Một số cấp uỷ đảng, chính quyền chưa thực hiện tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ PCTN; chưa phát huy được hết sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của nhân dân trong công tác phòng, chống tham nhũng. Việc quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức chưa tốt. Vẫn còn cán bộ lãnh đạo chủ chốt, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo cao cấp thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống; chưa nêu gương trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với cơ quan thanh tra, kiểm toán trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng có lúc chưa chặt chẽ. Nhân chứng các vụ án tham nhũng và người tố cáo hành vi tham nhũng thường bị đe dọa, chịu sức ép từ nhiều phía, sợ bị trả thù, trù dập nên chưa hợp tác với cơ quan chức năng. Số vụ việc tham nhũng được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra còn ít do mục đích của hoạt động thanh tra, kiểm tra không chỉ nhằm phát hiện hành vi tham nhũng mà chủ yếu góp phần chấn chỉnh công tác quản lý; thời gian thanh tra, kiểm tra có hạn nên trong nhiều trường hợp không đủ thời gian để phát hiện tham nhũng; việc kiến nghị chuyển cơ quan điều tra chỉ thực hiện trong trường hợp có dấu hiệu cấu thành tội phạm, còn lại xử lý bằng các hình thức khác như: kỷ luật hành chính, xử lý về tài chính, tài sản (tăng thu, giảm chi, loại ra khỏi giá trị quyết toán, thu hồi tài sản…). Việc thu hồi tài sản tham nhũng đạt tỷ lệ thấp là do các đối tượng phạm tội tham nhũng thường là người có chức vụ, quyền hạn nên có khả năng và điều kiện để đối phó, che giấu tài sản; thời gian giải quyết các vụ án tham nhũng kéo dài (do mất nhiều thời gian giám định thiệt hại) dẫn đến các tài sản là tang vật của vụ án bị hư hỏng, xuống cấp, giảm giá trị khi bán đấu giá. Mặt khác, Việt Nam chưa có hệ thống đăng ký tài sản tập trung, thống nhất và minh bạch. Đối với ngành thanh tra, việc thu hồi tài sản qua thanh tra đạt tỷ lệ chưa cao do thiếu các quy định cưỡng chế về xử lý sau thanh tra. Việc thực hiện giám định tư pháp có nhiều khó khăn do quy định pháp luật về giám định trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, đất đai… chưa cụ thể, chưa rõ tính bắt buộc và chế tài xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân; đội ngũ giám định viên, người giám định, tổ chức giám định theo vụ việc tại các bộ, ngành Trung ương, địa phương còn thiếu nên việc trưng cầu gặp khó khăn. Vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, truyền thông và nhân dân trong PCTN chưa được phát huy đầy đủ.

Đánh giá về tình hình tham nhũng

Kết quả PCTN thời gian qua đã có tác dụng răn đe nhất định và hạn chế tham nhũng, tuy nhiên tình hình tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp. Tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh, phiền hà ở một bộ phận công chức, viên chức nhà nước vẫn diễn ra gây bức xúc đối với người dân và doanh nghiệp. Tình hình tham nhũng trong khu vực công vẫn còn nghiêm trọng, diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng; quản lý, sử dụng đất đai; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản và đầu tư công. 

Tham nhũng ngày càng tinh vi, khó phát hiện do các đối tượng tham nhũng thường có chức vụ, quyền hạn, có trình độ hiểu biết pháp luật, quan hệ rộng, liên kết với nhau thành các nhóm lợi ích. Tội phạm kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tín dụng, chứng khoán tiếp tục diễn biến phức tạp, gây thất thoát lớn tài sản của Nhà nước. Thiệt hại do tham nhũng gây ra đối với ngân sách nhà nước, tài sản của nhân dân, doanh nghiệp rất lớn nhưng giá trị tài sản thu hồi thấp.

Để công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu quả hơn trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Rà soát, kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với Hiến pháp; đề xuất sửa đổi các quy định của Bộ luật hình sự theo hướng: Bổ sung một số tội danh về tham nhũng; quy định cụ thể điều kiện miễn hoặc giảm hình phạt đối với người có hành vi tham nhũng nhưng chủ động khai báo, khắc phục hậu quả trước khi bị phát giác; nội luật hóa những quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng phù hợp với điều kiện Việt Nam. Triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTN năm 2012.

Thường xuyên tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí, làm cho thông tin được thông suốt, kịp thời phản ánh đúng tình hình và bản chất của sự việc, không đưa thông tin sai sự thật, gây dư luận không đúng về tình hình và những nỗ lực PCTN của Việt Nam.

Tiến hành sơ kết, đánh giá về mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động của các cơ quan chuyên trách về chống tham nhũng để có biện pháp về tổ chức và hoạt động của các cơ quan này, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác PCTN. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chế độ công vụ, có cơ chế hữu hiệu để xử lý triệt để hơn các trường hợp cán bộ, công chức vi phạm tiêu cực, tham nhũng.

Tăng cường đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03 tháng 01 năm 2014 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản”; Nghị quyết số 63/NQ/QH13 của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm; trong đó chú trọng phòng, chống tội phạm về kinh tế, chức vụ và tham nhũng; Chương trình hành động của Chính phủ về công tác PCTN, lãng phí giai đoạn 2012 - 2016.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, trong đó kiểm soát chặt chẽ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, việc thoái vốn đầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh chính của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, xử lý nợ xấu và hoạt động tín dụng. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước nhất là các lĩnh vực về quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tài sản công, tổ chức cán bộ, thuế, hải quan...; tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức, viên chức; chú trọng cải cách thực chất chế độ tiền lương, thực hiện chính sách tiền lương, đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thanh tra; việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp tại một số địa phương và kế hoạch kiểm tra, đôn đốc công tác PCTN tại một số cơ quan, tổ chức ở Trung ương, đồng thời tiếp tục thực hiện các giải pháp theo chương trình công tác hàng năm của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng để trao đổi cung cấp thông tin về tham nhũng. Xử lý kiên quyết, kịp thời các hành vi tham nhũng, thu hồi triệt để tài sản của Nhà nước bị chiếm đoạt, thất thoát.

Tiếp tục triển khai thực hiện Công ước Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng; tổ chức thành công đối thoại PCTN lần thứ 13; tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế về PCTN; tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế, tiếp thu những kinh nghiệm tốt của thế giới để nâng cao hiệu quả công tác PCTN ở Việt Nam.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, hiệp hội, đặc biệt là vai trò của các cơ quan thông tin, truyền thông và mỗi cán bộ, đảng viên, công dân trong PCTN./.
 
Duy Hiếu (lược ghi)