> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Tránh chồng chéo với nhiệm vụ của lực lượng phòng không

Tránh chồng chéo với nhiệm vụ của lực lượng phòng không

26/05/2022
Các đại biểu đề nghị, Ban soạn thảo cần tiếp tục rà soát quy định tại Khoản 3, Điều 10 về việc cảnh sát cơ động có quyền ngăn chặn, vô hiệu hóa tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ trực tiếp tấn công, đe dọa tấn công hoặc xâm phạm mục tiêu bảo vệ của Cảnh sát cơ động trong phạm vi khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Tránh chồng chéo với nhiệm vụ của lực lượng phòng không thuộc Bộ Quốc phòng, vì  một số khu vực cấm bay, hạn chế bay do Bộ Quốc phòng quản lý, bảo vệ, lực lượng cảnh sát cơ động không thể tiếp cận và triển khai nhiệm vụ.

Xác định phạm vi khu vực cấm bay, hạn chế bay

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, sáng nay, 26.5, Quốc hội làm việc tại hội trường, cho ý kiến về dự án Luật Cảnh sát cơ động.
 
image001.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp sáng 26.5. 

Liên quan đến quyền hạn của cảnh sát cơ động tại Điều 10, dự thảo Luật, các đại biểu tán thành với quy định cảnh sát cơ động có quyền ngăn chặn, vô hiệu hóa tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ trực tiếp tấn công, đe dọa tấn công hoặc xâm phạm mục tiêu bảo vệ của Cảnh sát cơ động trong phạm vi khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Bởi trên thực tế, các loại phương tiện bay siêu nhẹ này tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa với các mục tiêu bảo vệ.
 
image003.jpg
ĐBQH Lương Văn Hùng (Quảng Ngãi) phát biểu. 

Tuy nhiên, một số ý kiến đề cần tiếp tục rà soát lại quy định tại Khoản 3, Điều 10 để tránh chồng chéo, trùng lặp với các quy định có liên quan. ĐBQH Lương Văn Hùng (Quảng Ngãi) cho rằng, cần giao Chính phủ hướng dẫn chi tiết quy định này, nhằm tránh chồng chéo với nhiệm vụ của lực lượng phòng không thuộc Bộ Quốc phòng. Theo Quyết định số 18 ngày 10.6.2020 của Thủ tướng Chính phủ về thiết lập khu vực cấm bay, hạn chế bay đối với máy bay không người lái hoặc phương tiện bay siêu nhẹ thì một số khu vực cấm bay quy định tại Điều 3, khu vực hạn chế bay quy định tại Điều 4, lực lượng cảnh sát cơ động khó có thể bảo đảm đủ trang thiết bị, lực lượng để hoàn thành nhiệm vụ hoặc muốn thực hiện nhiệm vụ phải có lộ trình trang bị vũ khí, phương tiện.
 
image005.jpg
ĐBQH Dương Khắc Mai (Đắk Nông) phát biểu. 

ĐBQH Dương Khắc Mai (Đắk Nông) cho biết thêm, một số khu vực cấm bay, hạn chế bay do Bộ Quốc phòng quản lý, bảo vệ, lực lượng cảnh sát cơ động không thể tiếp cận và triển khai nhiệm vu. Do đó, đề nghị, cơ quan soạn thảo cần xác định cụ thể phạm vi khu vực cấm bay, hạn chế bay mà lực lượng cảnh sát cơ động có thể thực hiện nhiệm vụ.

Chưa có chế tài xử lý khi phương tiện bay không người lái trực tiếp tấn công, xâm phạm mục tiêu bảo vệ

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cảnh sát cơ động, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới nêu rõ, về quyền hạn của cảnh sát cơ động tại Điều 10, một số ý kiến cho rằng, quyền hạn của cảnh sát cơ động quá rộng, đề nghị quy định cụ thể hơn để tránh chồng chéo với các lực lượng khác; có ý kiến đề nghị quy định về trình tự, thủ tục thực hiện các quyền này để bảo đảm chặt chẽ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, nội dung này được xây dựng căn cứ vào các quy định của pháp luật có liên quan và cơ bản kế thừa Pháp lệnh hiện hành, đồng thời, dự thảo Luật chỉ quy định các quyền hạn cơ bản nhằm bảo đảm cho cảnh sát cơ động hoàn thành tốt nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất.
 
 image007.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cảnh sát cơ động. 

Về đề nghị quy định trình tự, thủ tục thực hiện các quyền của cảnh sát cơ động, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát cơ động liên quan đến nhiều luật. Các luật này đã quy định hoặc giao cơ quan có thẩm quyền quy định về trình tự, thủ tục thực hiện một số hoạt động liên quan đến việc hạn chế quyền con người, quyền công dân. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không quy định lại các nội dung trên.

Có ý kiến đề nghị cân nhắc khoản 3 vì chưa phù hợp với Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày 28.3.2008 về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ; đồng thời chồng lấn với nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh nêu rõ, pháp luật hiện hành quy định Bộ Quốc phòng được giao thống nhất quản lý, điều hành, giám sát hoạt động bay của tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ nhưng chưa có chế tài xử lý khi các phương tiện này trực tiếp tấn công, xâm phạm hoặc đe dọa tấn công, xâm phạm các mục tiêu do cảnh sát cơ động bảo vệ. Trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho bổ sung cụm từ “trong phạm vi khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay theo quy định của Thủ tướng Chính phủ” và chỉnh lý khoản 3 như dự thảo Luật trình Quốc hội.

Một số ý kiến đề nghị quy định chặt chẽ, cụ thể hơn yêu cầu cung cấp sơ đồ, thiết kế công trình và vào chỗ ở của cơ quan, cá nhân tại khoản 6; đồng thời loại trừ trường hợp vào các trụ sở, công trình do Bộ Quốc phòng quản lý. Tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý lại khoản này; đồng thời, để bảo đảm chặt chẽ, trên cơ sở luật hóa quy định hiện hành, đề nghị Quốc hội cho bổ sung Điều 13 quy định vào trụ sở, nơi ở của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Theo daibieunhandan.vn

Tránh chồng chéo với nhiệm vụ của lực lượng phòng không

26/05/2022
Các đại biểu đề nghị, Ban soạn thảo cần tiếp tục rà soát quy định tại Khoản 3, Điều 10 về việc cảnh sát cơ động có quyền ngăn chặn, vô hiệu hóa tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ trực tiếp tấn công, đe dọa tấn công hoặc xâm phạm mục tiêu bảo vệ của Cảnh sát cơ động trong phạm vi khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Tránh chồng chéo với nhiệm vụ của lực lượng phòng không thuộc Bộ Quốc phòng, vì  một số khu vực cấm bay, hạn chế bay do Bộ Quốc phòng quản lý, bảo vệ, lực lượng cảnh sát cơ động không thể tiếp cận và triển khai nhiệm vụ.

Xác định phạm vi khu vực cấm bay, hạn chế bay

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, sáng nay, 26.5, Quốc hội làm việc tại hội trường, cho ý kiến về dự án Luật Cảnh sát cơ động.
 
image001.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp sáng 26.5. 

Liên quan đến quyền hạn của cảnh sát cơ động tại Điều 10, dự thảo Luật, các đại biểu tán thành với quy định cảnh sát cơ động có quyền ngăn chặn, vô hiệu hóa tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ trực tiếp tấn công, đe dọa tấn công hoặc xâm phạm mục tiêu bảo vệ của Cảnh sát cơ động trong phạm vi khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Bởi trên thực tế, các loại phương tiện bay siêu nhẹ này tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa với các mục tiêu bảo vệ.
 
image003.jpg
ĐBQH Lương Văn Hùng (Quảng Ngãi) phát biểu. 

Tuy nhiên, một số ý kiến đề cần tiếp tục rà soát lại quy định tại Khoản 3, Điều 10 để tránh chồng chéo, trùng lặp với các quy định có liên quan. ĐBQH Lương Văn Hùng (Quảng Ngãi) cho rằng, cần giao Chính phủ hướng dẫn chi tiết quy định này, nhằm tránh chồng chéo với nhiệm vụ của lực lượng phòng không thuộc Bộ Quốc phòng. Theo Quyết định số 18 ngày 10.6.2020 của Thủ tướng Chính phủ về thiết lập khu vực cấm bay, hạn chế bay đối với máy bay không người lái hoặc phương tiện bay siêu nhẹ thì một số khu vực cấm bay quy định tại Điều 3, khu vực hạn chế bay quy định tại Điều 4, lực lượng cảnh sát cơ động khó có thể bảo đảm đủ trang thiết bị, lực lượng để hoàn thành nhiệm vụ hoặc muốn thực hiện nhiệm vụ phải có lộ trình trang bị vũ khí, phương tiện.
 
image005.jpg
ĐBQH Dương Khắc Mai (Đắk Nông) phát biểu. 

ĐBQH Dương Khắc Mai (Đắk Nông) cho biết thêm, một số khu vực cấm bay, hạn chế bay do Bộ Quốc phòng quản lý, bảo vệ, lực lượng cảnh sát cơ động không thể tiếp cận và triển khai nhiệm vu. Do đó, đề nghị, cơ quan soạn thảo cần xác định cụ thể phạm vi khu vực cấm bay, hạn chế bay mà lực lượng cảnh sát cơ động có thể thực hiện nhiệm vụ.

Chưa có chế tài xử lý khi phương tiện bay không người lái trực tiếp tấn công, xâm phạm mục tiêu bảo vệ

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cảnh sát cơ động, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới nêu rõ, về quyền hạn của cảnh sát cơ động tại Điều 10, một số ý kiến cho rằng, quyền hạn của cảnh sát cơ động quá rộng, đề nghị quy định cụ thể hơn để tránh chồng chéo với các lực lượng khác; có ý kiến đề nghị quy định về trình tự, thủ tục thực hiện các quyền này để bảo đảm chặt chẽ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, nội dung này được xây dựng căn cứ vào các quy định của pháp luật có liên quan và cơ bản kế thừa Pháp lệnh hiện hành, đồng thời, dự thảo Luật chỉ quy định các quyền hạn cơ bản nhằm bảo đảm cho cảnh sát cơ động hoàn thành tốt nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất.
 
 image007.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cảnh sát cơ động. 

Về đề nghị quy định trình tự, thủ tục thực hiện các quyền của cảnh sát cơ động, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát cơ động liên quan đến nhiều luật. Các luật này đã quy định hoặc giao cơ quan có thẩm quyền quy định về trình tự, thủ tục thực hiện một số hoạt động liên quan đến việc hạn chế quyền con người, quyền công dân. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không quy định lại các nội dung trên.

Có ý kiến đề nghị cân nhắc khoản 3 vì chưa phù hợp với Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày 28.3.2008 về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ; đồng thời chồng lấn với nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh nêu rõ, pháp luật hiện hành quy định Bộ Quốc phòng được giao thống nhất quản lý, điều hành, giám sát hoạt động bay của tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ nhưng chưa có chế tài xử lý khi các phương tiện này trực tiếp tấn công, xâm phạm hoặc đe dọa tấn công, xâm phạm các mục tiêu do cảnh sát cơ động bảo vệ. Trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho bổ sung cụm từ “trong phạm vi khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay theo quy định của Thủ tướng Chính phủ” và chỉnh lý khoản 3 như dự thảo Luật trình Quốc hội.

Một số ý kiến đề nghị quy định chặt chẽ, cụ thể hơn yêu cầu cung cấp sơ đồ, thiết kế công trình và vào chỗ ở của cơ quan, cá nhân tại khoản 6; đồng thời loại trừ trường hợp vào các trụ sở, công trình do Bộ Quốc phòng quản lý. Tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý lại khoản này; đồng thời, để bảo đảm chặt chẽ, trên cơ sở luật hóa quy định hiện hành, đề nghị Quốc hội cho bổ sung Điều 13 quy định vào trụ sở, nơi ở của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Theo daibieunhandan.vn