> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là cổ phần hóa, thoái vốn ngoài ngành, nghề kinh

Việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là cổ phần hóa, thoái vốn ngoài ngành, nghề kinh doanh chính đang được triển khai hết sức quyết liệt

03/11/2014
Ngày 01/11/2014, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015. Ban Biên tập Trang Thông tin xin đăng toàn văn bài phát biểu của đại biểu Quốc hội Bùi Văn Cường (Đoàn Gia Lai) như sau:

“Tôi bày tỏ sự đồng tình, thống nhất cao với báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát tái cơ cấu nền kinh tế. Báo cáo đã khắc họa một cách chân thực, khách quan, toàn diện về những kết quả bước đầu đạt được trong tái cơ cấu nền kinh tế mà trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu ngân hàng, nêu bật những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân; đồng thời chỉ ra những kiến nghị, đề xuất về giải pháp để thực hiện việc tái cơ cấu nền kinh tế trong thời gian tới đạt kết quả tốt hơn. Tôi cũng đồng tình, thống nhất cao với nhiều ý kiến của các vị đại biểu phát biểu trước tôi. Từ thực tiễn của Đảng bộ Khối doanh nghiệp Trung ương, tôi xin có 3 ý kiến như sau.

Trước hết, qua tiếp xúc cử tri theo chuyên đề với các doanh nghiệp trong và ngoài Khối trước kỳ họp, cử tri doanh nghiệp cho rằng chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế đổi mới mô hình tăng trưởng được Đại hội XI của Đảng chỉ ra, được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI lãnh đạo, chỉ đạo là chủ trương hết sức đúng đắn, kịp thời; làm căn cứ để Quốc hội ra Nghị quyết số 10 triển khai và Chính phủ điều hành quyết liệt, hiệu quả trong thời gian qua đang đi đúng hướng và thu được kết quả bước đầu tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định hơn, lạm phát được kiềm chế, chất lượng nền kinh tế có sự chuyển biến tích cực. Tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, cán cân thương mại được cải thiện đáng kể. Đầu tư công đã hạn chế dàn trải, huy động được các nguồn lực ngoài nhà nước cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Lãi suất ngân hàng liên tục giảm, an toàn hệ thống ngân hàng được đảm bảo, nợ xấu từng bước được xử lý. Các doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp, đổi mới mô hình quản trị, tăng cường công khai, minh bạch để hoạt động hiệu quả hơn.

Thứ hai, việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là cổ phần hóa, thoái vốn ngoài ngành, nghề kinh doanh chính đang được triển khai hết sức quyết liệt. Các cơ chế chính sách được Quốc hội, Chính phủ ban hành, cơ bản kịp thời, đồng bộ để các doanh nghiệp nhà nước triển khai việc tái cơ cấu theo lộ trình được duyệt, từ việc xây dựng các đề án tái cơ cấu, lập ban chỉ đạo triển khai đề án tới việc thực hiện các nội dung của tái cơ cấu như cổ phần hóa, thoái vốn, sát nhập, giải thể, phá sản doanh nghiệp, đổi mới nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, tái cơ cấu chiến lược ngành, nghề kinh doanh, tái cơ cấu sản phẩm thị trường, tái cơ cấu nguồn nhân lực lao động và công tác tổ chức, cán bộ.

Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là để thu hút vốn đầu tư xã hội phục vụ phát triển doanh nghiệp và đất nước, để thay đổi mô hình quản trị, công khai hóa, minh bạch hóa, tạo cơ chế, sự chủ động sáng tạo và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp trong Khối doanh nghiệp trung ương cơ bản đang thực hiện chủ trương này theo đúng lộ trình, kế hoạch đặt ra đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ví dụ: về cổ phần hóa, theo chủ trương có 10 tập đoàn, tổng công ty phải cổ phần hóa công ty mẹ thì đến nay đã thực hiện được 4, còn 6 đơn vị trong năm 2014 và 2015 sẽ cổ phần hóa xong. Đối với các đơn vị thành viên các tập đoàn, tổng công ty cần cổ phần hóa 90 đơn vị, theo lộ trình năm 2014 là 39 đơn vị thì đến nay đã cổ phần hóa được 14 đơn vị. Về thoái vốn, đã thoái được 197/534 doanh nghiệp, thu về được 8.346 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhìn chung công tác tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trọng tâm là cổ phần hóa, thoái vốn còn chậm so với yêu cầu.

Việc định giá tài sản trong quá trình thoái vốn cũng còn nhiều vướng mắc. Thoái vốn ở những dự án đầu tư dở dang còn nhiều khó khăn. Công tác quản trị doanh nghiệp còn chậm đổi mới, công tác quản lý đầu tư, quản lý tài chính, quản lý rủi ro, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở một số doanh nghiệp còn hạn chế. Các doanh nghiệp sau tái cơ cấu còn gặp khó khăn về vốn, sản xuất, kinh doanh nhưng lãi suất ngân hàng còn cao và việc tiếp cận nguồn vốn khó khăn cũng là một rào cản cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sau tái cơ cấu. Nguyên nhân của các hạn chế nêu trên là do suy giảm kinh tế thời gian qua tác động xấu đến kinh tế trong nước và sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn lực xã hội tham gia cổ phần hóa khó khăn, việc tìm kiếm các nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính, quản trị để tham gia tái cơ cấu trong tình hình kinh tế thế giới và kinh tế trong nước khó khăn cũng là một điểm không thuận lợi. Việc cổ phần hóa tiến hành đồng loạt, đặt ra nhiều vấn đề quản lý nhà nước cần giải quyết, việc xử lý còn chậm dẫn đến chậm trong cổ phần hóa. Tâm lý của một bộ phận người lao động lo ngại quá trình tái cơ cấu, cổ phần hóa có thể ảnh hưởng tới việc làm, quyền lợi của mình nên cũng chậm triển khai.

Thứ ba, về một số giải pháp trong thời gian tới, tôi tán thành 10 đề xuất, kiến nghị mà Báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tái cơ cấu nền kinh tế đã chỉ ra. Tôi xin đề xuất 5 kiến nghị sau:

Một, tái cơ cấu nền kinh tế thời gian qua mới tập trung vào 3 lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng mà chưa quan tâm đến các lĩnh vực, thành phần kinh tế khác. Tôi đề nghị Chính phủ cần quan tâm chỉ đạo để có các chủ trương, giải pháp bổ sung đồng bộ về vấn đề này.

Hai, tái cơ cấu quản lý doanh nghiệp nhà nước cần quan tâm để có một cơ quan độc lập thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước, chịu trách nhiệm về vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước và về sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước nhằm tách bạch chức năng quản lý nhà nước và đại diện sở hữu nhà nước, để khắc phục chồng chéo, khó xác định trách nhiệm khi có vi phạm hoặc khi doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả như hiện nay.

Ba là, cần bổ sung ban hành các cơ chế, chính sách để xử lý tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp linh hoạt, nhanh chóng hơn, giúp giải quyết nhanh, triệt để nợ xấu ngân hàng, nợ xấu doanh nghiệp, sớm đưa dòng tiền vào sản xuất, kinh doanh, tăng nguồn lực cho phát triển kinh tế đất nước.

Bốn là, cần nghiên cứu chính sách tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước theo hướng thị trường, gắn với hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tạo động lực làm việc cho lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước trong cổ phần hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Năm là, đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan sớm giải quyết các khó khăn, vướng mắc của 23 doanh nghiệp, ngân hàng trong khối, trong Báo cáo tổng hợp tình hình tái cơ cấu mà Đảng ủy Khối doanh nghiệp trung ương đã tập hợp để gửi tới Chính phủ, vì điều kiện thời gian không trình bày được ở đây. Trên đây là một số ý kiến đóng góp của tôi. Xin trân trọng cảm ơn Quốc hội”./.
 

Việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là cổ phần hóa, thoái vốn ngoài ngành, nghề kinh doanh chính đang được triển khai hết sức quyết liệt

03/11/2014
Ngày 01/11/2014, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015. Ban Biên tập Trang Thông tin xin đăng toàn văn bài phát biểu của đại biểu Quốc hội Bùi Văn Cường (Đoàn Gia Lai) như sau:

“Tôi bày tỏ sự đồng tình, thống nhất cao với báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát tái cơ cấu nền kinh tế. Báo cáo đã khắc họa một cách chân thực, khách quan, toàn diện về những kết quả bước đầu đạt được trong tái cơ cấu nền kinh tế mà trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu ngân hàng, nêu bật những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân; đồng thời chỉ ra những kiến nghị, đề xuất về giải pháp để thực hiện việc tái cơ cấu nền kinh tế trong thời gian tới đạt kết quả tốt hơn. Tôi cũng đồng tình, thống nhất cao với nhiều ý kiến của các vị đại biểu phát biểu trước tôi. Từ thực tiễn của Đảng bộ Khối doanh nghiệp Trung ương, tôi xin có 3 ý kiến như sau.

Trước hết, qua tiếp xúc cử tri theo chuyên đề với các doanh nghiệp trong và ngoài Khối trước kỳ họp, cử tri doanh nghiệp cho rằng chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế đổi mới mô hình tăng trưởng được Đại hội XI của Đảng chỉ ra, được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI lãnh đạo, chỉ đạo là chủ trương hết sức đúng đắn, kịp thời; làm căn cứ để Quốc hội ra Nghị quyết số 10 triển khai và Chính phủ điều hành quyết liệt, hiệu quả trong thời gian qua đang đi đúng hướng và thu được kết quả bước đầu tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định hơn, lạm phát được kiềm chế, chất lượng nền kinh tế có sự chuyển biến tích cực. Tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, cán cân thương mại được cải thiện đáng kể. Đầu tư công đã hạn chế dàn trải, huy động được các nguồn lực ngoài nhà nước cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Lãi suất ngân hàng liên tục giảm, an toàn hệ thống ngân hàng được đảm bảo, nợ xấu từng bước được xử lý. Các doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp, đổi mới mô hình quản trị, tăng cường công khai, minh bạch để hoạt động hiệu quả hơn.

Thứ hai, việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là cổ phần hóa, thoái vốn ngoài ngành, nghề kinh doanh chính đang được triển khai hết sức quyết liệt. Các cơ chế chính sách được Quốc hội, Chính phủ ban hành, cơ bản kịp thời, đồng bộ để các doanh nghiệp nhà nước triển khai việc tái cơ cấu theo lộ trình được duyệt, từ việc xây dựng các đề án tái cơ cấu, lập ban chỉ đạo triển khai đề án tới việc thực hiện các nội dung của tái cơ cấu như cổ phần hóa, thoái vốn, sát nhập, giải thể, phá sản doanh nghiệp, đổi mới nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, tái cơ cấu chiến lược ngành, nghề kinh doanh, tái cơ cấu sản phẩm thị trường, tái cơ cấu nguồn nhân lực lao động và công tác tổ chức, cán bộ.

Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là để thu hút vốn đầu tư xã hội phục vụ phát triển doanh nghiệp và đất nước, để thay đổi mô hình quản trị, công khai hóa, minh bạch hóa, tạo cơ chế, sự chủ động sáng tạo và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp trong Khối doanh nghiệp trung ương cơ bản đang thực hiện chủ trương này theo đúng lộ trình, kế hoạch đặt ra đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ví dụ: về cổ phần hóa, theo chủ trương có 10 tập đoàn, tổng công ty phải cổ phần hóa công ty mẹ thì đến nay đã thực hiện được 4, còn 6 đơn vị trong năm 2014 và 2015 sẽ cổ phần hóa xong. Đối với các đơn vị thành viên các tập đoàn, tổng công ty cần cổ phần hóa 90 đơn vị, theo lộ trình năm 2014 là 39 đơn vị thì đến nay đã cổ phần hóa được 14 đơn vị. Về thoái vốn, đã thoái được 197/534 doanh nghiệp, thu về được 8.346 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhìn chung công tác tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trọng tâm là cổ phần hóa, thoái vốn còn chậm so với yêu cầu.

Việc định giá tài sản trong quá trình thoái vốn cũng còn nhiều vướng mắc. Thoái vốn ở những dự án đầu tư dở dang còn nhiều khó khăn. Công tác quản trị doanh nghiệp còn chậm đổi mới, công tác quản lý đầu tư, quản lý tài chính, quản lý rủi ro, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở một số doanh nghiệp còn hạn chế. Các doanh nghiệp sau tái cơ cấu còn gặp khó khăn về vốn, sản xuất, kinh doanh nhưng lãi suất ngân hàng còn cao và việc tiếp cận nguồn vốn khó khăn cũng là một rào cản cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sau tái cơ cấu. Nguyên nhân của các hạn chế nêu trên là do suy giảm kinh tế thời gian qua tác động xấu đến kinh tế trong nước và sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn lực xã hội tham gia cổ phần hóa khó khăn, việc tìm kiếm các nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính, quản trị để tham gia tái cơ cấu trong tình hình kinh tế thế giới và kinh tế trong nước khó khăn cũng là một điểm không thuận lợi. Việc cổ phần hóa tiến hành đồng loạt, đặt ra nhiều vấn đề quản lý nhà nước cần giải quyết, việc xử lý còn chậm dẫn đến chậm trong cổ phần hóa. Tâm lý của một bộ phận người lao động lo ngại quá trình tái cơ cấu, cổ phần hóa có thể ảnh hưởng tới việc làm, quyền lợi của mình nên cũng chậm triển khai.

Thứ ba, về một số giải pháp trong thời gian tới, tôi tán thành 10 đề xuất, kiến nghị mà Báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tái cơ cấu nền kinh tế đã chỉ ra. Tôi xin đề xuất 5 kiến nghị sau:

Một, tái cơ cấu nền kinh tế thời gian qua mới tập trung vào 3 lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng mà chưa quan tâm đến các lĩnh vực, thành phần kinh tế khác. Tôi đề nghị Chính phủ cần quan tâm chỉ đạo để có các chủ trương, giải pháp bổ sung đồng bộ về vấn đề này.

Hai, tái cơ cấu quản lý doanh nghiệp nhà nước cần quan tâm để có một cơ quan độc lập thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước, chịu trách nhiệm về vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước và về sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước nhằm tách bạch chức năng quản lý nhà nước và đại diện sở hữu nhà nước, để khắc phục chồng chéo, khó xác định trách nhiệm khi có vi phạm hoặc khi doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả như hiện nay.

Ba là, cần bổ sung ban hành các cơ chế, chính sách để xử lý tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp linh hoạt, nhanh chóng hơn, giúp giải quyết nhanh, triệt để nợ xấu ngân hàng, nợ xấu doanh nghiệp, sớm đưa dòng tiền vào sản xuất, kinh doanh, tăng nguồn lực cho phát triển kinh tế đất nước.

Bốn là, cần nghiên cứu chính sách tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước theo hướng thị trường, gắn với hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tạo động lực làm việc cho lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước trong cổ phần hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Năm là, đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan sớm giải quyết các khó khăn, vướng mắc của 23 doanh nghiệp, ngân hàng trong khối, trong Báo cáo tổng hợp tình hình tái cơ cấu mà Đảng ủy Khối doanh nghiệp trung ương đã tập hợp để gửi tới Chính phủ, vì điều kiện thời gian không trình bày được ở đây. Trên đây là một số ý kiến đóng góp của tôi. Xin trân trọng cảm ơn Quốc hội”./.