> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Xây dựng thể chế kinh tế thị trường hiện đại là cần thiết và cần phải dựa trên ba trụ cột thị trườn

Xây dựng thể chế kinh tế thị trường hiện đại là cần thiết và cần phải dựa trên ba trụ cột thị trường, nhà nước và xã hội, tiền đề quyết định quá trình tái cơ cấu nền kinh tế

29/10/2014
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành chủ trương, chính sách về tái cơ cấu nền kinh tế với ba trọng tâm là, tái cơ cấu đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng.

Đối với kết quả của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế trong thời gian qua, nhiều ý kiến cho rằng quá trình tái cơ cấu đã có những kết quả ban đầu. Đối với tái cơ cấu đầu tư công, đã hạn chế được sự dàn trải trong đầu tư, hiệu quả đầu tư đã được nâng cao thông qua chỉ số ICOR giảm từ mức 6,7% giai đoạn 2008 - 2010 xuống còn 5,53% giai đoạn 2011 - 2013. Đối với tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN), về cơ bản Chính phủ đã phê duyệt các Đề án tái cơ cấu của Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước. Đối với tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, đã tránh được nguy cơ đổ vỡ hệ thống, tính thanh khoản tốt, đang từng bước lành mạnh hóa hoạt động, áp dụng chuẩn mực cao hơn, chất lượng hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) đã được cơ cấu lại có một số chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, còn nhiều ý kiến phân tích những hạn chế và thách thức của quá trình tái cơ cấu sau 3 năm thực hiện. Một số ý kiến cho rằng đề án chung chưa rõ, chưa cụ thể; không có tiêu chí, chuẩn mực để đo lường và giám sát. Chưa có lộ trình cụ thể và chưa có sự chỉ đạo đồng bộ từ trung ương xuống địa phương. Chưa có những giải pháp mang tính đột phá nên tái cơ cấu chưa mang lại những chuyển biến lớn. Tiến trình chung của tái cơ cấu còn chậm so với yêu cầu, chưa tạo ra chuyển biến mạnh mẽ, cơ bản, hiệu quả rõ rệt như yêu cầu của Nghị quyết của Đảng và Quốc hội. Các đề án tái cơ cấu chủ yếu tập trung vào khu vực kinh tế nhà nước (trừ đề án tái cơ cấu nông nghiệp) hay có liên quan đến đầu tư nhà nước, các giải pháp tái cơ cấu chưa tính đến yếu tố hội nhập quốc tế thời gian tới, nhất là liên kết, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, hợp tác với các tập đoàn lớn nước ngoài, vấn đề sở hữu trí tuệ, vệ sinh an toàn thực phẩm, thay đổi thị trường lao động, v.v... Vai trò của khoa học - công nghệ chưa được xác định như một nhiệm vụ hàng đầu thúc đẩy hiệu quả, năng lực cạnh tranh. Quá trình tái cơ cấu gặp nhiều khó khăn khi chưa giải quyết hài hòa được các lợi ích: Trong tái cơ cấu đầu tư công là lợi ích giữa trung ương và địa phương, giữa các địa phương với nhau và mối quan hệ của DNNN với đầu tư công; trong tái cơ cấu DNNN là lợi ích của các cơ quan chủ quản và đội ngũ quản lý doanh nghiệp trong việc cổ phần hóa và thoái vốn đầu tư; trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là lợi ích của các cổ đông do quan hệ sở hữu chéo phức tạp.

Cụ thể hơn, đối với tái cơ cấu đầu tư công, thực chất quá trình này đã được thực hiện ngay từ năm 2011(khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội). Nhưng trong giai đoạn 2011-2013, hai nội dung quan trọng là thay đổi cơ chế phân bổ, sử dụng vốn đầu tư công và mở rộng cơ hội cho đầu tư tư nhân hầu như chưa đạt được những kết quả đáng kể. Luật đầu tư công mới được thông qua, dự án Luật ngân sách nhà nước, dự án Luật quy hoạch vẫn đang trong quá trình lấy ý kiến khiến việc cắt giảm đầu tư công và tránh đầu tư dàn trải trong ba năm 2011-2013 vẫn chỉ mang tính tình huống. Nhiệm vụ tái cơ cấu ngân sách nhà nước không được thể hiện trong đề án tái cơ cấu mà chỉ được xác định trong Nghị quyết của Quốc hội và thực hiện trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật ngân sách với những tác động rất hạn chế trong thực tế.

Đối với tái cơ cấu DNNN, thời gian qua mới tập trung vào cổ phần hóa trong khi chưa giải quyết các vấn đề quan trọng khác như tách chức năng quản lý nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu; nâng cao công khai, minh bạch của DNNN. Tiến độ cổ phần hóa chậm so với kế hoạch. Kết quả thoái vốn của các DNNN chưa đạt so với yêu cầu. Đổi mới quản trị trong các DNNN chưa mang lại hiệu quả rõ nét. Một trở ngại lớn cho việc sắp xếp, đổi mới DNNN là sự thiếu quyết tâm của chính DNNN và sự ngập ngừng của các Bộ, ngành trong việc từ bỏ chức năng Bộ chủ quản. Quá trình tăng trưởng dựa vào tăng tích lũy vốn cộng với tăng quyền tự chủ cho DNNN nhưng buông lỏng chức năng giám sát việc phân bổ và sử dụng vốn, dẫn đến ba hệ quả nghiêm trọng: không có sự gắn kết quyền hạn với trách nhiệm, xu thế suy giảm lợi thế so sánh động của nền kinh tế, khu vực DNNN rất dễ bị tổn thương bởi cú sốc từ nền kinh tế thế giới.
 
Cac-đong-chi-Lanh-đao-va-nguyen-Lanh-đao-Đang-va-Nha-nuoc-tham-du-Phien-hop-toan-the-cua-Quoc-hoi.JPG
Các đồng chí Lãnh đạo và nguyên Lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Phiên họp toàn thể của Quốc hội

Đối với tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), kết quả còn thiếu tính dài hạn; các vấn đề xử lý triệt để nợ xấu, sở hữu chéo, cải thiện quản trị ngân hàng chưa cải thiện nhiều. Quá trình cơ cấu lại hoạt động và quản trị của các NHTM còn chậm, chưa đạt yêu cầu của mục tiêu tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Quá trình sáp nhập, hợp nhất và mua lại các TCTD còn chậm trễ và không đạt mục tiêu đề ra. Các ngân hàng sau hợp nhất, sáp nhập, mặc dù đã có sự tăng lên về quy mô vốn và tài sản nhưng quá trình này trong thời gian qua mới chỉ là sự sáp nhập và hợp nhất về mặt cơ học, chưa có sự cải thiện đáng kể về mặt tài chính và quản trị. Tốc độ tăng nợ xấu tuy có giảm nhưng quy mô vẫn lớn. Nợ xấu ngày càng khó xác định, đến nay vẫn chưa có biện pháp xử lý cơ bản và bài toán giải quyết “nợ xấu” vẫn nan giải. Nhiều chuyên gia cho rằng Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) thiếu cả pháp lực, nguồn lực, năng lực và thiếu các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp thì khó có thể giải quyết được vấn đề nợ xấu - điểm nghẽn lớn của phục hồi kinh tế.

Về những giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế và các mục tiêu trung và dài hạn, nhiều ý kiến nhấn mạnh cần nhận thức rõ tầm quan trọng, vai trò, chức năng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường với vai trò chính là kiến tạo, định hướng tạo tăng trưởng bao trùm, giảm bớt can thiệp hành chính; đồng thời, cần thực sự coi kinh tế tư nhân là động lực chính cho phát triển kinh tế. Xây dựng thể chế kinh tế thị trường hiện đại là cần thiết và cần phải dựa trên ba trụ cột (là thị trường, nhà nước và xã hội), coi đây như tiền đề quyết định quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Trong giai đoạn tới, Nhà nước cần thông tin kịp thời đầy đủ, giúp doanh nghiệp chủ động đón đầu cơ hội, hạn chế mặt bất lợi từ hội nhập. Cải cách thể chế phải đồng bộ, các quy định pháp luật cần điều chỉnh hạn chế hành vi “đầu cơ” để hướng nguồn lực vào đầu tư phát triển sản xuất. Trong cải cách chế độ công vụ cần đề cao trách nhiệm cá nhân, trọng dụng nhân tài.

Đối với tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, cần một nguồn lực tài chính nhất định, như một số nước là từ 10-15% GDP, thậm chí cao hơn để tạo chuyển biến mạnh mẽ, đạt kết quả rõ rệt. Tái cơ cấu kinh tế cũng cần chú trọng phát triển kinh tế vùng thay cho cơ cấu kinh tế địa phương.

Đối với tái cơ cấu đầu tư công, cần xây dựng chiến lược tài chính công trong 10 năm tới để có cơ sở đánh giá về tính an toàn của nợ công. Sửa đổi Luật NSNN và các Luật có liên quan theo hướng chuyển sang áp đặt kỷ luật ngân sách “cứng” và tăng trách nhiệm giải trình.

Đối với tái cơ cấu DNNN, cần xác định rõ tư duy về vai trò của kinh tế nhà nước và DNNN trong nền kinh tế. Cần áp dụng đầy đủ nguyên tắc và kỷ luật thị trường đối với DNNN; đồng thời tiến tới áp dụng đầy đủ khung quản trị hiện đại theo thông lệ tốt của kinh tế thị trường đối với các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước. Cần bỏ cơ chế Bộ chủ quản đối với DNNN, nhanh chóng thành lập cơ quan chuyên trách quản lý các DNNN (có thể hình thành trên cơ sở nâng cấp SCIC).

Đối với tái cơ cấu hệ thống các TCTD, các chuyên gia cho rằng cần phải xử lý nợ xấu nhanh nếu không sẽ tác động tiêu cực tới kết quả tái cơ cấu. Trên cơ sở giải quyết từ gốc chính là tháo gỡ khó khăn doanh nghiệp và phải có nguồn vốn “thật” hỗ trợ từ Chính phủ. Giám sát chặt chẽ quan hệ sở hữu chéo trong hệ thống các TCTD. Hình thành thị trường mua bán nợ và ban hành đầy đủ hành lang pháp lý cho việc mua bán nợ. Cho phép VAMC huy động vốn từ các định chế tài chính trong và ngoài nước, tiến hành nghiệp vụ mua đứt nợ xấu, đẩy mạnh các hoạt động bán ra thị trường (Hiện nay, mới chỉ có VAMC mua nợ xấu, không có nhà đầu tư bên ngoài tham gia mua nợ xấu).  Sử dụng các giải pháp có tính thị trường thay cho các biện pháp hành chính để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng./.
 
Duy Hiếu
                                        (Nguồn: Diễn đàn kinh tế Mùa Thu 2014)

Xây dựng thể chế kinh tế thị trường hiện đại là cần thiết và cần phải dựa trên ba trụ cột thị trường, nhà nước và xã hội, tiền đề quyết định quá trình tái cơ cấu nền kinh tế

29/10/2014
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành chủ trương, chính sách về tái cơ cấu nền kinh tế với ba trọng tâm là, tái cơ cấu đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng.

Đối với kết quả của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế trong thời gian qua, nhiều ý kiến cho rằng quá trình tái cơ cấu đã có những kết quả ban đầu. Đối với tái cơ cấu đầu tư công, đã hạn chế được sự dàn trải trong đầu tư, hiệu quả đầu tư đã được nâng cao thông qua chỉ số ICOR giảm từ mức 6,7% giai đoạn 2008 - 2010 xuống còn 5,53% giai đoạn 2011 - 2013. Đối với tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN), về cơ bản Chính phủ đã phê duyệt các Đề án tái cơ cấu của Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước. Đối với tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, đã tránh được nguy cơ đổ vỡ hệ thống, tính thanh khoản tốt, đang từng bước lành mạnh hóa hoạt động, áp dụng chuẩn mực cao hơn, chất lượng hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) đã được cơ cấu lại có một số chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, còn nhiều ý kiến phân tích những hạn chế và thách thức của quá trình tái cơ cấu sau 3 năm thực hiện. Một số ý kiến cho rằng đề án chung chưa rõ, chưa cụ thể; không có tiêu chí, chuẩn mực để đo lường và giám sát. Chưa có lộ trình cụ thể và chưa có sự chỉ đạo đồng bộ từ trung ương xuống địa phương. Chưa có những giải pháp mang tính đột phá nên tái cơ cấu chưa mang lại những chuyển biến lớn. Tiến trình chung của tái cơ cấu còn chậm so với yêu cầu, chưa tạo ra chuyển biến mạnh mẽ, cơ bản, hiệu quả rõ rệt như yêu cầu của Nghị quyết của Đảng và Quốc hội. Các đề án tái cơ cấu chủ yếu tập trung vào khu vực kinh tế nhà nước (trừ đề án tái cơ cấu nông nghiệp) hay có liên quan đến đầu tư nhà nước, các giải pháp tái cơ cấu chưa tính đến yếu tố hội nhập quốc tế thời gian tới, nhất là liên kết, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, hợp tác với các tập đoàn lớn nước ngoài, vấn đề sở hữu trí tuệ, vệ sinh an toàn thực phẩm, thay đổi thị trường lao động, v.v... Vai trò của khoa học - công nghệ chưa được xác định như một nhiệm vụ hàng đầu thúc đẩy hiệu quả, năng lực cạnh tranh. Quá trình tái cơ cấu gặp nhiều khó khăn khi chưa giải quyết hài hòa được các lợi ích: Trong tái cơ cấu đầu tư công là lợi ích giữa trung ương và địa phương, giữa các địa phương với nhau và mối quan hệ của DNNN với đầu tư công; trong tái cơ cấu DNNN là lợi ích của các cơ quan chủ quản và đội ngũ quản lý doanh nghiệp trong việc cổ phần hóa và thoái vốn đầu tư; trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là lợi ích của các cổ đông do quan hệ sở hữu chéo phức tạp.

Cụ thể hơn, đối với tái cơ cấu đầu tư công, thực chất quá trình này đã được thực hiện ngay từ năm 2011(khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội). Nhưng trong giai đoạn 2011-2013, hai nội dung quan trọng là thay đổi cơ chế phân bổ, sử dụng vốn đầu tư công và mở rộng cơ hội cho đầu tư tư nhân hầu như chưa đạt được những kết quả đáng kể. Luật đầu tư công mới được thông qua, dự án Luật ngân sách nhà nước, dự án Luật quy hoạch vẫn đang trong quá trình lấy ý kiến khiến việc cắt giảm đầu tư công và tránh đầu tư dàn trải trong ba năm 2011-2013 vẫn chỉ mang tính tình huống. Nhiệm vụ tái cơ cấu ngân sách nhà nước không được thể hiện trong đề án tái cơ cấu mà chỉ được xác định trong Nghị quyết của Quốc hội và thực hiện trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật ngân sách với những tác động rất hạn chế trong thực tế.

Đối với tái cơ cấu DNNN, thời gian qua mới tập trung vào cổ phần hóa trong khi chưa giải quyết các vấn đề quan trọng khác như tách chức năng quản lý nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu; nâng cao công khai, minh bạch của DNNN. Tiến độ cổ phần hóa chậm so với kế hoạch. Kết quả thoái vốn của các DNNN chưa đạt so với yêu cầu. Đổi mới quản trị trong các DNNN chưa mang lại hiệu quả rõ nét. Một trở ngại lớn cho việc sắp xếp, đổi mới DNNN là sự thiếu quyết tâm của chính DNNN và sự ngập ngừng của các Bộ, ngành trong việc từ bỏ chức năng Bộ chủ quản. Quá trình tăng trưởng dựa vào tăng tích lũy vốn cộng với tăng quyền tự chủ cho DNNN nhưng buông lỏng chức năng giám sát việc phân bổ và sử dụng vốn, dẫn đến ba hệ quả nghiêm trọng: không có sự gắn kết quyền hạn với trách nhiệm, xu thế suy giảm lợi thế so sánh động của nền kinh tế, khu vực DNNN rất dễ bị tổn thương bởi cú sốc từ nền kinh tế thế giới.
 
Cac-đong-chi-Lanh-đao-va-nguyen-Lanh-đao-Đang-va-Nha-nuoc-tham-du-Phien-hop-toan-the-cua-Quoc-hoi.JPG
Các đồng chí Lãnh đạo và nguyên Lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Phiên họp toàn thể của Quốc hội

Đối với tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), kết quả còn thiếu tính dài hạn; các vấn đề xử lý triệt để nợ xấu, sở hữu chéo, cải thiện quản trị ngân hàng chưa cải thiện nhiều. Quá trình cơ cấu lại hoạt động và quản trị của các NHTM còn chậm, chưa đạt yêu cầu của mục tiêu tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Quá trình sáp nhập, hợp nhất và mua lại các TCTD còn chậm trễ và không đạt mục tiêu đề ra. Các ngân hàng sau hợp nhất, sáp nhập, mặc dù đã có sự tăng lên về quy mô vốn và tài sản nhưng quá trình này trong thời gian qua mới chỉ là sự sáp nhập và hợp nhất về mặt cơ học, chưa có sự cải thiện đáng kể về mặt tài chính và quản trị. Tốc độ tăng nợ xấu tuy có giảm nhưng quy mô vẫn lớn. Nợ xấu ngày càng khó xác định, đến nay vẫn chưa có biện pháp xử lý cơ bản và bài toán giải quyết “nợ xấu” vẫn nan giải. Nhiều chuyên gia cho rằng Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) thiếu cả pháp lực, nguồn lực, năng lực và thiếu các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp thì khó có thể giải quyết được vấn đề nợ xấu - điểm nghẽn lớn của phục hồi kinh tế.

Về những giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế và các mục tiêu trung và dài hạn, nhiều ý kiến nhấn mạnh cần nhận thức rõ tầm quan trọng, vai trò, chức năng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường với vai trò chính là kiến tạo, định hướng tạo tăng trưởng bao trùm, giảm bớt can thiệp hành chính; đồng thời, cần thực sự coi kinh tế tư nhân là động lực chính cho phát triển kinh tế. Xây dựng thể chế kinh tế thị trường hiện đại là cần thiết và cần phải dựa trên ba trụ cột (là thị trường, nhà nước và xã hội), coi đây như tiền đề quyết định quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Trong giai đoạn tới, Nhà nước cần thông tin kịp thời đầy đủ, giúp doanh nghiệp chủ động đón đầu cơ hội, hạn chế mặt bất lợi từ hội nhập. Cải cách thể chế phải đồng bộ, các quy định pháp luật cần điều chỉnh hạn chế hành vi “đầu cơ” để hướng nguồn lực vào đầu tư phát triển sản xuất. Trong cải cách chế độ công vụ cần đề cao trách nhiệm cá nhân, trọng dụng nhân tài.

Đối với tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, cần một nguồn lực tài chính nhất định, như một số nước là từ 10-15% GDP, thậm chí cao hơn để tạo chuyển biến mạnh mẽ, đạt kết quả rõ rệt. Tái cơ cấu kinh tế cũng cần chú trọng phát triển kinh tế vùng thay cho cơ cấu kinh tế địa phương.

Đối với tái cơ cấu đầu tư công, cần xây dựng chiến lược tài chính công trong 10 năm tới để có cơ sở đánh giá về tính an toàn của nợ công. Sửa đổi Luật NSNN và các Luật có liên quan theo hướng chuyển sang áp đặt kỷ luật ngân sách “cứng” và tăng trách nhiệm giải trình.

Đối với tái cơ cấu DNNN, cần xác định rõ tư duy về vai trò của kinh tế nhà nước và DNNN trong nền kinh tế. Cần áp dụng đầy đủ nguyên tắc và kỷ luật thị trường đối với DNNN; đồng thời tiến tới áp dụng đầy đủ khung quản trị hiện đại theo thông lệ tốt của kinh tế thị trường đối với các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước. Cần bỏ cơ chế Bộ chủ quản đối với DNNN, nhanh chóng thành lập cơ quan chuyên trách quản lý các DNNN (có thể hình thành trên cơ sở nâng cấp SCIC).

Đối với tái cơ cấu hệ thống các TCTD, các chuyên gia cho rằng cần phải xử lý nợ xấu nhanh nếu không sẽ tác động tiêu cực tới kết quả tái cơ cấu. Trên cơ sở giải quyết từ gốc chính là tháo gỡ khó khăn doanh nghiệp và phải có nguồn vốn “thật” hỗ trợ từ Chính phủ. Giám sát chặt chẽ quan hệ sở hữu chéo trong hệ thống các TCTD. Hình thành thị trường mua bán nợ và ban hành đầy đủ hành lang pháp lý cho việc mua bán nợ. Cho phép VAMC huy động vốn từ các định chế tài chính trong và ngoài nước, tiến hành nghiệp vụ mua đứt nợ xấu, đẩy mạnh các hoạt động bán ra thị trường (Hiện nay, mới chỉ có VAMC mua nợ xấu, không có nhà đầu tư bên ngoài tham gia mua nợ xấu).  Sử dụng các giải pháp có tính thị trường thay cho các biện pháp hành chính để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng./.
 
Duy Hiếu
                                        (Nguồn: Diễn đàn kinh tế Mùa Thu 2014)