> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Xem xét giải quyết vướng mắc về di dân, tái định cư thủy điện An Khê- Ka Nak

Xem xét giải quyết vướng mắc về di dân, tái định cư thủy điện An Khê- Ka Nak

12/06/2015
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 62/2013/NQ-QH13 của Quốc hội về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương và các địa phương rà soát loại bỏ 439 dự án thủy điện; xem xét thu hồi chủ trương đầu tư 47 dự án; không đưa vào quy hoạch 178 vị trí tiềm năng; gia hạn có thời hạn đối với 13 dự án.

Từ chủ trương, chính sách đúng đắn

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 64/2014/QĐ-TTg ngày 18/11/2014 về chính sách đặc thù về di dân, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện, trong đó đã quy định rõ công tác quy hoạch phải gắn với phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch chung và đảm bảo phù hợp với phong tục, tập quán của từng dân tộc; bố trí đất ở, đất sản xuất, nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất; các công trình cơ sở hạ tầng khu, điểm tái định cư, đảm bảo bền vững về môi trường sinh thái. Việc hỗ trợ lương thực được thực hiện đến khi hộ tái định cư được giao đủ đất sản xuất; lao động thuộc hộ tái định cư có nhu cầu chuyển đổi nghề được hỗ trợ lương thực đến khi người lao động được tổ chức, bố trí đào tạo hết một khóa học nghề.

Đặc biệt, Quyết định đã quy định chính sách hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất cho người dân sau tái định cư và giao Ủy ban nhân dân các tỉnh lập dự án, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, Thủ tướng Chính phủ quyết định, nhằm tiếp tục hỗ trợ người dân sau tái định cư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo.

Để giải quyết khó khăn cho người dân sau tái định cư một số dự án tái định cư thủy điện, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, chủ đầu tư dự án tiến hành rà soát, đánh giá những vấn đề liên quan đến đời sống của người dân khi Nhà nước thu hồi đất xây dựng các công trình thủy điện, để tiếp tục xem xét, giải quyết.

Đã trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quy hoạch tổng thể di dân tái định cư công trình thủy diện Sơn La, dự án thủy điện Huội Quảng, Bản Chát (Lai Châu), Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân sông Đà, thuộc công trình thủy điện Hòa Bình; xem xét giải quyết vướng mắc về di dân, tái định cư thủy điện Tuyên Quang, Bản Vẽ, Hủa Na (Nghệ An), Đồng Nai 3, An Khê- Ka Năk (Gia Lai)...

Và những khó khăn, bất cập trong việc đưa chính sách vào đời sống

Tuy đời sống của người dân tại các khu tái định cư các công trình thủy điện được cải thiện, nhưng nhìn chung vẫn còn rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo tại các khu tái định cư vẫn còn cao và cao hơn tỷ lệ hộ nghèo bình quân ở các địa phương như các hộ dân tái định cư thuộc thủy điện Bản Vẽ (Nghệ An) hơn 74% hộ nghèo, Plei Krong (Kon Tum) 65,13%, Khe Bố (Nghệ An) 60%, An Khê-Ka Nak (Gia Lai) 56%, Đăk Rinh (Quảng Ngãi) 49%, Huội Quảng (Lai Châu) 39,09%, Hòa Bình 36%...

Thu nhập của người dân tái định cư chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, nhưng nhiều nơi còn thiếu đất canh tác, đất xấu, thiếu khả năng đầu tư thâm canh. Một bộ phận người dân tái định cư từng gắn bó với rừng và khai thác sản phẩm từ rừng là sinh kế cơ bản nhưng rừng ít nên giảm nguồn thu, đời sống vẫn khó khăn. Có bản với hơn 30 hộ dân, trên 100 nhân khẩu thuộc diện tái định cư tập trung nhưng ở lại nơi ở cũ, nay không thuộc diện quản lý của chính quyền địa phương nơi ở và nơi đi, không được đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nên rất khó khăn về sản xuất và đời sống (thuộc thủy điện Bản Vẽ, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An).

Việc thu hồi đất, giao đất sản xuất của một số dự án còn chậm, đất xấu, một số nơi chưa giao đủ đất nên người dân không có điều kiện phát triển sản xuất như dự án thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam), Lào Cai, Sơn La; công tác đào tạo nghề và chuyển đổi nghề nghiệp chưa hiệu quả, sau đào tạo người lao động khó tìm việc làm, tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề rất thấp; công tác chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm cho người dân, nhất là đối với người dân bị mất đất sản xuất thiếu tính đa dạng, chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương và phong tục, tập quán của người dân.

Mặc dù chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư các dự án thủy điện được quy định tại Quyết định 64/2014/QĐ-TTg có nhiều điểm mới đáp ứng tốt hơn yêu cầu của người dân khi Nhà nước thu hồi đất, trong đó có quy định về hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất cho người dân sau tái định cư. Tuy vậy, các quy định này chỉ áp dụng đối với các trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật đất đai; các dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các dự án được quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật đất đai sử dụng vốn ODA nhưng không cam kết về khung chính sách bồi thường, còn các dự án thủy điện khác không được áp dụng theo quy định tại Quyết định này. Như vậy, là chưa bảo đảm sự công bằng trong việc thực hiện chính sách đối với người dân khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng các công trình thủy điện và cũng chưa hoàn toàn phù hợp với quy định tại Nghị quyết số 62/2013/QH13 của Quốc hội.

s.jpg
Phiên họp toàn thể Quốc hội ở Hội trường

Tiếp tục có những giải pháp quyết liệt, tạo chuyển biến quan trọng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị Chính phủ tiếp tục có những giải pháp quyết liệt, tạo chuyển biến quan trọng về giải quyết khó khăn trong sản xuất và đời sống của người dân tái định cư công trình thủy điện.

Tổ chức triển khai có hiệu quả Quyết định 64/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đặc thù di dân tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện; xem xét, giải quyết kiến nghị của cử tri về việc cho phép người dân tái định cư dự án thủy điện được thụ hưởng chính sách theo Quyết định này để bảo đảm sự công bằng và phù hợp với Nghị quyết 62/2013/QH13 của Quốc hội, đó là: “Tập trung hoàn thành trong năm 2014 việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án thủy điện và ban hành chính sách ổn định đời sống và sản xuất cho người dân tái định cư. Đẩy mạnh xây dựng, triển khai các đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư dự án thủy điện”.

Tiếp tục quan tâm giải quyết đất sản xuất, đất ở, nguồn nước sản xuất, sinh hoạt cho người dân; chính sách đào tạo, chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm. Xem xét, có chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, dành một tỷ lệ phù hợp về thu thuế tài nguyên nước, thuế thu nhập doanh nghiệp để đầu tư trở lại; thực hiện tốt hơn chính sách tín dụng ưu đãi. Ưu tiên các hộ dân tham gia trồng bù rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng được sử dụng nguồn vốn từ chi trả dịch vụ môi trường rừng; lồng ghép đề án, chương trình mục tiêu quốc gia, tăng cường khuyến nông, khuyến ngư, đưa các mô hình sản xuất mới, giống mới để hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.
 
Duy Hiếu (tóm lược)

Xem xét giải quyết vướng mắc về di dân, tái định cư thủy điện An Khê- Ka Nak

12/06/2015
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 62/2013/NQ-QH13 của Quốc hội về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương và các địa phương rà soát loại bỏ 439 dự án thủy điện; xem xét thu hồi chủ trương đầu tư 47 dự án; không đưa vào quy hoạch 178 vị trí tiềm năng; gia hạn có thời hạn đối với 13 dự án.

Từ chủ trương, chính sách đúng đắn

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 64/2014/QĐ-TTg ngày 18/11/2014 về chính sách đặc thù về di dân, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện, trong đó đã quy định rõ công tác quy hoạch phải gắn với phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch chung và đảm bảo phù hợp với phong tục, tập quán của từng dân tộc; bố trí đất ở, đất sản xuất, nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất; các công trình cơ sở hạ tầng khu, điểm tái định cư, đảm bảo bền vững về môi trường sinh thái. Việc hỗ trợ lương thực được thực hiện đến khi hộ tái định cư được giao đủ đất sản xuất; lao động thuộc hộ tái định cư có nhu cầu chuyển đổi nghề được hỗ trợ lương thực đến khi người lao động được tổ chức, bố trí đào tạo hết một khóa học nghề.

Đặc biệt, Quyết định đã quy định chính sách hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất cho người dân sau tái định cư và giao Ủy ban nhân dân các tỉnh lập dự án, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, Thủ tướng Chính phủ quyết định, nhằm tiếp tục hỗ trợ người dân sau tái định cư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo.

Để giải quyết khó khăn cho người dân sau tái định cư một số dự án tái định cư thủy điện, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, chủ đầu tư dự án tiến hành rà soát, đánh giá những vấn đề liên quan đến đời sống của người dân khi Nhà nước thu hồi đất xây dựng các công trình thủy điện, để tiếp tục xem xét, giải quyết.

Đã trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quy hoạch tổng thể di dân tái định cư công trình thủy diện Sơn La, dự án thủy điện Huội Quảng, Bản Chát (Lai Châu), Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân sông Đà, thuộc công trình thủy điện Hòa Bình; xem xét giải quyết vướng mắc về di dân, tái định cư thủy điện Tuyên Quang, Bản Vẽ, Hủa Na (Nghệ An), Đồng Nai 3, An Khê- Ka Năk (Gia Lai)...

Và những khó khăn, bất cập trong việc đưa chính sách vào đời sống

Tuy đời sống của người dân tại các khu tái định cư các công trình thủy điện được cải thiện, nhưng nhìn chung vẫn còn rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo tại các khu tái định cư vẫn còn cao và cao hơn tỷ lệ hộ nghèo bình quân ở các địa phương như các hộ dân tái định cư thuộc thủy điện Bản Vẽ (Nghệ An) hơn 74% hộ nghèo, Plei Krong (Kon Tum) 65,13%, Khe Bố (Nghệ An) 60%, An Khê-Ka Nak (Gia Lai) 56%, Đăk Rinh (Quảng Ngãi) 49%, Huội Quảng (Lai Châu) 39,09%, Hòa Bình 36%...

Thu nhập của người dân tái định cư chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, nhưng nhiều nơi còn thiếu đất canh tác, đất xấu, thiếu khả năng đầu tư thâm canh. Một bộ phận người dân tái định cư từng gắn bó với rừng và khai thác sản phẩm từ rừng là sinh kế cơ bản nhưng rừng ít nên giảm nguồn thu, đời sống vẫn khó khăn. Có bản với hơn 30 hộ dân, trên 100 nhân khẩu thuộc diện tái định cư tập trung nhưng ở lại nơi ở cũ, nay không thuộc diện quản lý của chính quyền địa phương nơi ở và nơi đi, không được đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nên rất khó khăn về sản xuất và đời sống (thuộc thủy điện Bản Vẽ, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An).

Việc thu hồi đất, giao đất sản xuất của một số dự án còn chậm, đất xấu, một số nơi chưa giao đủ đất nên người dân không có điều kiện phát triển sản xuất như dự án thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam), Lào Cai, Sơn La; công tác đào tạo nghề và chuyển đổi nghề nghiệp chưa hiệu quả, sau đào tạo người lao động khó tìm việc làm, tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề rất thấp; công tác chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm cho người dân, nhất là đối với người dân bị mất đất sản xuất thiếu tính đa dạng, chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương và phong tục, tập quán của người dân.

Mặc dù chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư các dự án thủy điện được quy định tại Quyết định 64/2014/QĐ-TTg có nhiều điểm mới đáp ứng tốt hơn yêu cầu của người dân khi Nhà nước thu hồi đất, trong đó có quy định về hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất cho người dân sau tái định cư. Tuy vậy, các quy định này chỉ áp dụng đối với các trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật đất đai; các dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các dự án được quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật đất đai sử dụng vốn ODA nhưng không cam kết về khung chính sách bồi thường, còn các dự án thủy điện khác không được áp dụng theo quy định tại Quyết định này. Như vậy, là chưa bảo đảm sự công bằng trong việc thực hiện chính sách đối với người dân khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng các công trình thủy điện và cũng chưa hoàn toàn phù hợp với quy định tại Nghị quyết số 62/2013/QH13 của Quốc hội.

s.jpg
Phiên họp toàn thể Quốc hội ở Hội trường

Tiếp tục có những giải pháp quyết liệt, tạo chuyển biến quan trọng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị Chính phủ tiếp tục có những giải pháp quyết liệt, tạo chuyển biến quan trọng về giải quyết khó khăn trong sản xuất và đời sống của người dân tái định cư công trình thủy điện.

Tổ chức triển khai có hiệu quả Quyết định 64/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đặc thù di dân tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện; xem xét, giải quyết kiến nghị của cử tri về việc cho phép người dân tái định cư dự án thủy điện được thụ hưởng chính sách theo Quyết định này để bảo đảm sự công bằng và phù hợp với Nghị quyết 62/2013/QH13 của Quốc hội, đó là: “Tập trung hoàn thành trong năm 2014 việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án thủy điện và ban hành chính sách ổn định đời sống và sản xuất cho người dân tái định cư. Đẩy mạnh xây dựng, triển khai các đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư dự án thủy điện”.

Tiếp tục quan tâm giải quyết đất sản xuất, đất ở, nguồn nước sản xuất, sinh hoạt cho người dân; chính sách đào tạo, chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm. Xem xét, có chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, dành một tỷ lệ phù hợp về thu thuế tài nguyên nước, thuế thu nhập doanh nghiệp để đầu tư trở lại; thực hiện tốt hơn chính sách tín dụng ưu đãi. Ưu tiên các hộ dân tham gia trồng bù rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng được sử dụng nguồn vốn từ chi trả dịch vụ môi trường rừng; lồng ghép đề án, chương trình mục tiêu quốc gia, tăng cường khuyến nông, khuyến ngư, đưa các mô hình sản xuất mới, giống mới để hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.
 
Duy Hiếu (tóm lược)