> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ trê

Cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai

12/05/2014
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 08 cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ, trong đó có 05 cơ sở vừa đào tạo lái xe ô tô và mô tô với tổng lưu lượng đào tạo lái xe ô tô là 2.642 học viên; các cơ sở đào tạo có 226 xe tập lái, 293 giáo viên và các trang thiết bị phục vụ giảng dạy khác đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định; 01 Trung tâm sát hạch lái xe loại 1, 01 Trung tâm sát hạch lái xe loại 2 và 06 Trung tâm sát hạch lái xe loại 3. 
Vừa qua, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã triển khai giám sát “Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe trên địa bàn tỉnh Gia Lai” từ năm 2012 đến 15/4/2014 tại Sở GTVT, Công ty TNHH Vận tải ô tô Gia Lai và Công ty Cổ phần Xây dựng và Vận tải ô tô Gia Lai. Qua giám sát cho thấy, bên cạnh mặt thuận lợi thì công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp phép lái xe vẫn đang bộc lộ nhiều mặt bất cập như: Các cơ sở đào tạo lái xe mở ra quá nhiều, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh và rút bớt nội dung chương trình. Công tác quản lý về dạy nghề thuộc thẩm quyền quản lý của ngành Lao động ,Thương binh và Xã hội; tuy nhiên, qua giám sát thực tế công tác quản lý về dạy nghề lái xe hiện đang bị buông lỏng, không có sự kiểm tra chấn chỉnh các vi phạm thường xuyên của ngành chức năng. Công tác tuyển sinh, đào tạo lái xe mô tô chỉ tập trung ở các địa bàn thành phố, thị xã, thị trấn trong khi đó còn khá nhiều người dân ở vùng sâu, vùng xa, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số có nhu cầu học nhưng chưa được đào tạo, sát hạch cấp GPLX, do đó số GPLX mô tô hạng A1 còn thấp (344.355 GPLX) so với số lượng phương tiện xe máy, mô tô hiện quản lý trên địa bàn tỉnh (595.659 phương tiện). Thực tế giám sát cho thấy một số cơ sở đào tạo còn nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chậm giải quyết các chế độ, chính sách khác cho cán bộ, giáo viên, nhân viên (Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe thuộc Công ty CPXD và VT ô tô Gia Lai) nên giáo viên chưa an tâm công tác giảng dạy; Một số cơ sở đào tạo chưa chủ động tích cực trong việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ và cập nhật kiến thức mới cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; trình độ của một số giáo viên chưa tương xứng với yêu cầu của tình hình mới; một số môn học như môn học cấu tạo và sửa chữa, tập lái xe tại chỗ, tập lái xe ban đêm, tập lái xe có tải chưa được quan tâm đúng mức. Còn có giáo viên cắt xén thời lượng để tiết kiệm chi phí đào tạo... Quy định kiểm tra cấp chứng chỉ nghề, cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp của một số cơ sở đào tạo có những nội dung chưa cụ thể; việc tổ chức kiểm tra các môn học, kiểm tra cuối khóa ở một số cơ sở đào tạo còn xem nhẹ, thực hiện chưa tốt. Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định số 21/2010/QĐ-UBND ngày 14/10/2010 của UBND tỉnh ban hành Quy định về việc tổ chức đào tạo, sát hạch lái xe mô tô 2 bánh hạng A1 đối với người đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ học vấn thấp trên địa bàn tỉnh Gia Lai, một số UBND cấp xã, phường, thị trấn thực hiện chưa nghiêm túc việc xác nhận cho người đồng bào dân tộc thiểu số để tham gia dự sát hạch lý thuyết với hình thức vấn đáp. Trên thực tế, có rất nhiều người là đồng bào dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp cấp 1, cấp 2 hoặc đọc thông, viết thạo tiếng Việt nhưng vẫn được UBND cấp xã, phường, thị trấn xác nhận là người có trình độ học vấn thấp để được hưởng ưu tiên khi sát hạch theo Quyết định số 21/2010/QĐ-UBND ngày 14/10/2010 của UBND tỉnh Gia Lai; trách nhiệm của một số người đứng đầu và cán bộ của một số cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch trong công tác tham mưu, phối hợp, triển khai thực hiện chưa tốt; công tác thanh kiểm tra, giám sát về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX chưa được quan tâm đầy đủ; việc xử lý vi phạm mới chỉ tập trung vào tổ chức, chưa quan tâm nhiều đến xử lý vi phạm trách nhiệm đối với thủ trưởng, cán bộ, giáo viên trong cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch.

Hoạt động đào tạo, sát hạch là dịch vụ xã hội đặc biệt. Vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân trong thời gian tới, ngành GTVT vẫn cần tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa và tăng cường hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước ở lĩnh vực này. Tại các cơ sở đào tạo và Trung tâm sát hạch cần đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, "nâng cấp" đội ngũ giáo viên, có quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý đào tạo, chấn chỉnh khâu tuyển sinh, quản lý chặt chương trình đào tạo, sát hạch. Đồng thời, có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên, đột xuất trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực này.

Trên cơ sở giám sát, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã có những kiến nghị đối với Bộ GTVT và Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Ngoài ra, Ban còn đề nghị Sở GTVT trong thời gian tới cần tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đào tạo, sát hạch lái xe tại các cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe theo quy định của Bộ GTVT; phối hợp với các cơ quan có liên quan tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, trong đó đặc biệt chú trọng công tác giáo dục đạo đức và văn hóa giao thông; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nâng cao chất lượng đào tạo; Đề nghị Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội tăng cường hơn nữa công tác phối hợp với Sở GTVT trong công tác quản lý đào tạo nghề. Đề nghị các cơ sở đào tạo chú ý đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện xe tập lái phục vụ công tác giảng dạy; tăng cường thời gian học cấu tạo và sửa chữa xe; thời gian tập lái ban đêm, tập lái có tải./.
                                                                              Trà Giang

Cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai

12/05/2014
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 08 cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ, trong đó có 05 cơ sở vừa đào tạo lái xe ô tô và mô tô với tổng lưu lượng đào tạo lái xe ô tô là 2.642 học viên; các cơ sở đào tạo có 226 xe tập lái, 293 giáo viên và các trang thiết bị phục vụ giảng dạy khác đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định; 01 Trung tâm sát hạch lái xe loại 1, 01 Trung tâm sát hạch lái xe loại 2 và 06 Trung tâm sát hạch lái xe loại 3. 
Vừa qua, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã triển khai giám sát “Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe trên địa bàn tỉnh Gia Lai” từ năm 2012 đến 15/4/2014 tại Sở GTVT, Công ty TNHH Vận tải ô tô Gia Lai và Công ty Cổ phần Xây dựng và Vận tải ô tô Gia Lai. Qua giám sát cho thấy, bên cạnh mặt thuận lợi thì công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp phép lái xe vẫn đang bộc lộ nhiều mặt bất cập như: Các cơ sở đào tạo lái xe mở ra quá nhiều, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh và rút bớt nội dung chương trình. Công tác quản lý về dạy nghề thuộc thẩm quyền quản lý của ngành Lao động ,Thương binh và Xã hội; tuy nhiên, qua giám sát thực tế công tác quản lý về dạy nghề lái xe hiện đang bị buông lỏng, không có sự kiểm tra chấn chỉnh các vi phạm thường xuyên của ngành chức năng. Công tác tuyển sinh, đào tạo lái xe mô tô chỉ tập trung ở các địa bàn thành phố, thị xã, thị trấn trong khi đó còn khá nhiều người dân ở vùng sâu, vùng xa, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số có nhu cầu học nhưng chưa được đào tạo, sát hạch cấp GPLX, do đó số GPLX mô tô hạng A1 còn thấp (344.355 GPLX) so với số lượng phương tiện xe máy, mô tô hiện quản lý trên địa bàn tỉnh (595.659 phương tiện). Thực tế giám sát cho thấy một số cơ sở đào tạo còn nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chậm giải quyết các chế độ, chính sách khác cho cán bộ, giáo viên, nhân viên (Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe thuộc Công ty CPXD và VT ô tô Gia Lai) nên giáo viên chưa an tâm công tác giảng dạy; Một số cơ sở đào tạo chưa chủ động tích cực trong việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ và cập nhật kiến thức mới cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; trình độ của một số giáo viên chưa tương xứng với yêu cầu của tình hình mới; một số môn học như môn học cấu tạo và sửa chữa, tập lái xe tại chỗ, tập lái xe ban đêm, tập lái xe có tải chưa được quan tâm đúng mức. Còn có giáo viên cắt xén thời lượng để tiết kiệm chi phí đào tạo... Quy định kiểm tra cấp chứng chỉ nghề, cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp của một số cơ sở đào tạo có những nội dung chưa cụ thể; việc tổ chức kiểm tra các môn học, kiểm tra cuối khóa ở một số cơ sở đào tạo còn xem nhẹ, thực hiện chưa tốt. Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định số 21/2010/QĐ-UBND ngày 14/10/2010 của UBND tỉnh ban hành Quy định về việc tổ chức đào tạo, sát hạch lái xe mô tô 2 bánh hạng A1 đối với người đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ học vấn thấp trên địa bàn tỉnh Gia Lai, một số UBND cấp xã, phường, thị trấn thực hiện chưa nghiêm túc việc xác nhận cho người đồng bào dân tộc thiểu số để tham gia dự sát hạch lý thuyết với hình thức vấn đáp. Trên thực tế, có rất nhiều người là đồng bào dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp cấp 1, cấp 2 hoặc đọc thông, viết thạo tiếng Việt nhưng vẫn được UBND cấp xã, phường, thị trấn xác nhận là người có trình độ học vấn thấp để được hưởng ưu tiên khi sát hạch theo Quyết định số 21/2010/QĐ-UBND ngày 14/10/2010 của UBND tỉnh Gia Lai; trách nhiệm của một số người đứng đầu và cán bộ của một số cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch trong công tác tham mưu, phối hợp, triển khai thực hiện chưa tốt; công tác thanh kiểm tra, giám sát về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX chưa được quan tâm đầy đủ; việc xử lý vi phạm mới chỉ tập trung vào tổ chức, chưa quan tâm nhiều đến xử lý vi phạm trách nhiệm đối với thủ trưởng, cán bộ, giáo viên trong cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch.

Hoạt động đào tạo, sát hạch là dịch vụ xã hội đặc biệt. Vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân trong thời gian tới, ngành GTVT vẫn cần tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa và tăng cường hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước ở lĩnh vực này. Tại các cơ sở đào tạo và Trung tâm sát hạch cần đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, "nâng cấp" đội ngũ giáo viên, có quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý đào tạo, chấn chỉnh khâu tuyển sinh, quản lý chặt chương trình đào tạo, sát hạch. Đồng thời, có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên, đột xuất trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực này.

Trên cơ sở giám sát, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã có những kiến nghị đối với Bộ GTVT và Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Ngoài ra, Ban còn đề nghị Sở GTVT trong thời gian tới cần tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đào tạo, sát hạch lái xe tại các cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe theo quy định của Bộ GTVT; phối hợp với các cơ quan có liên quan tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, trong đó đặc biệt chú trọng công tác giáo dục đạo đức và văn hóa giao thông; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nâng cao chất lượng đào tạo; Đề nghị Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội tăng cường hơn nữa công tác phối hợp với Sở GTVT trong công tác quản lý đào tạo nghề. Đề nghị các cơ sở đào tạo chú ý đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện xe tập lái phục vụ công tác giảng dạy; tăng cường thời gian học cấu tạo và sửa chữa xe; thời gian tập lái ban đêm, tập lái có tải./.
                                                                              Trà Giang