> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và

Cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và hành nghề dược ngoài công lập

28/03/2014
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân; Trung ương và địa phương đã có nhiều chính sách tạo điều kiện để các cơ sở hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và hành nghề dược (y, dược) ngoài công lập phát triển. Với hệ thống cơ sở y - dược ngoài công lập trải rộng trên địa bàn tỉnh, tính đến ngày 28/02/2014 toàn tỉnh Gia Lai có 264 cơ sở hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tư nhân. Nhiều cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân đã ứng dụng kỹ thuật cao, cung cấp nhiều cơ sở chăm sóc sức khỏe có chất lượng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ khám, chữa bệnh, góp phần giảm tải cho bệnh viện công lập. Bên cạnh hệ thống khám, chữa bệnh các cơ sở hành nghề dược tư nhân cũng phát triển khá nhanh, cả về số lượng và chất lượng. Hệ thống các cơ sở kinh doanh bán buôn và bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh đã tăng đáng kể, gồm 447 cơ sở (11 bán buôn và 436 bán lẻ) tạo thành mạng lưới cung ứng, phân phối thuốc rộng khắp, thuận lợi, sẵn có phục vụ cho nhu cầu của người bệnh trong toàn tỉnh; từ đó đã góp phần đáng kể vào công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân. 
Tuy nhiên, qua đợt giám sát “việc thực hiện các quy định của pháp luật về hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và hành nghề dược (ngoài công lập) trên địa bàn tỉnh” của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh, Ban nhận thấy công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân còn nhiều bất cập và lúng túng, nhất là đối với cấp huyện. Vì vậy, trong thời gian qua công tác tham mưu cho UBND huyện, thị xã, thành phố chưa tích cực, thiếu kiên quyết dẫn đến còn nhiều cơ sở hành nghề y, dược tư nhân vi phạm mà chưa được kiểm tra, nhắc nhở, uốn nắn kịp thời và xử phạt theo đúng thẩm quyền. Sự phối, kết hợp giữa Sở Y tế với UBND các huyện, thị xã, thành phố trong hoạt động này còn chưa chặt chẽ, thiếu kịp thời, nhất là đối với công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm. Tiến độ cấp chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cấp giấy phép hoạt động còn chậm so với quy định. Đến ngày 28/02/2014, Sở Y tế đã cấp chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được 1.090/4.500 người, tỷ lệ 24,2%; Việc cấp Giấy phép mới và đổi lại Giấy phép hoạt động cho các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân còn rất chậm so với yêu cầu; Còn nhiều cơ sở hành nghề y, dược tư nhân chưa được cấp phép hoặc chưa đổi lại giấy phép vẫn hoạt động (Hành nghề y 88/263 đã được cấp, tỷ lệ 33,4%; Dược 174/447 cơ sở đã được cấp, tỷ lệ 38,92%).

 Qua khảo sát thực tế, có rất nhiều cơ sở hành nghề y, dược tư nhân vi phạm các quy định của pháp luật như: Diện tích chật hẹp, chưa đảm bảo ánh sáng, điều kiện vô trùng tại phòng điều trị; chưa đảm bảo hệ thống xử lý nước thải, chất thải; các cơ sở vừa khám, chữa bệnh, kê đơn vừa bán thuốc rất phổ biến; hồ sơ theo dõi bệnh án lưu không đầy đủ, không rõ ràng; một số quầy thuốc người quản lý chuyên môn vắng mặt nhưng không thực hiện việc ủy quyền hoặc cử người thay thế; bán lẻ thuốc không đáp ứng yêu cầu về bảo quản; người bán thuốc không có hồ sơ lý lịch; có hiện tượng bán buôn tại các nhà thuốc trong khi quy định chỉ được bán lẻ thuốc thành phẩm… Bên cạnh đó, tình trạng thương mại hóa trong chăm sóc sức khỏe ngày càng rõ nét, trên thực tế, Sở Y tế chưa thể quản lý chặt chẽ chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở, nhiều cơ sở khi khám, chữa bệnh đã chỉ định bệnh nhân phải làm các dịch vụ kỹ thuật không cần thiết như xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh vì những dịch vụ kỹ thuật này mang lại nguồn thu lớn cho các cơ sở khám, chữa bệnh.

Nguyên nhân của những tồn tại, khó khăn trên là một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm, chỉ đạo đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động hành nghề y, dược tư nhân; Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khám, chữa bệnh chưa được thường xuyên, sâu rộng; từ đó, dẫn đến sự hiểu biết những quy định của pháp luật về hành nghề y, dược tư nhân của một bộ phận chủ cơ sở cũng như người hành nghề còn hạn chế. Một số cơ sở hành nghề y, dược coi trọng lợi nhuận, cố tình vi phạm pháp luật, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bệnh. Bên cạnh đó, một số địa phương chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm trong công tác, ngại va chạm, chưa nắm vững chức, nhiệm vụ của mình, chưa cập nhật nhật đầy đủ các văn bản pháp luật có liên quan, chưa được tập huấn đầy đủ và thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ trong công tác quản lý đối với lĩnh vực này, nhất là công tác thanh tra, kiểm tra.
 
2.JPG

Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động y tế nói chung và hành nghề y, dược tư nhân nói riêng trong thời gian tới, tại cuộc họp tổng kết đợt giám sát các thành viên Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã thống nhất một số kiến nghị, đề xuất đối với UBND tỉnh như: Đề nghị UBND tỉnh sớm ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối hoạt động y tế nói chung với các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn tỉnh nói riêng. Đề nghị Sở Y tế khẩn trương đẩy nhanh tiến độ cấp chứng chỉ cho người hành nghề, cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở hành nghề, cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc (GPP) theo các quy định của pháp luật, khắc phục tình trạng các cơ sở không có giấy phép nhưng vẫn hoạt động. Hằng năm, mở các lớp tập huấn cho cán bộ Phòng Y tế cấp huyện về nghiệp vụ quản lý nhà nước đối với hành nghề y, dược tư nhân, cập nhật và hướng dẫn khai thác các văn bản pháp luật mới có liên quan. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, thanh tra, chú trọng hậu kiểm sau khi cấp phép hoạt động. Đồng thời, Ban cũng kiến nghị HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật hành nghề y, dược; Chỉ đạo Phòng Y tế tăng cường công tác quản lý chặt chẽ các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập trên địa bàn. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, khắc phục hậu quả sai phạm kịp thời. Xem xét bố trí, bổ sung nguồn nhân lực cho các Phòng Y tế; Chỉ đạo, hướng dẫn UBND xã trong công tác quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh; dược ngoài công lập theo Khoản 1, Điều 89 Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Với những kiến nghị, đề xuất của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh hy vọng rằng trong thời gian tới công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và hành nghề dược trên địa bàn tỉnh sẽ đạt được nhiều kết quả tốt hơn, góp phần tích cực vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Thanh Ngân

Cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và hành nghề dược ngoài công lập

28/03/2014
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân; Trung ương và địa phương đã có nhiều chính sách tạo điều kiện để các cơ sở hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và hành nghề dược (y, dược) ngoài công lập phát triển. Với hệ thống cơ sở y - dược ngoài công lập trải rộng trên địa bàn tỉnh, tính đến ngày 28/02/2014 toàn tỉnh Gia Lai có 264 cơ sở hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tư nhân. Nhiều cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân đã ứng dụng kỹ thuật cao, cung cấp nhiều cơ sở chăm sóc sức khỏe có chất lượng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ khám, chữa bệnh, góp phần giảm tải cho bệnh viện công lập. Bên cạnh hệ thống khám, chữa bệnh các cơ sở hành nghề dược tư nhân cũng phát triển khá nhanh, cả về số lượng và chất lượng. Hệ thống các cơ sở kinh doanh bán buôn và bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh đã tăng đáng kể, gồm 447 cơ sở (11 bán buôn và 436 bán lẻ) tạo thành mạng lưới cung ứng, phân phối thuốc rộng khắp, thuận lợi, sẵn có phục vụ cho nhu cầu của người bệnh trong toàn tỉnh; từ đó đã góp phần đáng kể vào công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân. 
Tuy nhiên, qua đợt giám sát “việc thực hiện các quy định của pháp luật về hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và hành nghề dược (ngoài công lập) trên địa bàn tỉnh” của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh, Ban nhận thấy công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân còn nhiều bất cập và lúng túng, nhất là đối với cấp huyện. Vì vậy, trong thời gian qua công tác tham mưu cho UBND huyện, thị xã, thành phố chưa tích cực, thiếu kiên quyết dẫn đến còn nhiều cơ sở hành nghề y, dược tư nhân vi phạm mà chưa được kiểm tra, nhắc nhở, uốn nắn kịp thời và xử phạt theo đúng thẩm quyền. Sự phối, kết hợp giữa Sở Y tế với UBND các huyện, thị xã, thành phố trong hoạt động này còn chưa chặt chẽ, thiếu kịp thời, nhất là đối với công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm. Tiến độ cấp chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cấp giấy phép hoạt động còn chậm so với quy định. Đến ngày 28/02/2014, Sở Y tế đã cấp chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được 1.090/4.500 người, tỷ lệ 24,2%; Việc cấp Giấy phép mới và đổi lại Giấy phép hoạt động cho các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân còn rất chậm so với yêu cầu; Còn nhiều cơ sở hành nghề y, dược tư nhân chưa được cấp phép hoặc chưa đổi lại giấy phép vẫn hoạt động (Hành nghề y 88/263 đã được cấp, tỷ lệ 33,4%; Dược 174/447 cơ sở đã được cấp, tỷ lệ 38,92%).

 Qua khảo sát thực tế, có rất nhiều cơ sở hành nghề y, dược tư nhân vi phạm các quy định của pháp luật như: Diện tích chật hẹp, chưa đảm bảo ánh sáng, điều kiện vô trùng tại phòng điều trị; chưa đảm bảo hệ thống xử lý nước thải, chất thải; các cơ sở vừa khám, chữa bệnh, kê đơn vừa bán thuốc rất phổ biến; hồ sơ theo dõi bệnh án lưu không đầy đủ, không rõ ràng; một số quầy thuốc người quản lý chuyên môn vắng mặt nhưng không thực hiện việc ủy quyền hoặc cử người thay thế; bán lẻ thuốc không đáp ứng yêu cầu về bảo quản; người bán thuốc không có hồ sơ lý lịch; có hiện tượng bán buôn tại các nhà thuốc trong khi quy định chỉ được bán lẻ thuốc thành phẩm… Bên cạnh đó, tình trạng thương mại hóa trong chăm sóc sức khỏe ngày càng rõ nét, trên thực tế, Sở Y tế chưa thể quản lý chặt chẽ chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở, nhiều cơ sở khi khám, chữa bệnh đã chỉ định bệnh nhân phải làm các dịch vụ kỹ thuật không cần thiết như xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh vì những dịch vụ kỹ thuật này mang lại nguồn thu lớn cho các cơ sở khám, chữa bệnh.

Nguyên nhân của những tồn tại, khó khăn trên là một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm, chỉ đạo đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động hành nghề y, dược tư nhân; Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khám, chữa bệnh chưa được thường xuyên, sâu rộng; từ đó, dẫn đến sự hiểu biết những quy định của pháp luật về hành nghề y, dược tư nhân của một bộ phận chủ cơ sở cũng như người hành nghề còn hạn chế. Một số cơ sở hành nghề y, dược coi trọng lợi nhuận, cố tình vi phạm pháp luật, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bệnh. Bên cạnh đó, một số địa phương chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm trong công tác, ngại va chạm, chưa nắm vững chức, nhiệm vụ của mình, chưa cập nhật nhật đầy đủ các văn bản pháp luật có liên quan, chưa được tập huấn đầy đủ và thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ trong công tác quản lý đối với lĩnh vực này, nhất là công tác thanh tra, kiểm tra.
 
2.JPG

Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động y tế nói chung và hành nghề y, dược tư nhân nói riêng trong thời gian tới, tại cuộc họp tổng kết đợt giám sát các thành viên Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã thống nhất một số kiến nghị, đề xuất đối với UBND tỉnh như: Đề nghị UBND tỉnh sớm ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối hoạt động y tế nói chung với các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn tỉnh nói riêng. Đề nghị Sở Y tế khẩn trương đẩy nhanh tiến độ cấp chứng chỉ cho người hành nghề, cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở hành nghề, cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc (GPP) theo các quy định của pháp luật, khắc phục tình trạng các cơ sở không có giấy phép nhưng vẫn hoạt động. Hằng năm, mở các lớp tập huấn cho cán bộ Phòng Y tế cấp huyện về nghiệp vụ quản lý nhà nước đối với hành nghề y, dược tư nhân, cập nhật và hướng dẫn khai thác các văn bản pháp luật mới có liên quan. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, thanh tra, chú trọng hậu kiểm sau khi cấp phép hoạt động. Đồng thời, Ban cũng kiến nghị HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật hành nghề y, dược; Chỉ đạo Phòng Y tế tăng cường công tác quản lý chặt chẽ các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập trên địa bàn. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, khắc phục hậu quả sai phạm kịp thời. Xem xét bố trí, bổ sung nguồn nhân lực cho các Phòng Y tế; Chỉ đạo, hướng dẫn UBND xã trong công tác quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh; dược ngoài công lập theo Khoản 1, Điều 89 Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Với những kiến nghị, đề xuất của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh hy vọng rằng trong thời gian tới công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và hành nghề dược trên địa bàn tỉnh sẽ đạt được nhiều kết quả tốt hơn, góp phần tích cực vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Thanh Ngân