> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ d

Góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn

12/05/2014
Sáng ngày 12/5/2014, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi). Tham dự Hội nghị có Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng, Phó trưởng các Ban của HĐND tỉnh, lãnh đạo Văn phòng và trưởng, phó các phòng chuyên môn thuộc Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh. Ông Rah Lan Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì Hội nghị.
Hội nghị nhận được 9 lượt ý kiến của đại biểu. Đa số ý kiến tán thành việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 35/2012/QH13 là cần thiết nhằm hoàn thiện nội dung, quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm để thực hiện thống nhất, đồng bộ trong phạm vi cả nước. Các ý kiến góp ý cụ thể như sau:

1. Về tên gọi của Nghị quyết:
Dự thảo Nghị quyết bổ sung lấy phiếu tín nhiệm đối với một số đối tượng không phải chức danh do HĐND bầu nên tên gọi Nghị quyết đề nghị là: “Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội và Hội đồng nhân dân”.

2. Về đối tượng lấy phiếu tín nhiệm:
- Đa số ý kiến thống nhất đề nghị bổ sung vào Dự thảo Nghị quyết việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chánh án TAND tỉnh, Viện trưởng Viện KSND tỉnh.

- Có ý kiến đề nghị không lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với chức danh Trưởng, Phó các Ban HĐND tỉnh; nhưng cũng có ý kiến đề nghị lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh Trưởng, Phó các Ban HĐND tỉnh sau khi sửa đổi Luật Tổ chức HĐND - UBND năm 2003 theo hướng quy định các chức danh này phải hoạt động chuyên trách.

- Đa số đại biểu đề nghị quy định cụ thể việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, huyện không phải là thành viên UBND vào Nghị quyết để thực hiện thống nhất.

3. Về thời hạn, thời điểm lấy phiếu tín nhiệm: Đa số ý kiến đề nghị mỗi nhiệm kỳ lấy phiếu tín nhiệm 2 lần, vào giữa nhiệm kỳ và năm thứ 4 của nhiệm kỳ; Có ý kiến đề nghị lấy phiếu tín nhiệm mỗi năm 01 lần kể từ năm thứ hai của nhiệm kỳ. Có ý khác thống nhất với Dự thảo Nghị quyết (01 lần/nhiệm kỳ).

4. Về mức đánh giá tín nhiệm trong lấy phiếu tín nhiệm và một số vấn đề khác:
- Đa số ý kiến đề nghị giữ nguyên 3 mức như Nghị quyết 35/2012/QH13, là “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “không tín nhiệm”; tuy nhiên cũng có ý kiến đề nghị mức lấy phiếu gồm 2 mức “tín nhiệm” và “không tín nhiệm”; và có ý kiến đề nghị chấm theo thang điểm 100 và phân ra “tín nhiệm” hoặc “không tín nhiệm”.

- Đa số ý kiến đề nghị quy định cụ thể Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thường trực HĐND có trách nhiệm cung cấp thông tin chính thức những vấn đề lien quan cho ĐBQH và đại biểu HĐND đối với các lĩnh vực công tác và người được lấy phiếu tín nhiệm cho ĐBQH, đại biểu HĐND để có thông tin đầy đủ trước khi lấy phiếu.

- Có ý kiến đề nghị làm rõ việc nếu người bị phiếu tín nhiệm thấp mà không có đơn từ chức thì có bỏ phiếu tín nhiệm không; hoặc người bị tín nhiệm thấp đã có đơn từ chức trước khi lấy phiếu thì có thực hiện bỏ phiếu không.

Kết thúc Hội nghị, Chủ trì Hội nghị nhận xét mặc dù thời gian chuẩn bị gấp rút nhưng với tinh thần làm việc nghiêm túc và trách nhiệm nên các đại biểu đã góp ý có chất lượng đối với dự thảo Nghị quyết. Các ý kiến trên của đại biểu sẽ được Thường trực HĐND tỉnh tiếp thu, tổng hợp, gửi Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội tại kỳ họp sắp tới./.
HƯƠNG LAN
            SONG LINH

Góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn

12/05/2014
Sáng ngày 12/5/2014, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi). Tham dự Hội nghị có Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng, Phó trưởng các Ban của HĐND tỉnh, lãnh đạo Văn phòng và trưởng, phó các phòng chuyên môn thuộc Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh. Ông Rah Lan Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì Hội nghị.
Hội nghị nhận được 9 lượt ý kiến của đại biểu. Đa số ý kiến tán thành việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 35/2012/QH13 là cần thiết nhằm hoàn thiện nội dung, quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm để thực hiện thống nhất, đồng bộ trong phạm vi cả nước. Các ý kiến góp ý cụ thể như sau:

1. Về tên gọi của Nghị quyết:
Dự thảo Nghị quyết bổ sung lấy phiếu tín nhiệm đối với một số đối tượng không phải chức danh do HĐND bầu nên tên gọi Nghị quyết đề nghị là: “Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội và Hội đồng nhân dân”.

2. Về đối tượng lấy phiếu tín nhiệm:
- Đa số ý kiến thống nhất đề nghị bổ sung vào Dự thảo Nghị quyết việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chánh án TAND tỉnh, Viện trưởng Viện KSND tỉnh.

- Có ý kiến đề nghị không lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với chức danh Trưởng, Phó các Ban HĐND tỉnh; nhưng cũng có ý kiến đề nghị lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh Trưởng, Phó các Ban HĐND tỉnh sau khi sửa đổi Luật Tổ chức HĐND - UBND năm 2003 theo hướng quy định các chức danh này phải hoạt động chuyên trách.

- Đa số đại biểu đề nghị quy định cụ thể việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, huyện không phải là thành viên UBND vào Nghị quyết để thực hiện thống nhất.

3. Về thời hạn, thời điểm lấy phiếu tín nhiệm: Đa số ý kiến đề nghị mỗi nhiệm kỳ lấy phiếu tín nhiệm 2 lần, vào giữa nhiệm kỳ và năm thứ 4 của nhiệm kỳ; Có ý kiến đề nghị lấy phiếu tín nhiệm mỗi năm 01 lần kể từ năm thứ hai của nhiệm kỳ. Có ý khác thống nhất với Dự thảo Nghị quyết (01 lần/nhiệm kỳ).

4. Về mức đánh giá tín nhiệm trong lấy phiếu tín nhiệm và một số vấn đề khác:
- Đa số ý kiến đề nghị giữ nguyên 3 mức như Nghị quyết 35/2012/QH13, là “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “không tín nhiệm”; tuy nhiên cũng có ý kiến đề nghị mức lấy phiếu gồm 2 mức “tín nhiệm” và “không tín nhiệm”; và có ý kiến đề nghị chấm theo thang điểm 100 và phân ra “tín nhiệm” hoặc “không tín nhiệm”.

- Đa số ý kiến đề nghị quy định cụ thể Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thường trực HĐND có trách nhiệm cung cấp thông tin chính thức những vấn đề lien quan cho ĐBQH và đại biểu HĐND đối với các lĩnh vực công tác và người được lấy phiếu tín nhiệm cho ĐBQH, đại biểu HĐND để có thông tin đầy đủ trước khi lấy phiếu.

- Có ý kiến đề nghị làm rõ việc nếu người bị phiếu tín nhiệm thấp mà không có đơn từ chức thì có bỏ phiếu tín nhiệm không; hoặc người bị tín nhiệm thấp đã có đơn từ chức trước khi lấy phiếu thì có thực hiện bỏ phiếu không.

Kết thúc Hội nghị, Chủ trì Hội nghị nhận xét mặc dù thời gian chuẩn bị gấp rút nhưng với tinh thần làm việc nghiêm túc và trách nhiệm nên các đại biểu đã góp ý có chất lượng đối với dự thảo Nghị quyết. Các ý kiến trên của đại biểu sẽ được Thường trực HĐND tỉnh tiếp thu, tổng hợp, gửi Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội tại kỳ họp sắp tới./.
HƯƠNG LAN
            SONG LINH