> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh Ninh Thuận về tiếp xúc, giải quyết kiến nghị của cử tri và nhân dân

Hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh Ninh Thuận về tiếp xúc, giải quyết kiến nghị của cử tri và nhân dân

07/04/2015
I. Khái quát tình hình chung về tỉnh Ninh Thuận:

Ninh Thuận là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, với vị trí địa lý vừa có khó khăn, vừa có những thuận lợi, là cửa ngõ nối vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ với các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ, nằm ở giao điểm của 3 trục giao thông chiến lược là Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc-Nam và Quốc lộ 27 lên Nam Tây Nguyên, cách sân bay Quốc tế Cam Ranh 60 km. Diện tích tự nhiên 3.358 km2 ; có 7 đơn vị hành chính gồm: thành phố Phan Rang-Tháp Chàm đô thị loại II và 6 huyện với 65 xã, phường, thị trấn, trong đó huyện Bác Ái là huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Dân số khoảng 587 nghìn người, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 23%, bao gồm dân tộc Chăm chiếm 11,3%, dân tộc Raglai chiếm 10,2%, các dân tộc K’ho, Hoa…chiếm 1,5%.

Những năm gần đây, tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh có chuyển biến tích cực và tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, đời sống nhân dân có bước cải thiện. Tuy nhiên, Ninh Thuận là tỉnh hiện còn nhiều khó khăn, khí hậu thời tiết luôn khắc nghiệt, vùng khô hạn nhất cả nước; kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội chưa đầy đủ; dân trí vùng miền núi, dân tộc còn thấp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, phát triển chưa bền vững.

Trong những năm qua (nhiệm kỳ 2010-2015), để rút ngắn nhanh khoảng cách chênh lệch phát triển so với các tỉnh trong vùng và cả nước, tỉnh đã và đang tập trung triển khai thực hiện 04 khâu đột phá sau:

(1) Về chiến lược, quy hoạch: Tỉnh xác định cần phải có chiến lược tầm nhìn xa, quy hoạch dài hạn, để đón nhận những giá trị mới, những cơ hội mới của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế mang lại, tạo động lực phát triển nhanh và bền vững kinh tế-xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới. Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Ninh Thuận đã thuê tư vấn nước ngoài là tập đoàn Monitor của Mỹ và Arup của Anh lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1222/QĐ-TTg ngày 22/7/2011, nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong tình hình mới. Tỉnh đang từng bước cụ thể hóa, triển khai thực hiện quy hoạch này.

(2) Về đầu tư cơ sở hạ tầng: Tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, tạo kết nối khai thác lợi thế của vùng cho phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, trọng tâm là hạ tầng giao thông kết nối khai thác cảng biển, sân bay. Đã đầu tư tuyến đường ven biển dài 116 km, tổng vốn 4.500 tỷ đồng đến nay đã cơ bản hoàn thành phục vụ cho việc xây dựng 02 nhà máy điện hạt nhân, tạo thế liên thông các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, hướng đến khai thác hiệu quả Kinh tế biển tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

(3) Về cải cách hành chính: Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, Tỉnh đã quyết định thành lập Văn phòng phát triển kinh tế trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, là mô hình mới trong cải cách thủ tục hành chính theo “cơ chế một cửa liên thông” trong lĩnh vực đầu tư mang lại nhiều kết quả hiệu quả trong công tác cải cách hành chính «1 cửa» thu hút đầu tư, kinh doanh, được các nhà đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước đánh giá cao;

(4) Về nguồn nhân lực: Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Tỉnh đã xúc tiến thành lập các Phân hiệu Đại học Nông lâm, Đại học Thủy lợi tại tỉnh, nâng cấp trường Cao đẳng nghề; thuê chuyên gia nước ngoài đào tạo tại chỗ và cử cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài về kiến thức quản lý kinh tế, ngoại ngữ, công nghệ điện hạt nhân...; đồng thời mời gọi các trường đại học, các trung tâm đào tạo có uy tín, có thương hiệu đầu tư thành lập các cơ sở đào tạo tại tỉnh, nhằm sớm đáp ứng tốt nhất nhu cầu nguồn nhân lực của tỉnh trong thời gian tới.

II. Về tiếp xúc, giải quyết những kiến nghị của cử tri và nhân dân.

Bên cạnh những đột phá về quy họach, hạ tầng, cải cách, đào tạo nguồn nhân lực thì việc lắng nghe, tiếp xúc, đối thoại, giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của cử tri và nhân dân trong tỉnh thời gian qua cũng được HĐND tỉnh quan tâm đẩy mạnh để góp phần tạo đồng thuận chung trong nhân dân, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính nâng cao trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ công chức các cấp.

Trong những năm qua, Tỉnh đã tổ chức 16 đợt tiếp xúc cử tri, có 35.529 lượt người tham dự, đại biểu HĐND tỉnh dự tiếp xúc cử tri đạt tỷ lệ 95%. Thông qua tiếp xúc cử tri, đã nhận được 3.145 ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Sau các đợt tiếp xúc cử tri, Thường trực HĐND tỉnh tổng hợp, chuyển đến các cơ quan quản lý nhà nước để xem xét giải quyết, trả lời hoặc tiếp thu để xem xét có kế hoạch khắc phục thực hiện.

Trong năm qua, công tác tiếp xúc cử tri được tăng cường chất lượng hiệu quả. Nổi bật trên địa bàn thành phố Phan rang-tháp chàm.

Theo thống kê của UBMTTQ Việt Nam thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, bình quân tại 1 điểm tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh có  80 - 100 người dân tới dự, tổng số ý kiến phát biểu trong một buổi tiếp xúc 18-25 ý kiến. Các ý kiến, kiến nghị của cử tri phản ảnh nhiều mặt của đời sống xã hội: giá bồi thường đất khi nhà nước thu hồi đất, công tác quy hoạch đất thực hiện các dự án, chính sách an sinh xã hội, vệ sinh môi trường khu dân cư...

Các Tổ Đại biểu HĐND tỉnh đã lắng nghe, tổng hợp và thực hiện việc tiếp thu, trả lời như sau:

- Có những nội dung, vấn đề xét thấy thuộc trách nhiệm quần hạn của cấp thành phố và cấp xã phường thì trả lời ngay và đề nghị cán bộ công chức thành phố, xã phường tiếp thu có kế hoạch tổ chức thực hiện sớm như: vệ sinh môi trường, tranh chấp đất đai, các công trình đô thị, chính sách người có công, an sinh xã hội…

- Có những nội dung thuộc các sở, ngành cử tri đã kiến nghị lần trước mà trả lời chưa thỏa đáng thì Tổ đại biểu đề nghị Thường trực mời trực tiếp Lãnh đạo các sở, ngành đến giải trình, trả lời trực tiếp hoặc đến tiếp thu có kế hoạch cụ thể để thực hiện và khắc phục như vấn đề môi trường cần phải dời cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư, vần đề tăng cường đèn chiếu sáng đô thị, vấn đề ngập úng mùa lũ, vần đề sạt lỡ đê, vấn đề ô nhiễm tiếng ồn khu dân cư…

- Có những vần đề ảnh hưởng đến đa số nhân dân quan tâm, các ngành chức năng qua 2 lần chưa giải quyết hoặc trả lời giải thích chưa đến nơi đến chốn, Thường trực HĐND tỉnh chức phiên họp giám sát chuyên đề để nghe trả lời và chất vấn trực tiếp các ngành có liên quan, năm 2014 tổ chức hội nghị chuyên đề về sử dụng kết dư quỹ BHYT và công tác phối hợp giữa các cơ sở y tế khám chữa bệnh với BHYT. Qua hội nghị Thường trực HĐND yêu cầu UBND tỉnh mời Tổng Giám đốc BHXH về để làm việc và trực tiếp cỉ đạo giải quyết các vướng mắc liên quan đến BHYT nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân tốt hơn. Qua đó, được đa số cử tri và nhân dân đánh giá cao.

Nhìn chung, trong những năm qua, 98% các ý kiến, kiến nghị chính đáng của cử tri và nhân dân đã được các cơ quan hữu quan xem xét, giải quyết khẩn trương, nghiêm túc, góp phần vào việc ổn định tình hình an ninh trật tự, phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Ninh Thuận.

Trên cơ sở đó, tình hình kinh tế -xã hội của tỉnh 5 năm qua có chuyển biến khá tích cực trên nhiều mặt, có 15/21 chỉ tiêu nghị quyết đạt khá và có khả năng hoàn thành mục tiêu kế hoạch 5 năm;

Tăng trưởng kinh tế cao hơn so với giai đoạn trước, tổng sản phẩm nội tỉnh tăng bình quân 11,2%/năm (giai đoạn 2006-2010 là 10,3%) và từng bước nâng cao về chất lượng, quy mô nền kinh tế, GDP tăng gấp 2,57 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người năm 2014 đạt 26,8 triệu đồng và dự kiến đến năm 2015 ước đạt 31,2 triệu đồng, tăng gấp 2,45 lần so với năm 2010, rút ngắn nhanh hơn khoảng cách chênh lệch so với cả nước, năm 2010 chiếm 52,8%, năm 2015 dự kiến chiếm khoảng 62% mức bình quân cả nước;

Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng từ 22% năm 2010 lên 24,8% năm 2015; Thu ngân sách tăng khá, năm 2014 đạt 1.845 tỷ đồng, về trước 1 năm so với chỉ tiêu nghị quyết đề ra (1.700 tỷ đồng); Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 33.145 tỷ đồng, tăng gấp 1,95 lần so với giai đoạn 2006-2010; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân gần 2%/năm, đến nay còn 7,53%, giải quyết việc làm cho trên 15,7 nghìn lao động mỗi năm.

Trên đây là tham luận của Tỉnh Ninh Thuận gửi đến Hội nghị Giao ban. Thường trực HĐND tỉnh Ninh Thuận rất mong được học tập nhiều hơn nữa những kinh nghiệm hiệu quả của các tỉnh bạn, Kính chúc các đồng chí dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, hiệu quả và thành công trong công tác./.
 
Thường trực HĐND tỉnh Ninh Thuận

Hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh Ninh Thuận về tiếp xúc, giải quyết kiến nghị của cử tri và nhân dân

07/04/2015
I. Khái quát tình hình chung về tỉnh Ninh Thuận:

Ninh Thuận là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, với vị trí địa lý vừa có khó khăn, vừa có những thuận lợi, là cửa ngõ nối vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ với các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ, nằm ở giao điểm của 3 trục giao thông chiến lược là Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc-Nam và Quốc lộ 27 lên Nam Tây Nguyên, cách sân bay Quốc tế Cam Ranh 60 km. Diện tích tự nhiên 3.358 km2 ; có 7 đơn vị hành chính gồm: thành phố Phan Rang-Tháp Chàm đô thị loại II và 6 huyện với 65 xã, phường, thị trấn, trong đó huyện Bác Ái là huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Dân số khoảng 587 nghìn người, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 23%, bao gồm dân tộc Chăm chiếm 11,3%, dân tộc Raglai chiếm 10,2%, các dân tộc K’ho, Hoa…chiếm 1,5%.

Những năm gần đây, tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh có chuyển biến tích cực và tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, đời sống nhân dân có bước cải thiện. Tuy nhiên, Ninh Thuận là tỉnh hiện còn nhiều khó khăn, khí hậu thời tiết luôn khắc nghiệt, vùng khô hạn nhất cả nước; kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội chưa đầy đủ; dân trí vùng miền núi, dân tộc còn thấp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, phát triển chưa bền vững.

Trong những năm qua (nhiệm kỳ 2010-2015), để rút ngắn nhanh khoảng cách chênh lệch phát triển so với các tỉnh trong vùng và cả nước, tỉnh đã và đang tập trung triển khai thực hiện 04 khâu đột phá sau:

(1) Về chiến lược, quy hoạch: Tỉnh xác định cần phải có chiến lược tầm nhìn xa, quy hoạch dài hạn, để đón nhận những giá trị mới, những cơ hội mới của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế mang lại, tạo động lực phát triển nhanh và bền vững kinh tế-xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới. Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Ninh Thuận đã thuê tư vấn nước ngoài là tập đoàn Monitor của Mỹ và Arup của Anh lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1222/QĐ-TTg ngày 22/7/2011, nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong tình hình mới. Tỉnh đang từng bước cụ thể hóa, triển khai thực hiện quy hoạch này.

(2) Về đầu tư cơ sở hạ tầng: Tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, tạo kết nối khai thác lợi thế của vùng cho phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, trọng tâm là hạ tầng giao thông kết nối khai thác cảng biển, sân bay. Đã đầu tư tuyến đường ven biển dài 116 km, tổng vốn 4.500 tỷ đồng đến nay đã cơ bản hoàn thành phục vụ cho việc xây dựng 02 nhà máy điện hạt nhân, tạo thế liên thông các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, hướng đến khai thác hiệu quả Kinh tế biển tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

(3) Về cải cách hành chính: Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, Tỉnh đã quyết định thành lập Văn phòng phát triển kinh tế trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, là mô hình mới trong cải cách thủ tục hành chính theo “cơ chế một cửa liên thông” trong lĩnh vực đầu tư mang lại nhiều kết quả hiệu quả trong công tác cải cách hành chính «1 cửa» thu hút đầu tư, kinh doanh, được các nhà đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước đánh giá cao;

(4) Về nguồn nhân lực: Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Tỉnh đã xúc tiến thành lập các Phân hiệu Đại học Nông lâm, Đại học Thủy lợi tại tỉnh, nâng cấp trường Cao đẳng nghề; thuê chuyên gia nước ngoài đào tạo tại chỗ và cử cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài về kiến thức quản lý kinh tế, ngoại ngữ, công nghệ điện hạt nhân...; đồng thời mời gọi các trường đại học, các trung tâm đào tạo có uy tín, có thương hiệu đầu tư thành lập các cơ sở đào tạo tại tỉnh, nhằm sớm đáp ứng tốt nhất nhu cầu nguồn nhân lực của tỉnh trong thời gian tới.

II. Về tiếp xúc, giải quyết những kiến nghị của cử tri và nhân dân.

Bên cạnh những đột phá về quy họach, hạ tầng, cải cách, đào tạo nguồn nhân lực thì việc lắng nghe, tiếp xúc, đối thoại, giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của cử tri và nhân dân trong tỉnh thời gian qua cũng được HĐND tỉnh quan tâm đẩy mạnh để góp phần tạo đồng thuận chung trong nhân dân, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính nâng cao trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ công chức các cấp.

Trong những năm qua, Tỉnh đã tổ chức 16 đợt tiếp xúc cử tri, có 35.529 lượt người tham dự, đại biểu HĐND tỉnh dự tiếp xúc cử tri đạt tỷ lệ 95%. Thông qua tiếp xúc cử tri, đã nhận được 3.145 ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Sau các đợt tiếp xúc cử tri, Thường trực HĐND tỉnh tổng hợp, chuyển đến các cơ quan quản lý nhà nước để xem xét giải quyết, trả lời hoặc tiếp thu để xem xét có kế hoạch khắc phục thực hiện.

Trong năm qua, công tác tiếp xúc cử tri được tăng cường chất lượng hiệu quả. Nổi bật trên địa bàn thành phố Phan rang-tháp chàm.

Theo thống kê của UBMTTQ Việt Nam thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, bình quân tại 1 điểm tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh có  80 - 100 người dân tới dự, tổng số ý kiến phát biểu trong một buổi tiếp xúc 18-25 ý kiến. Các ý kiến, kiến nghị của cử tri phản ảnh nhiều mặt của đời sống xã hội: giá bồi thường đất khi nhà nước thu hồi đất, công tác quy hoạch đất thực hiện các dự án, chính sách an sinh xã hội, vệ sinh môi trường khu dân cư...

Các Tổ Đại biểu HĐND tỉnh đã lắng nghe, tổng hợp và thực hiện việc tiếp thu, trả lời như sau:

- Có những nội dung, vấn đề xét thấy thuộc trách nhiệm quần hạn của cấp thành phố và cấp xã phường thì trả lời ngay và đề nghị cán bộ công chức thành phố, xã phường tiếp thu có kế hoạch tổ chức thực hiện sớm như: vệ sinh môi trường, tranh chấp đất đai, các công trình đô thị, chính sách người có công, an sinh xã hội…

- Có những nội dung thuộc các sở, ngành cử tri đã kiến nghị lần trước mà trả lời chưa thỏa đáng thì Tổ đại biểu đề nghị Thường trực mời trực tiếp Lãnh đạo các sở, ngành đến giải trình, trả lời trực tiếp hoặc đến tiếp thu có kế hoạch cụ thể để thực hiện và khắc phục như vấn đề môi trường cần phải dời cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư, vần đề tăng cường đèn chiếu sáng đô thị, vấn đề ngập úng mùa lũ, vần đề sạt lỡ đê, vấn đề ô nhiễm tiếng ồn khu dân cư…

- Có những vần đề ảnh hưởng đến đa số nhân dân quan tâm, các ngành chức năng qua 2 lần chưa giải quyết hoặc trả lời giải thích chưa đến nơi đến chốn, Thường trực HĐND tỉnh chức phiên họp giám sát chuyên đề để nghe trả lời và chất vấn trực tiếp các ngành có liên quan, năm 2014 tổ chức hội nghị chuyên đề về sử dụng kết dư quỹ BHYT và công tác phối hợp giữa các cơ sở y tế khám chữa bệnh với BHYT. Qua hội nghị Thường trực HĐND yêu cầu UBND tỉnh mời Tổng Giám đốc BHXH về để làm việc và trực tiếp cỉ đạo giải quyết các vướng mắc liên quan đến BHYT nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân tốt hơn. Qua đó, được đa số cử tri và nhân dân đánh giá cao.

Nhìn chung, trong những năm qua, 98% các ý kiến, kiến nghị chính đáng của cử tri và nhân dân đã được các cơ quan hữu quan xem xét, giải quyết khẩn trương, nghiêm túc, góp phần vào việc ổn định tình hình an ninh trật tự, phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Ninh Thuận.

Trên cơ sở đó, tình hình kinh tế -xã hội của tỉnh 5 năm qua có chuyển biến khá tích cực trên nhiều mặt, có 15/21 chỉ tiêu nghị quyết đạt khá và có khả năng hoàn thành mục tiêu kế hoạch 5 năm;

Tăng trưởng kinh tế cao hơn so với giai đoạn trước, tổng sản phẩm nội tỉnh tăng bình quân 11,2%/năm (giai đoạn 2006-2010 là 10,3%) và từng bước nâng cao về chất lượng, quy mô nền kinh tế, GDP tăng gấp 2,57 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người năm 2014 đạt 26,8 triệu đồng và dự kiến đến năm 2015 ước đạt 31,2 triệu đồng, tăng gấp 2,45 lần so với năm 2010, rút ngắn nhanh hơn khoảng cách chênh lệch so với cả nước, năm 2010 chiếm 52,8%, năm 2015 dự kiến chiếm khoảng 62% mức bình quân cả nước;

Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng từ 22% năm 2010 lên 24,8% năm 2015; Thu ngân sách tăng khá, năm 2014 đạt 1.845 tỷ đồng, về trước 1 năm so với chỉ tiêu nghị quyết đề ra (1.700 tỷ đồng); Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 33.145 tỷ đồng, tăng gấp 1,95 lần so với giai đoạn 2006-2010; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân gần 2%/năm, đến nay còn 7,53%, giải quyết việc làm cho trên 15,7 nghìn lao động mỗi năm.

Trên đây là tham luận của Tỉnh Ninh Thuận gửi đến Hội nghị Giao ban. Thường trực HĐND tỉnh Ninh Thuận rất mong được học tập nhiều hơn nữa những kinh nghiệm hiệu quả của các tỉnh bạn, Kính chúc các đồng chí dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, hiệu quả và thành công trong công tác./.
 
Thường trực HĐND tỉnh Ninh Thuận