> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Khảo sát về tình hình hoạt động sản xuất của các làng nghề trên địa bàn tỉnh

Khảo sát về tình hình hoạt động sản xuất của các làng nghề trên địa bàn tỉnh

21/04/2014
Từ ngày 11 đến ngày 16/4/2014, Đoàn khảo sát do đồng chí Đinh Duy Vượt, Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh làm trưởng đoàn đã đi khảo sát thực tế tình hình hoạt động, sản xuất của các làng nghề trên địa bàn tỉnh tại các xã Ia Le (huyện Chư Pưh), xã Hà Tam (huyện Đak Pơ), xã Ia Lâu (huyện Chư Prông), thị trấn Kon Dỡng (huyện Mang Yang) và Sở Công thương. Tham gia cùng đoàn khảo sát còn có đại diện lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công thương) đơn vị làm chủ dự án phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh.
Qua khảo sát thực tế, từ 2006 - 2013 Trung tâm khuyến công và Xúc tiến thương mại đã đầu tư xây dựng được 10 cơ sở hạ tầng làng nghề truyền thống tại các huyện Chư Prông, Đak Đoa, Mang Yang, Chư Pưh, Đak Pơ, Đức Cơ, KBang và thành phố Pleiku với tổng kinh phí 12.345,83 triệu đồng. Các đơn vị được thụ hưởng chương trình được đầu tư cơ sở vật chất khang trang, hệ thống nhà trưng bày sản phẩm kết hợp kho, sản xuất và các hạng mục được đầu tư khang trang với  kinh phí đầu tư (một công trình từ 1 tỷ đến 2,2 tỷ đồng) đào tạo 2.489 học viên chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số với tổng kinh phí 2.457 triệu đồng tập trung các nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, gỗ mỹ nghệ, mây tre lá nhằm khôi phục và giữ gìn bản sắc, giải quyết việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng được thụ hưởng. Bước đầu làng nghề đã đạt được một số kết quả nhất định,  song vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và khó khăn vướng mắc do năng lực tài chính hạn chế, bộ máy tổ chức điều hành chưa được đào tạo nên chưa phát huy hết vai trò trong quản lý làng nghề, chưa thâm nhập nhu cầu thị trường, kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc của sản phẩm còn hạn chế, giá thành cao nên khó cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại trên thị trường được dệt bằng máy, khó tiêu thụ. Đến nay, các làng nghề hầu như không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng dẫn đến cơ sở vật chất được xây dựng không được quản lý, nhanh chóng hư hỏng, xuống cấp, gây lãng phí lớn cho ngân sách của nhà nước.                                                                                                                                   
Song Linh

Khảo sát về tình hình hoạt động sản xuất của các làng nghề trên địa bàn tỉnh

21/04/2014
Từ ngày 11 đến ngày 16/4/2014, Đoàn khảo sát do đồng chí Đinh Duy Vượt, Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh làm trưởng đoàn đã đi khảo sát thực tế tình hình hoạt động, sản xuất của các làng nghề trên địa bàn tỉnh tại các xã Ia Le (huyện Chư Pưh), xã Hà Tam (huyện Đak Pơ), xã Ia Lâu (huyện Chư Prông), thị trấn Kon Dỡng (huyện Mang Yang) và Sở Công thương. Tham gia cùng đoàn khảo sát còn có đại diện lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công thương) đơn vị làm chủ dự án phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh.
Qua khảo sát thực tế, từ 2006 - 2013 Trung tâm khuyến công và Xúc tiến thương mại đã đầu tư xây dựng được 10 cơ sở hạ tầng làng nghề truyền thống tại các huyện Chư Prông, Đak Đoa, Mang Yang, Chư Pưh, Đak Pơ, Đức Cơ, KBang và thành phố Pleiku với tổng kinh phí 12.345,83 triệu đồng. Các đơn vị được thụ hưởng chương trình được đầu tư cơ sở vật chất khang trang, hệ thống nhà trưng bày sản phẩm kết hợp kho, sản xuất và các hạng mục được đầu tư khang trang với  kinh phí đầu tư (một công trình từ 1 tỷ đến 2,2 tỷ đồng) đào tạo 2.489 học viên chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số với tổng kinh phí 2.457 triệu đồng tập trung các nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, gỗ mỹ nghệ, mây tre lá nhằm khôi phục và giữ gìn bản sắc, giải quyết việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng được thụ hưởng. Bước đầu làng nghề đã đạt được một số kết quả nhất định,  song vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và khó khăn vướng mắc do năng lực tài chính hạn chế, bộ máy tổ chức điều hành chưa được đào tạo nên chưa phát huy hết vai trò trong quản lý làng nghề, chưa thâm nhập nhu cầu thị trường, kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc của sản phẩm còn hạn chế, giá thành cao nên khó cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại trên thị trường được dệt bằng máy, khó tiêu thụ. Đến nay, các làng nghề hầu như không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng dẫn đến cơ sở vật chất được xây dựng không được quản lý, nhanh chóng hư hỏng, xuống cấp, gây lãng phí lớn cho ngân sách của nhà nước.                                                                                                                                   
Song Linh