> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Một số kết quả đạt được trong công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Chư Sê

Một số kết quả đạt được trong công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Chư Sê

18/07/2014
Công tác xóa đói, giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng núi nói chung và Tây Nguyên nói riêng, tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ người dân, nhất là hộ nghèo có điều kiện hơn trong phát triển sản xuất, tăng thu nhập và nâng cao đời sống.Với sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, các tổ chức và đông đảo quần chúng nhân dân, trong giai đoạn 2011 – 2013, công tác xóa đói giảm nghèo đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội trên địa bàn tỉnh đã thu được những kết quả tích cực. Để đánh gia một cách khách quan, toàn diện về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện, Thường trực HĐND huyện Chư Sê, đã tiến hành khảo sát tình hình triển khai và thực hiện chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện từ năm 2011 đến năm 2013. Đoàn khảo sát đã tiến hành làm việc trực tiếp tại UBND 04 xã:Ia Pal, Ia Hlốp, Bărmăih, AlBă. Đồng thời, khảo sát qua báo cáo đối với UBND các xã, thị trấn còn lại.
Qua khảo sát cho thấy, từ năm 2011 đến năm 2013, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Chư Sê đã đạt được những kết quả quan trọng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, người nghèo được tiếp cận các dịch vụ y tế, được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), cơ bản có việc làm, có nhiều điều kiện hơn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo; bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện là 29,14%, tương đương 6.806 hộ; cuối năm 2011, giảm còn 25,27%, tương đương 6.120 hộ; năm 2012, giảm còn 20,48%, tương đương 5.219 hộ; đến cuối năm 2013, toàn huyện còn 4.300 hộ nghèo (trong đó có 3.872 hộ đồng bào DTTS), chiếm 16,94%, 1.915 hộ cận nghèo (trong đó có 1.357 hộ đồng bào DTTS), chiếm 7,54%. Công tác quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các xã, thị trấn được triển khai thực hiện theo Thông tư 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05/9/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hằng năm được thực hiện điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo đúng quy định và thực chất, không chạy theo thành tích. Các chế độ chính sách đối với người nghèo được UBND huyện, các ngành triển khai kịp thời, đầy đủ đến tất cả các hộ nghèo trên địa bàn huyện như: 100% hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, hộ cận nghèo mới thoát nghèo và hộ cận nghèo được cấp thẻ BHYT, với 126.000 thẻ, đạt 100%; Đã cấp bù, hỗ trợ học phí cho 13.500 học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo, với số tiền 8,5 tỷ đồng; thực hiện Quyết định 167/2008/QĐ-CP có 1.377 hộ nghèo được hỗ trợ xây nhà, tổng kinh phí là 11,52 tỷ đồng; Về tín dụng ưu đãi, trong 3 năm tổng doanh số cho vay đạt 56,764 tỷ đồng, với 4.468 lượt hộ và 11.375 học sinh, sinh viên được vay vốn; đa số hộ nghèo đã sử dụng vốn vay có hiệu quả và có ý thức hoàn trả vốn vay. Từ năm 2011-2013, Trung tâm dạy nghề huyện đã mở 13 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho 6.835 lao động là người đồng bào DTTS; sau khi học nghề nhiều học viên đã nắm bắt được kiến thức, kỹ năng cơ bản, áp dụng vào thực tế sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho gia đình. Hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ bảo đảm kịp thời, đúng đối tượng; từ năm 2011-2013, đã cấp được 70,5 tấn hạt giống, 100 con bò cái sinh sản, 1.299,07 kg muối I ốt, 10,5 tấn phân bón, 555,608 kg gạo cứu đói… Việc triển khai thực hiện tốt chương trình mục tiêu giảm nghèo đã giúp người nghèo có thêm cơ hội phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập để người dân thoát nghèo bền vững. Kết cấu hạ tầng nông thôn ở vùng sâu, vùng xa được chú trọng đầu tư; đời sống của người nghèo không ngừng được cải thiện, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững.

 Tuy nhiên, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Chư Sê vẫn còn một số hạn chế, tồn tại như: Việc rà soát, đánh giá hộ nghèo, hộ cận nghèo ở một số xã còn chậm, việc bình xét có lúc, có nơi còn chưa chính xác; một bộ phận người nghèo còn ỷ lại chính sách của nhà nước, chưa nỗ lực phát triển sản xuất, chưa có ý thức bảo quản, giữ gìn các tài sản được nhà nước cấp. Kết quả giảm nghèo nhanh nhưng chưa thật sự bền vững, tỷ lệ tái nghèo còn cao. Ở vùng sâu, vùng xa chất lượng giáo dục và đào tạo, dịch vụ y tế tuy đã được cải thiện nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Đội ngũ y, bác sỹ chuyên khoa còn thiếu, đặc biệt là tuyến xã; Công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế còn nhiều bất cập. Sự phối hợp của hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền về mục tiêu của chương trình giảm nghèo bền vững ở các địa phương chưa đồng bộ, chặt chẽ và chưa thường xuyên, còn một bộ phận nhân dân chưa nhận thức đúng đắn để tự vươn lên thoát nghèo, nhất là các hộ đồng bào DTTS. Việc huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình phần lớn các địa phương chủ yếu dựa vào nguồn lực của cấp trên, chưa huy động được tối đa sự đóng góp của cộng đồng dòng tộc và xã hội cho công tác giảm nghèo tại địa phương.

Để thực hiện tốt hơn nữa công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện đến năm 2015, Thường trực HĐND huyện Chư Sê đã kiến nghị các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác giảm nghèo. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, sự tham gia tích cực của người dân để nâng cao nhận thức trong công tác giảm nghèo. Nâng cao năng lực và trách nhiệm của các Ban Chỉ đạo giảm nghèo các xã, thị trấn đối với công tác giảm nghèo. Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả thực hiện, gắn với sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm. Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói, giảm nghèo cấp cơ sở, đặc biệt là cấp xã, thôn, làng, trong đó tập trung đào tạo, hướng dẫn kỹ năng giảm nghèo cho người dân và thực hiện tốt công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo đúng quy định; Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo, đặc biệt là đề cao vai trò của Mặt trận, các đoàn thể trong việc tuyên truyềnviên tại thôn, làng. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân hưởng ứng, tham gia Ngày vì người nghèo và cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”./.
Thu Trang

Một số kết quả đạt được trong công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Chư Sê

18/07/2014
Công tác xóa đói, giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng núi nói chung và Tây Nguyên nói riêng, tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ người dân, nhất là hộ nghèo có điều kiện hơn trong phát triển sản xuất, tăng thu nhập và nâng cao đời sống.Với sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, các tổ chức và đông đảo quần chúng nhân dân, trong giai đoạn 2011 – 2013, công tác xóa đói giảm nghèo đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội trên địa bàn tỉnh đã thu được những kết quả tích cực. Để đánh gia một cách khách quan, toàn diện về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện, Thường trực HĐND huyện Chư Sê, đã tiến hành khảo sát tình hình triển khai và thực hiện chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện từ năm 2011 đến năm 2013. Đoàn khảo sát đã tiến hành làm việc trực tiếp tại UBND 04 xã:Ia Pal, Ia Hlốp, Bărmăih, AlBă. Đồng thời, khảo sát qua báo cáo đối với UBND các xã, thị trấn còn lại.
Qua khảo sát cho thấy, từ năm 2011 đến năm 2013, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Chư Sê đã đạt được những kết quả quan trọng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, người nghèo được tiếp cận các dịch vụ y tế, được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), cơ bản có việc làm, có nhiều điều kiện hơn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo; bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện là 29,14%, tương đương 6.806 hộ; cuối năm 2011, giảm còn 25,27%, tương đương 6.120 hộ; năm 2012, giảm còn 20,48%, tương đương 5.219 hộ; đến cuối năm 2013, toàn huyện còn 4.300 hộ nghèo (trong đó có 3.872 hộ đồng bào DTTS), chiếm 16,94%, 1.915 hộ cận nghèo (trong đó có 1.357 hộ đồng bào DTTS), chiếm 7,54%. Công tác quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các xã, thị trấn được triển khai thực hiện theo Thông tư 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05/9/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hằng năm được thực hiện điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo đúng quy định và thực chất, không chạy theo thành tích. Các chế độ chính sách đối với người nghèo được UBND huyện, các ngành triển khai kịp thời, đầy đủ đến tất cả các hộ nghèo trên địa bàn huyện như: 100% hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, hộ cận nghèo mới thoát nghèo và hộ cận nghèo được cấp thẻ BHYT, với 126.000 thẻ, đạt 100%; Đã cấp bù, hỗ trợ học phí cho 13.500 học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo, với số tiền 8,5 tỷ đồng; thực hiện Quyết định 167/2008/QĐ-CP có 1.377 hộ nghèo được hỗ trợ xây nhà, tổng kinh phí là 11,52 tỷ đồng; Về tín dụng ưu đãi, trong 3 năm tổng doanh số cho vay đạt 56,764 tỷ đồng, với 4.468 lượt hộ và 11.375 học sinh, sinh viên được vay vốn; đa số hộ nghèo đã sử dụng vốn vay có hiệu quả và có ý thức hoàn trả vốn vay. Từ năm 2011-2013, Trung tâm dạy nghề huyện đã mở 13 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho 6.835 lao động là người đồng bào DTTS; sau khi học nghề nhiều học viên đã nắm bắt được kiến thức, kỹ năng cơ bản, áp dụng vào thực tế sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho gia đình. Hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ bảo đảm kịp thời, đúng đối tượng; từ năm 2011-2013, đã cấp được 70,5 tấn hạt giống, 100 con bò cái sinh sản, 1.299,07 kg muối I ốt, 10,5 tấn phân bón, 555,608 kg gạo cứu đói… Việc triển khai thực hiện tốt chương trình mục tiêu giảm nghèo đã giúp người nghèo có thêm cơ hội phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập để người dân thoát nghèo bền vững. Kết cấu hạ tầng nông thôn ở vùng sâu, vùng xa được chú trọng đầu tư; đời sống của người nghèo không ngừng được cải thiện, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững.

 Tuy nhiên, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Chư Sê vẫn còn một số hạn chế, tồn tại như: Việc rà soát, đánh giá hộ nghèo, hộ cận nghèo ở một số xã còn chậm, việc bình xét có lúc, có nơi còn chưa chính xác; một bộ phận người nghèo còn ỷ lại chính sách của nhà nước, chưa nỗ lực phát triển sản xuất, chưa có ý thức bảo quản, giữ gìn các tài sản được nhà nước cấp. Kết quả giảm nghèo nhanh nhưng chưa thật sự bền vững, tỷ lệ tái nghèo còn cao. Ở vùng sâu, vùng xa chất lượng giáo dục và đào tạo, dịch vụ y tế tuy đã được cải thiện nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Đội ngũ y, bác sỹ chuyên khoa còn thiếu, đặc biệt là tuyến xã; Công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế còn nhiều bất cập. Sự phối hợp của hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền về mục tiêu của chương trình giảm nghèo bền vững ở các địa phương chưa đồng bộ, chặt chẽ và chưa thường xuyên, còn một bộ phận nhân dân chưa nhận thức đúng đắn để tự vươn lên thoát nghèo, nhất là các hộ đồng bào DTTS. Việc huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình phần lớn các địa phương chủ yếu dựa vào nguồn lực của cấp trên, chưa huy động được tối đa sự đóng góp của cộng đồng dòng tộc và xã hội cho công tác giảm nghèo tại địa phương.

Để thực hiện tốt hơn nữa công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện đến năm 2015, Thường trực HĐND huyện Chư Sê đã kiến nghị các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác giảm nghèo. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, sự tham gia tích cực của người dân để nâng cao nhận thức trong công tác giảm nghèo. Nâng cao năng lực và trách nhiệm của các Ban Chỉ đạo giảm nghèo các xã, thị trấn đối với công tác giảm nghèo. Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả thực hiện, gắn với sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm. Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói, giảm nghèo cấp cơ sở, đặc biệt là cấp xã, thôn, làng, trong đó tập trung đào tạo, hướng dẫn kỹ năng giảm nghèo cho người dân và thực hiện tốt công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo đúng quy định; Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo, đặc biệt là đề cao vai trò của Mặt trận, các đoàn thể trong việc tuyên truyềnviên tại thôn, làng. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân hưởng ứng, tham gia Ngày vì người nghèo và cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”./.
Thu Trang