> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Nâng cao chất lượng và hiệu quả tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh

Nâng cao chất lượng và hiệu quả tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh

07/04/2015
Hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh được thể hiện thông qua hiệu quả của nhiều hoạt động như: giám sát, chất vấn, tiếp công dân, tiếp xúc cử tri,... Trong đó hoạt động tiếp xúc cử tri là một trong những hoạt động rất quan trọng, là cầu nối giữa đại biểu dân cử với cử tri và cơ quan chức năng, đại biểu HĐND liên hệ chặt chẽ với cử tri tại dơn vị bầu ra mình và chịu sự giám sát của cử tri. Do vậy, việc làm tốt công tác tiếp xúc cử tri có ý nghĩa rất lớn, thể hiện vai trò và trách nhiệm của đại biểu dân cử trước cử tri. Thông qua hoạt động này, những  ý kiến kiến nghị, nguyện vọng của cử tri phải được đại biểu ghi nhận và chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong những năm qua, Thường trực HĐND tỉnh Quảng Nam rất coi trọng hoạt động tiếp xúc cử tri và thường xuyên có những cải tiến cả về nội dung lẫn hình thức nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Trước hết, thực hiện đúng quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND, Thường trực HĐND tỉnh Quảng Nam thường xuyên tổ chức tiếp xúc cử tri trước và sau mỗi kỳ họp. Kế hoạch tiếp xúc cử tri được xây dựng và ban hành sớm nhằm giúp đại biểu và địa phương có thời gian sắp xếp công việc nhằm đảm bảo hoạt động tiếp xúc cử tri diễn ra theo đúng kế hoạch và đạt kết quả. Các buổi tiếp xúc cử tri luôn thu hút được đông đảo nhân dân tham gia, điều đó thể hiện nhân dân rất có niềm tin vào cơ quan dân cử, làm tốt công tác này không những tạo dựng niềm tin của nhân dân đối với nhà nước mà còn khẳng định được vị trí và chức năng của cơ quan dân cử tại địa phương.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức 15 đợt   tiếp xúc cử tri tại các huyện thành phố, với trên 35.000 lượt cử tri tham gia. Ngoài ra, Thường trực HĐND tổ chức được 6 cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề về củng cố, đổi mới hoạt động các HTX và lấy ý kiến nhân dân góp ý một số nội dung liên quan đến Luật Đất đai 2013.

Trong kế hoạch tiếp xúc cử tri, Thường trực HĐND tỉnh Quảng Nam luôn yêu cầu đại biểu và UBMTTQVN các huyện, thành phố phân loại ý kiến cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của từng cấp nhằm chuyển tải đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Theo đó, trong thời gian qua, các ý kiến kiến nghị của cử tri đều được trả lời đầy đủ và rõ ràng.

Đồng thời, để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri, thời gian qua, đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam luôn chủ động nắm thông tin, tình hình của địa phương nơi đại biểu sẽ tiến hành tiếp xúc cử tri và dự lường trước một số nội dung chủ yếu mà cử tri sẽ tập trung phản ánh, trên cơ sở đó, mời cơ quan có liên quan để cùng tham gia tiếp xúc nhằm giải đáp trực tiếp những ý kiến kiến nghị của cử tri. Điều này được chứng minh cụ thể qua việc đại biểu HĐND tỉnh mời lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cùng dự tiếp xúc tại các địa phương nằm trong vùng dự án để giải thích, giải đáp những nội dung liên quan đến chế độ, chính sách bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng, tái định cư; mời lãnh đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội dự tiếp xúc ở các địa phương trước đây là căn cứ địa cách mạng để cùng nghe và giải thích, giải đáp những nội dung liên quan đến chế độ, chính sách…

 Sau các buổi tiếp xúc, đối với những ý kiến thật sự bức xúc, đại biểu luôn chủ động mời các cơ quan có liên quan trực tiếp làm việc để nhằm tìm ra hướng giải quyết và trả lời cho cử tri được rõ. Một số ý kiến, kiến nghị đã được cử tri phản ánh nhiều lần nhưng chưa được giải quyết, Thường trực HĐND tỉnh giao cho các Ban tiến hành khảo sát, kiểm tra thực tế và đề xuất hướng xử lý. Nổi bật trong thời gian qua là việc thông qua ý kiến phản ánh của cử tri, Thường trực HĐND tỉnh đã giao Ban Pháp chế giám sát việc xét xử một số vụ án hình sự và hành chính của Tòa án nhân dân tỉnh và Tòa án nhân dân một số huyện, thành phố đã phát hiện ra nhiều sai sót trong quá trình xét xử làm ảnh hưởng lớn đến dư luận quần chúng nhân dân. Qua giám sát, Ban Pháp chế đã kiến nghị Thường trực HĐND có văn bản với Ủy ban Tư pháp của Quốc hội và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có ý kiến về những vụ án này. Đến nay, Tòa án nhân dân tỉnh và Tòa án nhân dân các huyện, thành phố đã xét xử lại đối với 4 vụ án hình sự, kết quả cả 4 vụ án đều thay đổi mức án cho các bị cáo từ án treo chuyển sang án tù có thời hạn; còn lại 02 vụ án hành chính liên quan đến đất đai TANDTC đã có kháng nghị, chờ xét xử lại.

Qua những cách làm trên đó, cử tri luôn cảm thấy những ý kiến, kiến nghị của mình đã được đại biểu quan tâm, ghi nhận và giải quyết thấu tình đạt lý, làm cho cử tri rất tin tưởng.

Bên cạnh việc ghi nhận, tổng hợp và chuyển ý kiến, kiến nghị của cử tri đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, tại các kỳ họp, Thường trực HĐND tỉnh Quảng Nam cũng lựa chọn những vấn đề nổi cộm mang tính bức xúc, được cử tri nhiều địa phương phản ánh để đưa vào nội dung trả lời trực tiếp tại kỳ họp. Sau kỳ họp, HĐND tỉnh Quảng Nam ban hành thông báo kết luận phiên chất vấn, trong đó yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết và báo cáo kết quả về Thường trực HĐND tỉnh. Việc này đảm bảo được những ý kiến và kiến nghị của cử tri sẽ được giải quyết đến nơi đến chốn, hạn chế tình trạng ý kiến đưa lên, trả lời rồi để đó.

Cùng với việc chú trọng tổ chức tiếp xúc cử tri tại đơn vị bầu cử, Thường trực HĐND tỉnh Quảng Nam còn tổ chức để đại biểu tiếp xúc cử tri tại nơi làm việc. Qua đó, nhiều ý kiến của cán bộ, công chức Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Quảng Nam được đại biểu ghi nhận, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban HĐND và đại biểu HĐND tỉnh.

Với những kết quả nêu trên cho thấy hoạt động tiếp xúc cử tri trong thời gian qua của HĐND tỉnh đã được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, các vấn đề mà cử tri phản ánh đều được tổng hợp, phân loại và giải quyết. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định, đó là chưa tổ chức thường xuyên tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, nơi cư trú...; số điểm tiếp xúc cử tri của mỗi đại biểu tại mỗi đợt tiếp xúc cử tri còn hạn chế, đa số đại biểu tập trung tiếp xúc tại 01 điểm; thành phần tham dự tiếp xúc cử tri chưa đa dạng, một số buổi tiếp xúc cử tri không có lãnh đạo địa phương tham dự để giải đáp trực tiếp kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền; phần lớn đại biểu kiêm nhiệm nên chưa thường xuyên tham gia tiếp xúc cử tri... Mặc dù kế hoạch tiếp xúc cử tri đã nêu rõ việc phân loại ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền của từng cấp và không tổng hợp những ý kiến đã được giải trình tại buổi tiếp xúc nhưng nhiều địa phương, Tổ đại biểu và đại biểu chưa phân loại ý kiến theo thẩm quyền giải quyết nên đã làm cho công tác tổng hợp ý kiến cử tri trình kỳ họp gặp khó khăn.

Thưa các đồng chí;

Thưa Hội nghị!

Để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp xúc cử tri trong thời gian đến, tại Hội nghị giao ban lần này, Thường trực HĐND tỉnh Quảng Nam đưa ra một số giải pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, từng đại biểu HĐND phải tự nghiên cứu, học hỏi, rút kinh nghiệm để nâng cao kỹ năng tiếp xúc cử tri như: Chuẩn bị báo cáo thật khoa học về mặt thời lượng, phù hợp với đối tượng, khu vực tiếp xúc. Trong trường hợp cần thiết, đại biểu cần nắm bắt trước thông tin của cơ quan, địa phương nơi dự kiến tiếp xúc để dự lường các tình huống, tránh bị động; đồng thời, đề xuất Thường trực HĐND tỉnh mời thành phần liên quan cùng dự để tiếp thu, giải thích, giải đáp cho cử tri. Khi tiếp xúc, tùy đối tượng, đại biểu chỉ nên báo cáo những nội dung cử tri thật sự quan tâm; đồng thời, định hướng cử tri tập trung phản ánh những nội dung chủ yếu thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan chức năng cùng cấp hoặc nội dung đó sẽ được HĐND cấp mình bàn thảo, quyết định tại kỳ họp gần nhất.

Một kỹ năng quan trọng nữa trong tiếp xúc cử tri là công tác tổng hợp  Ngoài việc ghi chép đầy đủ các ý kiến của cử tri phản ánh, đại biểu còn phải phân loại ý kiến theo thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Có như vậy, việc tổng hợp chung ý kiến cử tri mới được thực hiện nhanh chóng, chính xác.   

Hai là, Thường trực HĐND tỉnh phối hợp chăt chẽ với UBMTTQ các cấp xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri, trong đó đảm bảo đầy đủ thành phần gồm đại diện HĐND, UBND, UBMTTQVN các địa phương, cơ quan, đơn vị có liên quan cùng tham dự nhằm đảm bảo tính nghiêm túc; đồng thời, có thể phối hợp giải thích, giải quyết, trả lời ngay một số ý kiến phản ánh của cử tri, góp phần mang lại hiệu quả cho buổi tiếp xúc và mang lại niềm tin của cử tri đôii với cơ quan nhà nước.

Cùng với đó, kết thúc các đợt tiếp xúc cử tri Thường trực HĐND tỉnh cần tổ chức họp đánh giá kết quả, qua đó biểu dương những đơn vị tổ chức tiếp xúc cử tri tốt, đồng thời, nhắc nhở những đại biểu, những đơn vị chưa thực hiện tốt việc tiếp xúc cử tri và tổng hợp ý kiến cử tri không đúng quy định nhằm kịp thời rút kinh nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri tại các đợt tiếp theo.

Ba là, cần mở rộng hình thức tiếp xúc cử tri, trong đó cần tăng cường tiếp xúc cử tri theo chuyên đề. Hình thức này nếu được thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu quả cao, giúp đại biểu có thêm nhiều thông tin khi tham gia quyết định các chủ trương, chính sách của địa phương. Theo đó, khi xây dựng Nghị quyết hoạt động HĐND tỉnh hằng năm, Thường trực HĐND tỉnh cần lựa chọn một số nội dung quan trọng để tổ chức cho đại biểu tiếp xúc cử tri theo chuyên đề nhằm tạo điều kiện để người dân tham gia đóng góp nhiều ý kiến, góp phần giúp việc ban hành chủ trương, chính sách phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao.

Bốn là, trước mỗi kỳ họp HĐND, Thường trực HĐND tỉnh lựa chọn những ý kiến, kiến nghị của cử tri đã phản ánh nhiều lần nhưng vẫn chưa được giải quyết để đưa vào nội dung trả lời trực tiếp tại kỳ họp. Trong trường hợp cần thiết, chủ tọa kỳ họp đề nghị ban hành Nghị quyết về việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Năm là, tăng số điểm tiếp xúc cử tri trong mỗi đợt tiếp xúc đối với mỗi đại biểu, hạn chế tình trạng nhiều đại biểu tập trung tiếp xúc cử tri tại một điểm trung tâm, tạo điều kiện cho cử tri nhiều nơi có điều kiện được tiếp xúc để phản ánh nguyện vọng của mình.

Sáu là, tăng cường năng lực của người điều hành phiên tiếp xúc cử tri, hạn chế tình trạng cử tri phát biểu dài dòng, mang tính cá nhân, không phát biểu ý kiến đóng góp nhằm xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương.

Trên đây là báo cáo tham luận về một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam, kính chúc quý vị đại biểu mạnh khỏe, hạnh phúc; chúc hội nghị thành công tốt đẹp.  
 
Thường trực HĐND tỉnh Quảng Nam

Nâng cao chất lượng và hiệu quả tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh

07/04/2015
Hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh được thể hiện thông qua hiệu quả của nhiều hoạt động như: giám sát, chất vấn, tiếp công dân, tiếp xúc cử tri,... Trong đó hoạt động tiếp xúc cử tri là một trong những hoạt động rất quan trọng, là cầu nối giữa đại biểu dân cử với cử tri và cơ quan chức năng, đại biểu HĐND liên hệ chặt chẽ với cử tri tại dơn vị bầu ra mình và chịu sự giám sát của cử tri. Do vậy, việc làm tốt công tác tiếp xúc cử tri có ý nghĩa rất lớn, thể hiện vai trò và trách nhiệm của đại biểu dân cử trước cử tri. Thông qua hoạt động này, những  ý kiến kiến nghị, nguyện vọng của cử tri phải được đại biểu ghi nhận và chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong những năm qua, Thường trực HĐND tỉnh Quảng Nam rất coi trọng hoạt động tiếp xúc cử tri và thường xuyên có những cải tiến cả về nội dung lẫn hình thức nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Trước hết, thực hiện đúng quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND, Thường trực HĐND tỉnh Quảng Nam thường xuyên tổ chức tiếp xúc cử tri trước và sau mỗi kỳ họp. Kế hoạch tiếp xúc cử tri được xây dựng và ban hành sớm nhằm giúp đại biểu và địa phương có thời gian sắp xếp công việc nhằm đảm bảo hoạt động tiếp xúc cử tri diễn ra theo đúng kế hoạch và đạt kết quả. Các buổi tiếp xúc cử tri luôn thu hút được đông đảo nhân dân tham gia, điều đó thể hiện nhân dân rất có niềm tin vào cơ quan dân cử, làm tốt công tác này không những tạo dựng niềm tin của nhân dân đối với nhà nước mà còn khẳng định được vị trí và chức năng của cơ quan dân cử tại địa phương.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức 15 đợt   tiếp xúc cử tri tại các huyện thành phố, với trên 35.000 lượt cử tri tham gia. Ngoài ra, Thường trực HĐND tổ chức được 6 cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề về củng cố, đổi mới hoạt động các HTX và lấy ý kiến nhân dân góp ý một số nội dung liên quan đến Luật Đất đai 2013.

Trong kế hoạch tiếp xúc cử tri, Thường trực HĐND tỉnh Quảng Nam luôn yêu cầu đại biểu và UBMTTQVN các huyện, thành phố phân loại ý kiến cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của từng cấp nhằm chuyển tải đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Theo đó, trong thời gian qua, các ý kiến kiến nghị của cử tri đều được trả lời đầy đủ và rõ ràng.

Đồng thời, để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri, thời gian qua, đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam luôn chủ động nắm thông tin, tình hình của địa phương nơi đại biểu sẽ tiến hành tiếp xúc cử tri và dự lường trước một số nội dung chủ yếu mà cử tri sẽ tập trung phản ánh, trên cơ sở đó, mời cơ quan có liên quan để cùng tham gia tiếp xúc nhằm giải đáp trực tiếp những ý kiến kiến nghị của cử tri. Điều này được chứng minh cụ thể qua việc đại biểu HĐND tỉnh mời lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cùng dự tiếp xúc tại các địa phương nằm trong vùng dự án để giải thích, giải đáp những nội dung liên quan đến chế độ, chính sách bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng, tái định cư; mời lãnh đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội dự tiếp xúc ở các địa phương trước đây là căn cứ địa cách mạng để cùng nghe và giải thích, giải đáp những nội dung liên quan đến chế độ, chính sách…

 Sau các buổi tiếp xúc, đối với những ý kiến thật sự bức xúc, đại biểu luôn chủ động mời các cơ quan có liên quan trực tiếp làm việc để nhằm tìm ra hướng giải quyết và trả lời cho cử tri được rõ. Một số ý kiến, kiến nghị đã được cử tri phản ánh nhiều lần nhưng chưa được giải quyết, Thường trực HĐND tỉnh giao cho các Ban tiến hành khảo sát, kiểm tra thực tế và đề xuất hướng xử lý. Nổi bật trong thời gian qua là việc thông qua ý kiến phản ánh của cử tri, Thường trực HĐND tỉnh đã giao Ban Pháp chế giám sát việc xét xử một số vụ án hình sự và hành chính của Tòa án nhân dân tỉnh và Tòa án nhân dân một số huyện, thành phố đã phát hiện ra nhiều sai sót trong quá trình xét xử làm ảnh hưởng lớn đến dư luận quần chúng nhân dân. Qua giám sát, Ban Pháp chế đã kiến nghị Thường trực HĐND có văn bản với Ủy ban Tư pháp của Quốc hội và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có ý kiến về những vụ án này. Đến nay, Tòa án nhân dân tỉnh và Tòa án nhân dân các huyện, thành phố đã xét xử lại đối với 4 vụ án hình sự, kết quả cả 4 vụ án đều thay đổi mức án cho các bị cáo từ án treo chuyển sang án tù có thời hạn; còn lại 02 vụ án hành chính liên quan đến đất đai TANDTC đã có kháng nghị, chờ xét xử lại.

Qua những cách làm trên đó, cử tri luôn cảm thấy những ý kiến, kiến nghị của mình đã được đại biểu quan tâm, ghi nhận và giải quyết thấu tình đạt lý, làm cho cử tri rất tin tưởng.

Bên cạnh việc ghi nhận, tổng hợp và chuyển ý kiến, kiến nghị của cử tri đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, tại các kỳ họp, Thường trực HĐND tỉnh Quảng Nam cũng lựa chọn những vấn đề nổi cộm mang tính bức xúc, được cử tri nhiều địa phương phản ánh để đưa vào nội dung trả lời trực tiếp tại kỳ họp. Sau kỳ họp, HĐND tỉnh Quảng Nam ban hành thông báo kết luận phiên chất vấn, trong đó yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết và báo cáo kết quả về Thường trực HĐND tỉnh. Việc này đảm bảo được những ý kiến và kiến nghị của cử tri sẽ được giải quyết đến nơi đến chốn, hạn chế tình trạng ý kiến đưa lên, trả lời rồi để đó.

Cùng với việc chú trọng tổ chức tiếp xúc cử tri tại đơn vị bầu cử, Thường trực HĐND tỉnh Quảng Nam còn tổ chức để đại biểu tiếp xúc cử tri tại nơi làm việc. Qua đó, nhiều ý kiến của cán bộ, công chức Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Quảng Nam được đại biểu ghi nhận, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban HĐND và đại biểu HĐND tỉnh.

Với những kết quả nêu trên cho thấy hoạt động tiếp xúc cử tri trong thời gian qua của HĐND tỉnh đã được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, các vấn đề mà cử tri phản ánh đều được tổng hợp, phân loại và giải quyết. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định, đó là chưa tổ chức thường xuyên tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, nơi cư trú...; số điểm tiếp xúc cử tri của mỗi đại biểu tại mỗi đợt tiếp xúc cử tri còn hạn chế, đa số đại biểu tập trung tiếp xúc tại 01 điểm; thành phần tham dự tiếp xúc cử tri chưa đa dạng, một số buổi tiếp xúc cử tri không có lãnh đạo địa phương tham dự để giải đáp trực tiếp kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền; phần lớn đại biểu kiêm nhiệm nên chưa thường xuyên tham gia tiếp xúc cử tri... Mặc dù kế hoạch tiếp xúc cử tri đã nêu rõ việc phân loại ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền của từng cấp và không tổng hợp những ý kiến đã được giải trình tại buổi tiếp xúc nhưng nhiều địa phương, Tổ đại biểu và đại biểu chưa phân loại ý kiến theo thẩm quyền giải quyết nên đã làm cho công tác tổng hợp ý kiến cử tri trình kỳ họp gặp khó khăn.

Thưa các đồng chí;

Thưa Hội nghị!

Để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp xúc cử tri trong thời gian đến, tại Hội nghị giao ban lần này, Thường trực HĐND tỉnh Quảng Nam đưa ra một số giải pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, từng đại biểu HĐND phải tự nghiên cứu, học hỏi, rút kinh nghiệm để nâng cao kỹ năng tiếp xúc cử tri như: Chuẩn bị báo cáo thật khoa học về mặt thời lượng, phù hợp với đối tượng, khu vực tiếp xúc. Trong trường hợp cần thiết, đại biểu cần nắm bắt trước thông tin của cơ quan, địa phương nơi dự kiến tiếp xúc để dự lường các tình huống, tránh bị động; đồng thời, đề xuất Thường trực HĐND tỉnh mời thành phần liên quan cùng dự để tiếp thu, giải thích, giải đáp cho cử tri. Khi tiếp xúc, tùy đối tượng, đại biểu chỉ nên báo cáo những nội dung cử tri thật sự quan tâm; đồng thời, định hướng cử tri tập trung phản ánh những nội dung chủ yếu thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan chức năng cùng cấp hoặc nội dung đó sẽ được HĐND cấp mình bàn thảo, quyết định tại kỳ họp gần nhất.

Một kỹ năng quan trọng nữa trong tiếp xúc cử tri là công tác tổng hợp  Ngoài việc ghi chép đầy đủ các ý kiến của cử tri phản ánh, đại biểu còn phải phân loại ý kiến theo thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Có như vậy, việc tổng hợp chung ý kiến cử tri mới được thực hiện nhanh chóng, chính xác.   

Hai là, Thường trực HĐND tỉnh phối hợp chăt chẽ với UBMTTQ các cấp xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri, trong đó đảm bảo đầy đủ thành phần gồm đại diện HĐND, UBND, UBMTTQVN các địa phương, cơ quan, đơn vị có liên quan cùng tham dự nhằm đảm bảo tính nghiêm túc; đồng thời, có thể phối hợp giải thích, giải quyết, trả lời ngay một số ý kiến phản ánh của cử tri, góp phần mang lại hiệu quả cho buổi tiếp xúc và mang lại niềm tin của cử tri đôii với cơ quan nhà nước.

Cùng với đó, kết thúc các đợt tiếp xúc cử tri Thường trực HĐND tỉnh cần tổ chức họp đánh giá kết quả, qua đó biểu dương những đơn vị tổ chức tiếp xúc cử tri tốt, đồng thời, nhắc nhở những đại biểu, những đơn vị chưa thực hiện tốt việc tiếp xúc cử tri và tổng hợp ý kiến cử tri không đúng quy định nhằm kịp thời rút kinh nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri tại các đợt tiếp theo.

Ba là, cần mở rộng hình thức tiếp xúc cử tri, trong đó cần tăng cường tiếp xúc cử tri theo chuyên đề. Hình thức này nếu được thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu quả cao, giúp đại biểu có thêm nhiều thông tin khi tham gia quyết định các chủ trương, chính sách của địa phương. Theo đó, khi xây dựng Nghị quyết hoạt động HĐND tỉnh hằng năm, Thường trực HĐND tỉnh cần lựa chọn một số nội dung quan trọng để tổ chức cho đại biểu tiếp xúc cử tri theo chuyên đề nhằm tạo điều kiện để người dân tham gia đóng góp nhiều ý kiến, góp phần giúp việc ban hành chủ trương, chính sách phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao.

Bốn là, trước mỗi kỳ họp HĐND, Thường trực HĐND tỉnh lựa chọn những ý kiến, kiến nghị của cử tri đã phản ánh nhiều lần nhưng vẫn chưa được giải quyết để đưa vào nội dung trả lời trực tiếp tại kỳ họp. Trong trường hợp cần thiết, chủ tọa kỳ họp đề nghị ban hành Nghị quyết về việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Năm là, tăng số điểm tiếp xúc cử tri trong mỗi đợt tiếp xúc đối với mỗi đại biểu, hạn chế tình trạng nhiều đại biểu tập trung tiếp xúc cử tri tại một điểm trung tâm, tạo điều kiện cho cử tri nhiều nơi có điều kiện được tiếp xúc để phản ánh nguyện vọng của mình.

Sáu là, tăng cường năng lực của người điều hành phiên tiếp xúc cử tri, hạn chế tình trạng cử tri phát biểu dài dòng, mang tính cá nhân, không phát biểu ý kiến đóng góp nhằm xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương.

Trên đây là báo cáo tham luận về một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam, kính chúc quý vị đại biểu mạnh khỏe, hạnh phúc; chúc hội nghị thành công tốt đẹp.  
 
Thường trực HĐND tỉnh Quảng Nam