> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Những bất cập trong công tác cử tuyển và bố trí việc làm sau cử tuyển.

Những bất cập trong công tác cử tuyển và bố trí việc làm sau cử tuyển.

19/06/2014
Đào tạo chưa gắn với quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực tại một số địa phương dẫn đến tốt nghiệp không bố trí được việc làm; một số học sinh phải bỏ giữa chừng vì không theo kịp chương trình đang học là những bất cập hiện nay trong công tác cử tuyển học sinh người dân tộc thiểu số.
Mục tiêu của chính sách cử tuyển là nhằm tạo nguồn đội ngũ cán bộ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Từ năm 2009 đến năm 2013, tỉnh Gia Lai đã đưa 234 em học sinh đến các cơ sở đào tạo theo hệ cử tuyển (học sinh dân tộc thiểu số là 208 em, chiếm tỷ lệ 88,9%) với mức kinh phí hơn 12 tỷ đồng. Trong đó, ngành nghề được ưu tiên đào tạo nhiều nhất là y, dược chiếm 53,42%. Đến nay, số học sinh thuộc diện cử tuyển tốt nghiệp ra trường là 147 em, trong đó, tỉnh đã bố trí việc làm cho 126 sinh viên, đạt 85,7%.

Kết quả thực hiện công tác cử tuyển của tỉnh thời gian qua đã phần nào khắc phục được những khó khăn về tình trạng thiếu nguồn cán bộ tại chỗ có trình độ đại học, cao đẳng phục vụ cho các địa phương vùng khó khăn. Đồng thời, khắc phục được phần nào nhu cầu cơ cấu tỷ lệ cán bộ công chức người dân tộc thiểu số theo chỉ thị 47-CT/TU ngày 4/6/1988 và Thông tri số 07-TT/TU ngày 6/4/2012 của Tỉnh ủy.

Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách cử tuyển học sinh người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập: đào tạo không theo nhu cầu của địa phương dẫn đến tốt nghiệp không bố trí được việc làm; một số học sinh phải bỏ học giữa chừng vì học lực trung bình, yếu không theo kịp chương trình đang học... Một nghịch lý xảy ra là hàng năm, trong số những biên chế mà tỉnh giao cho các đơn vị lại không có danh mục riêng để bố trí biên chế cho sinh viên cử tuyển sau khi ra trường nên hiện nay vẫn còn 22 em chưa được bố trí việc làm.

Hàng năm, việc xét cử tuyển thường chỉ dựa trên số lượng mà không chú trọng đến chỉ tiêu ngành nghề cần thiết cũng như xây dựng quy hoạch cán bộ, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực nhằm sử dụng biên chế cho phù hợp nhu cầu thực tế của địa phương. Cơ cấu ngành nghề cử tuyển chưa phù hợp với năng lực học sinh dân tộc thiểu số, nhu cầu đăng ký học cử tuyển tập trung chủ yếu là ngành y, dược chiếm 53,42%, ngành kỹ thuật chiếm 14,10 %, ngành nông lâm 11,54%, ngành kinh tế chiếm 5,56%... Một số lĩnh vực, nhóm ngành kỹ thuật cao, quản lý hành chính nhà nước, quản lý kinh tế, công tác xã hội… chưa có trong đào tạo hệ cử tuyển; cử tuyển mới tập trung chủ yếu ở hệ đại học.  Nguyên nhân do các cơ quan tham mưu và địa phương chưa làm tốt công tác quy hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số, vì vậy học sinh thuộc diện cử tuyển ra trường chưa đáp ứng với nhu cầu cán bộ của địa phương nên việc bố trí công tác cho sinh viên cử tuyển còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, cơ chế chính sách trong tuyển dụng đối với sinh viên tốt nghiệp ra trường thuộc diện cử tuyển còn nhiều bất cập do các quy định hiện hành về tuyển dụng  công chức (phải thông qua kỳ thi tuyển, xét tuyển)... Không chỉ bất cập trong khâu tổ chức mà một thực tế đáng nói nữa là việc xét “đầu vào” của cử tuyển vẫn chưa thật sự đảm bảo, dẫn đến nhiều hệ lụy về chất lượng sinh viên cử tuyển theo quy định cử tuyển đối với học sinh dân tộc thiểu số có học lực từ trung bình và hạnh kiểm khá trở lên trong khi đó ngành y, dược đòi hỏi phải có học lực khá, giỏi nên phần lớn các em không theo kịp chương trình học. Qua khảo sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh, thì học lực của học sinh được cử tuyển đi học đạt khá thấp, phần lớn chỉ đạt ở mức trung bình. Chính vì vậy, trong quá trình học tập ở các trường đại học, cao đẳng, những sinh viên cử tuyển này rất hạn chế trọng việc tiếp thu kiến thức văn hóa lẫn kiến thức chuyên ngành. Đó cũng là nguyên nhân lý giải cho việc nhiều trường hợp phải thi đi thi lại rất nhiều lần mới được cấp bằng tốt nghiệp, cá biệt có em học tới 7 năm nhưng không thể ra trường (đã đình chỉ 04 em học trường Bách Khoa Đà Nẵng) gây tốn kém về kinh phí cũng như thời gian.

Từ thực tế “đầu vào” thấp nên chất lượng, trình độ của nhiều sinh viên cử tuyển sau khi ra trường rất hạn chế, chưa thật sự đáp ứng được các yêu cầu công tác tại địa phương, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế.

 Theo số liệu thống kê, hàng năm, toàn tỉnh xét duyệt khoảng 40 trường hợp đi học cử tuyển, nên phải dành một khoản ngân sách tương đối lớn để chu cấp cho sinh viên cử tuyển học tại các trường đại học, cao đẳng. Thế nhưng, tỷ lệ sinh viên cử tuyển ra trường chưa được bố trí việc làm còn cao chiếm 14,3%.

Để giảm thiểu tình trạng sinh viên cử tuyển ra trường không được bố trí việc làm trong những năm tiếp theo, công tác cử tuyển thiết nghĩ cũng cần được thực hiện một cách chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo đúng nhu cầu và mục đích sử dụng. Chỉ tiêu về tuyển sinh phải căn cứ trên nhu cầu thực tế ở các ngành, các địa phương. Bên cạnh đó, Sở Giáo dục - Đào tạo tăng cường hơn nữa công tác phối hợp với các cơ sở đào tạo để nắm thông tin kết quả học tập của các em sinh viên cử tuyển hằng năm, qua đó, thông báo danh sách sinh viên năm cuối khoá sắp tốt nghiệp ra trường cho các huyện, thị xã và Sở Nội vụ biết để có kế hoạch phối hợp tuyển dụng, bố trí việc làm cho các em theo quy định. Cùng với đó, trước khi các ngành, các địa phương xét cử tuyển đi học cũng cần xây dựng kế hoạch bố trí việc làm cho các sinh viên này sau khi ra trường, nhằm thực hiện đúng mục đích và chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính sách cử tuyển.
 
                                                                                  Bài và ảnh Việt Hường

Những bất cập trong công tác cử tuyển và bố trí việc làm sau cử tuyển.

19/06/2014
Đào tạo chưa gắn với quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực tại một số địa phương dẫn đến tốt nghiệp không bố trí được việc làm; một số học sinh phải bỏ giữa chừng vì không theo kịp chương trình đang học là những bất cập hiện nay trong công tác cử tuyển học sinh người dân tộc thiểu số.
Mục tiêu của chính sách cử tuyển là nhằm tạo nguồn đội ngũ cán bộ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Từ năm 2009 đến năm 2013, tỉnh Gia Lai đã đưa 234 em học sinh đến các cơ sở đào tạo theo hệ cử tuyển (học sinh dân tộc thiểu số là 208 em, chiếm tỷ lệ 88,9%) với mức kinh phí hơn 12 tỷ đồng. Trong đó, ngành nghề được ưu tiên đào tạo nhiều nhất là y, dược chiếm 53,42%. Đến nay, số học sinh thuộc diện cử tuyển tốt nghiệp ra trường là 147 em, trong đó, tỉnh đã bố trí việc làm cho 126 sinh viên, đạt 85,7%.

Kết quả thực hiện công tác cử tuyển của tỉnh thời gian qua đã phần nào khắc phục được những khó khăn về tình trạng thiếu nguồn cán bộ tại chỗ có trình độ đại học, cao đẳng phục vụ cho các địa phương vùng khó khăn. Đồng thời, khắc phục được phần nào nhu cầu cơ cấu tỷ lệ cán bộ công chức người dân tộc thiểu số theo chỉ thị 47-CT/TU ngày 4/6/1988 và Thông tri số 07-TT/TU ngày 6/4/2012 của Tỉnh ủy.

Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách cử tuyển học sinh người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập: đào tạo không theo nhu cầu của địa phương dẫn đến tốt nghiệp không bố trí được việc làm; một số học sinh phải bỏ học giữa chừng vì học lực trung bình, yếu không theo kịp chương trình đang học... Một nghịch lý xảy ra là hàng năm, trong số những biên chế mà tỉnh giao cho các đơn vị lại không có danh mục riêng để bố trí biên chế cho sinh viên cử tuyển sau khi ra trường nên hiện nay vẫn còn 22 em chưa được bố trí việc làm.

Hàng năm, việc xét cử tuyển thường chỉ dựa trên số lượng mà không chú trọng đến chỉ tiêu ngành nghề cần thiết cũng như xây dựng quy hoạch cán bộ, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực nhằm sử dụng biên chế cho phù hợp nhu cầu thực tế của địa phương. Cơ cấu ngành nghề cử tuyển chưa phù hợp với năng lực học sinh dân tộc thiểu số, nhu cầu đăng ký học cử tuyển tập trung chủ yếu là ngành y, dược chiếm 53,42%, ngành kỹ thuật chiếm 14,10 %, ngành nông lâm 11,54%, ngành kinh tế chiếm 5,56%... Một số lĩnh vực, nhóm ngành kỹ thuật cao, quản lý hành chính nhà nước, quản lý kinh tế, công tác xã hội… chưa có trong đào tạo hệ cử tuyển; cử tuyển mới tập trung chủ yếu ở hệ đại học.  Nguyên nhân do các cơ quan tham mưu và địa phương chưa làm tốt công tác quy hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số, vì vậy học sinh thuộc diện cử tuyển ra trường chưa đáp ứng với nhu cầu cán bộ của địa phương nên việc bố trí công tác cho sinh viên cử tuyển còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, cơ chế chính sách trong tuyển dụng đối với sinh viên tốt nghiệp ra trường thuộc diện cử tuyển còn nhiều bất cập do các quy định hiện hành về tuyển dụng  công chức (phải thông qua kỳ thi tuyển, xét tuyển)... Không chỉ bất cập trong khâu tổ chức mà một thực tế đáng nói nữa là việc xét “đầu vào” của cử tuyển vẫn chưa thật sự đảm bảo, dẫn đến nhiều hệ lụy về chất lượng sinh viên cử tuyển theo quy định cử tuyển đối với học sinh dân tộc thiểu số có học lực từ trung bình và hạnh kiểm khá trở lên trong khi đó ngành y, dược đòi hỏi phải có học lực khá, giỏi nên phần lớn các em không theo kịp chương trình học. Qua khảo sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh, thì học lực của học sinh được cử tuyển đi học đạt khá thấp, phần lớn chỉ đạt ở mức trung bình. Chính vì vậy, trong quá trình học tập ở các trường đại học, cao đẳng, những sinh viên cử tuyển này rất hạn chế trọng việc tiếp thu kiến thức văn hóa lẫn kiến thức chuyên ngành. Đó cũng là nguyên nhân lý giải cho việc nhiều trường hợp phải thi đi thi lại rất nhiều lần mới được cấp bằng tốt nghiệp, cá biệt có em học tới 7 năm nhưng không thể ra trường (đã đình chỉ 04 em học trường Bách Khoa Đà Nẵng) gây tốn kém về kinh phí cũng như thời gian.

Từ thực tế “đầu vào” thấp nên chất lượng, trình độ của nhiều sinh viên cử tuyển sau khi ra trường rất hạn chế, chưa thật sự đáp ứng được các yêu cầu công tác tại địa phương, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế.

 Theo số liệu thống kê, hàng năm, toàn tỉnh xét duyệt khoảng 40 trường hợp đi học cử tuyển, nên phải dành một khoản ngân sách tương đối lớn để chu cấp cho sinh viên cử tuyển học tại các trường đại học, cao đẳng. Thế nhưng, tỷ lệ sinh viên cử tuyển ra trường chưa được bố trí việc làm còn cao chiếm 14,3%.

Để giảm thiểu tình trạng sinh viên cử tuyển ra trường không được bố trí việc làm trong những năm tiếp theo, công tác cử tuyển thiết nghĩ cũng cần được thực hiện một cách chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo đúng nhu cầu và mục đích sử dụng. Chỉ tiêu về tuyển sinh phải căn cứ trên nhu cầu thực tế ở các ngành, các địa phương. Bên cạnh đó, Sở Giáo dục - Đào tạo tăng cường hơn nữa công tác phối hợp với các cơ sở đào tạo để nắm thông tin kết quả học tập của các em sinh viên cử tuyển hằng năm, qua đó, thông báo danh sách sinh viên năm cuối khoá sắp tốt nghiệp ra trường cho các huyện, thị xã và Sở Nội vụ biết để có kế hoạch phối hợp tuyển dụng, bố trí việc làm cho các em theo quy định. Cùng với đó, trước khi các ngành, các địa phương xét cử tuyển đi học cũng cần xây dựng kế hoạch bố trí việc làm cho các sinh viên này sau khi ra trường, nhằm thực hiện đúng mục đích và chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính sách cử tuyển.
 
                                                                                  Bài và ảnh Việt Hường