> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Thực trạng, giải pháp nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản/ sức khỏe tình dục trong thanh ni

Thực trạng, giải pháp nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản/ sức khỏe tình dục trong thanh niên trên địa bàn tỉnh Gia Lai

19/06/2014
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương nên công tác dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản nói chung và công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản /sức khỏe tình dục (SKSS/SKTD) trong thanh niên trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 131/QĐ-UBND ngày 29/3/2012 về “Kế hoạch hành động giai đoạn 2011-2015 của tỉnh Gia Lai thực hiện Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020”; Quyết định số 06/2012/QĐ-UBND, ngày 22/3/2012 về ban hành Chương trình phát triển thanh niên Gia Lai đến năm 2020; Kế hoạch số 2360/KH-UBND, ngày 30/7/2012 về thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Sở Y tế đã ban hành văn bản số 121/SYT-NVY ngày 05/3/2014 hướng dẫn Sơ kết tình hình thực hiện kế hoạch hành động của tỉnh Gia Lai thực hiện Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2013, phương hướng thực hiện đến năm 2015; Bên cạnh đó, để triển khai có hiệu quả các văn bản của UBND tỉnh, Sở Y tế, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đều ban hành Kế hoạch hành động “về chiến lược dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2015”. Với sự chỉ đạo tích cực và đầu tư kinh phí của UBND tỉnh các cấp, các ngành, các đoàn thể trên địa bàn tỉnh đã có sự phối hợp trong công tác truyền thông, giáo dục, tư vấn về chăm sóc SKSS/SKTD cho nhân dân nói chung và cho thanh niên nói riêng. Các cấp bộ đoàn đã thành lập được 85 CLB tiền hôn nhân, CLB gia đình trẻ hạnh phúc, CLB bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên… có gần 3.536 thành viên; tuyên truyền, vận động cho 23.932 lượt thanh niên và có trên 10.000 lượt ĐVTN hiểu biết và sử dụng các biện pháp tránh thai, cung cấp nhiều tài liệu tuyên truyền về Pháp lệnh dân số, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; sách báo, tài liệu, tờ rơi về làm mẹ an toàn, sinh an toàn, hướng dẫn uống thuốc tránh thai, thuốc cấy thai và phòng chống các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục… từ đó đã tạo được chuyển biến về nhận thức trong xã hội, đặc biệt là trong giới trẻ về “chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2010-2020”, ý thức được bản thân mỗi người phải biết “tự bảo vệ”, qua đó đã điều chỉnh hành vi trong chăm sóc SKSS, SKTD của cá nhân như đẻ ít, để thưa, quan hệ tình dục an toàn, khám thai theo định kỳ, từ đó đã góp phần làm giảm mức sinh của tỉnh và từng bước nâng cao chất lượng dân số. 
Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng tảo hôn, kết hôn sớm, kết hôn cận huyết, đẻ nhiều, đẻ dày ở một số địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống vẫn còn nhiều bất cập, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vật chất, tinh thần và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói, suy dinh dưỡng cao, suy giảm chất lượng dân số tạo gánh nặng cho xã hội. Cá biệt một số xã của huyện Chư Păh tình trạng tảo hôn còn cao: riêng năm 2013 xã Ia Phí có 22 trường hợp, Ia Ly: 23 trường hợp, Đaktơve: 14 trường hợp… Số lượng thanh niên trực tiếp đến các cơ sở y tế tư vấn về SKSS, SKTD còn ít, sự hiểu biết kiến thức về SKSS/SKTD còn hạn chế, đặc biệt là thanh niên vùng sâu, vùng xa. Thông tin cung cấp về SKSS/SKTD trong thanh niên chưa sâu, còn hạn chế; vì vậy, hiệu quả tác động để thay đổi hành vi về SKSS/SKTD chưa cao. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể ở cơ sở có lúc, có nơi còn thiếu đồng bộ, trách nhiệm chưa cao; Một bộ phận không nhỏ cán bộ y tế tại các cơ sở cung cấp dịch vụ SKSS, SKTD cho thanh, thiếu niên năng lực chuyên môn còn hạn chế, thiếu hiểu biết về tâm lý lứa tuổi, thiếu cảm thông, không tạo được độ tin cậy của thanh, thiếu niên, do vậy chưa cung cấp được các dịch vụ hữu ích và thân thiện, còn tạo ra rào cản đối với thanh, thiếu niên. Tình trạng quan hệ tình dục sớm, quan hệ không an toàn, mang thai ngoài ý muốn và phá thai ở người chưa thành niên và thanh niên vẫn còn tồn tại. Công tác quản lý,  kiểm tra, thanh tra và giám sát các hoạt động chuyên môn các cơ sở hành nghề y tư nhân gặp nhiều khó khăn nhất là các cơ sở cung cấp dịch vụ sản khoa. Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ SKSS/SKTD cho đối tượng thanh niên chưa cao, hệ thống y tế nhà nước chưa có các cơ sở cung cấp dịch vụ dành riêng cho thanh niên. Đối với tuyến tỉnh, chất lượng kỹ thuật của các dịch vụ được cung cấp đã được cơ bản đảm bảo theo quy định song tính thân thiện, tính bảo mật chưa cao. Hoạt động tư vấn đi kèm với cung cấp dịch vụ còn ít. Đối với tuyến huyện, chất lượng của các dịch vụ còn thấp, dịch vụ được cung cấp ở các cơ sở y tế xã/phường phần lớn chưa đảm bảo chất lượng, đa số các trạm y tế xã/phường chưa có phòng chức năng chăm sóc sản khoa thiết yếu cơ bản.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên có thể kể đến, hiện nay, hệ thống y tế nhà nước từ trước đến nay chú trọng nhiều vào mục tiêu chăm sóc SKSS và KHHGĐ cho các cặp vợ chồng; đồng thời, dư luận xã hội chưa đồng cảm với các đối tượng chưa lập gia đình khi đến các dịch vụ này; chính vì vậy khả năng tiếp cận các dịch vụ SKSS/SKTD dành riêng cho đối tượng thanh niên còn hạn chế. Các cấp ngân sách nhà nước đầu tư kinh phí cho công tác chăm sóc SKSS, SKTD cho thanh niên trong những năm gần đây có xu hướng ngày một giảm, trong khi yêu cầu về công tác này ngày càng tăng; dẫn đến các cấp, các ngành thiếu nguồn lực để hoạt động cho lĩnh vực này. Một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các đoàn thể nhận thức chưa đầy đủ tầm quan trọng của công tác dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản nói chung, chăm sóc SKSS, SKTD trong thanh niên nói riêng, chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đến công tác này; các trường hợp tảo hôn, kết hôn cận huyết, xâm hại về tình dục ở trẻ vị thanh niên… được dư luận phát hiện nhưng chưa kiên quyết điều tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó, năng lực của một số tổ chức đoàn thể ở cơ sở còn yếu trong thực hiện can thiệp chăm sóc SKSS/SKTD trong thanh niên; bảo vệ hội viên, đoàn viên của mình khi bị xâm hại về tình dục hoặc bạo lực gia đình còn hạn chế hoặc né tránh…

Với những khó khăn, tồn tại nêu trên Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã kiến nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ trong thời gian tới cần xem xét hoàn thiện chính sách đầu tư theo hướng hàng năm phải dành một tỷ lệ % ngân sách nhà nước dành cho công tác Dân số và Chăm sóc sức khỏe sinh sản nói chung và chăm sóc SKSS, SKTD trong thanh niên nói riêng; Đồng thời, có quy định cụ thể giao trách nhiệm chính cho các cấp bộ Đoàn triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu liên quan đến SKSS, SKTD cho thanh niên. Tiếp tục duy trì các mô hình liên quan đến SKSS/SKTD trong những năm tới và đầu tư thêm kinh phí để duy trì và mở rộng hoạt động của các mô hình như "mô hình tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân”. Chỉ đạo tăng cường sự liên kết, phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành và giao trách nhiệm cơ quan đầu mối là các Cấp bộ đoàn chủ trì trong công tác phối hợp chăm sóc SKSS/SKTD cho đối tượng thanh niên; chỉ đạo nghiên cứu xã hội học về chăm sóc SKSS/SKTD trong thanh niên. Đề nghị Sở Y tế sớm xây dựng chương trình phối hợp với các ngành, đoàn thể tỉnh trong công tác truyền thông, chăm sóc SKSS/SKTD cho thanh niên nói riêng giai đoạn từ nay đến năm 2020. Tăng cường phối hợp các ban, ngành, đoàn thể liên quan tích cực triển khai các hoạt động truyền thông, nhất là truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản nói chung, tạo môi trường thuận lợi về chăm sóc SKSS/SKTD trong thanh niên nói riêng; chỉ đạo củng cố, duy trì và nhân rộng mô hình các Câu lạc bộ có liên quan trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng cho cán bộ y tế cơ sở; phối hợp các ban, ngành, đoàn thể và các già làng, trưởng bản làm công tác truyền thông, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thông tin giáo dục truyền thông, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Thu Trang

Thực trạng, giải pháp nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản/ sức khỏe tình dục trong thanh niên trên địa bàn tỉnh Gia Lai

19/06/2014
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương nên công tác dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản nói chung và công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản /sức khỏe tình dục (SKSS/SKTD) trong thanh niên trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 131/QĐ-UBND ngày 29/3/2012 về “Kế hoạch hành động giai đoạn 2011-2015 của tỉnh Gia Lai thực hiện Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020”; Quyết định số 06/2012/QĐ-UBND, ngày 22/3/2012 về ban hành Chương trình phát triển thanh niên Gia Lai đến năm 2020; Kế hoạch số 2360/KH-UBND, ngày 30/7/2012 về thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Sở Y tế đã ban hành văn bản số 121/SYT-NVY ngày 05/3/2014 hướng dẫn Sơ kết tình hình thực hiện kế hoạch hành động của tỉnh Gia Lai thực hiện Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2013, phương hướng thực hiện đến năm 2015; Bên cạnh đó, để triển khai có hiệu quả các văn bản của UBND tỉnh, Sở Y tế, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đều ban hành Kế hoạch hành động “về chiến lược dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2015”. Với sự chỉ đạo tích cực và đầu tư kinh phí của UBND tỉnh các cấp, các ngành, các đoàn thể trên địa bàn tỉnh đã có sự phối hợp trong công tác truyền thông, giáo dục, tư vấn về chăm sóc SKSS/SKTD cho nhân dân nói chung và cho thanh niên nói riêng. Các cấp bộ đoàn đã thành lập được 85 CLB tiền hôn nhân, CLB gia đình trẻ hạnh phúc, CLB bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên… có gần 3.536 thành viên; tuyên truyền, vận động cho 23.932 lượt thanh niên và có trên 10.000 lượt ĐVTN hiểu biết và sử dụng các biện pháp tránh thai, cung cấp nhiều tài liệu tuyên truyền về Pháp lệnh dân số, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; sách báo, tài liệu, tờ rơi về làm mẹ an toàn, sinh an toàn, hướng dẫn uống thuốc tránh thai, thuốc cấy thai và phòng chống các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục… từ đó đã tạo được chuyển biến về nhận thức trong xã hội, đặc biệt là trong giới trẻ về “chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2010-2020”, ý thức được bản thân mỗi người phải biết “tự bảo vệ”, qua đó đã điều chỉnh hành vi trong chăm sóc SKSS, SKTD của cá nhân như đẻ ít, để thưa, quan hệ tình dục an toàn, khám thai theo định kỳ, từ đó đã góp phần làm giảm mức sinh của tỉnh và từng bước nâng cao chất lượng dân số. 
Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng tảo hôn, kết hôn sớm, kết hôn cận huyết, đẻ nhiều, đẻ dày ở một số địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống vẫn còn nhiều bất cập, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vật chất, tinh thần và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói, suy dinh dưỡng cao, suy giảm chất lượng dân số tạo gánh nặng cho xã hội. Cá biệt một số xã của huyện Chư Păh tình trạng tảo hôn còn cao: riêng năm 2013 xã Ia Phí có 22 trường hợp, Ia Ly: 23 trường hợp, Đaktơve: 14 trường hợp… Số lượng thanh niên trực tiếp đến các cơ sở y tế tư vấn về SKSS, SKTD còn ít, sự hiểu biết kiến thức về SKSS/SKTD còn hạn chế, đặc biệt là thanh niên vùng sâu, vùng xa. Thông tin cung cấp về SKSS/SKTD trong thanh niên chưa sâu, còn hạn chế; vì vậy, hiệu quả tác động để thay đổi hành vi về SKSS/SKTD chưa cao. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể ở cơ sở có lúc, có nơi còn thiếu đồng bộ, trách nhiệm chưa cao; Một bộ phận không nhỏ cán bộ y tế tại các cơ sở cung cấp dịch vụ SKSS, SKTD cho thanh, thiếu niên năng lực chuyên môn còn hạn chế, thiếu hiểu biết về tâm lý lứa tuổi, thiếu cảm thông, không tạo được độ tin cậy của thanh, thiếu niên, do vậy chưa cung cấp được các dịch vụ hữu ích và thân thiện, còn tạo ra rào cản đối với thanh, thiếu niên. Tình trạng quan hệ tình dục sớm, quan hệ không an toàn, mang thai ngoài ý muốn và phá thai ở người chưa thành niên và thanh niên vẫn còn tồn tại. Công tác quản lý,  kiểm tra, thanh tra và giám sát các hoạt động chuyên môn các cơ sở hành nghề y tư nhân gặp nhiều khó khăn nhất là các cơ sở cung cấp dịch vụ sản khoa. Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ SKSS/SKTD cho đối tượng thanh niên chưa cao, hệ thống y tế nhà nước chưa có các cơ sở cung cấp dịch vụ dành riêng cho thanh niên. Đối với tuyến tỉnh, chất lượng kỹ thuật của các dịch vụ được cung cấp đã được cơ bản đảm bảo theo quy định song tính thân thiện, tính bảo mật chưa cao. Hoạt động tư vấn đi kèm với cung cấp dịch vụ còn ít. Đối với tuyến huyện, chất lượng của các dịch vụ còn thấp, dịch vụ được cung cấp ở các cơ sở y tế xã/phường phần lớn chưa đảm bảo chất lượng, đa số các trạm y tế xã/phường chưa có phòng chức năng chăm sóc sản khoa thiết yếu cơ bản.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên có thể kể đến, hiện nay, hệ thống y tế nhà nước từ trước đến nay chú trọng nhiều vào mục tiêu chăm sóc SKSS và KHHGĐ cho các cặp vợ chồng; đồng thời, dư luận xã hội chưa đồng cảm với các đối tượng chưa lập gia đình khi đến các dịch vụ này; chính vì vậy khả năng tiếp cận các dịch vụ SKSS/SKTD dành riêng cho đối tượng thanh niên còn hạn chế. Các cấp ngân sách nhà nước đầu tư kinh phí cho công tác chăm sóc SKSS, SKTD cho thanh niên trong những năm gần đây có xu hướng ngày một giảm, trong khi yêu cầu về công tác này ngày càng tăng; dẫn đến các cấp, các ngành thiếu nguồn lực để hoạt động cho lĩnh vực này. Một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các đoàn thể nhận thức chưa đầy đủ tầm quan trọng của công tác dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản nói chung, chăm sóc SKSS, SKTD trong thanh niên nói riêng, chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đến công tác này; các trường hợp tảo hôn, kết hôn cận huyết, xâm hại về tình dục ở trẻ vị thanh niên… được dư luận phát hiện nhưng chưa kiên quyết điều tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó, năng lực của một số tổ chức đoàn thể ở cơ sở còn yếu trong thực hiện can thiệp chăm sóc SKSS/SKTD trong thanh niên; bảo vệ hội viên, đoàn viên của mình khi bị xâm hại về tình dục hoặc bạo lực gia đình còn hạn chế hoặc né tránh…

Với những khó khăn, tồn tại nêu trên Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã kiến nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ trong thời gian tới cần xem xét hoàn thiện chính sách đầu tư theo hướng hàng năm phải dành một tỷ lệ % ngân sách nhà nước dành cho công tác Dân số và Chăm sóc sức khỏe sinh sản nói chung và chăm sóc SKSS, SKTD trong thanh niên nói riêng; Đồng thời, có quy định cụ thể giao trách nhiệm chính cho các cấp bộ Đoàn triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu liên quan đến SKSS, SKTD cho thanh niên. Tiếp tục duy trì các mô hình liên quan đến SKSS/SKTD trong những năm tới và đầu tư thêm kinh phí để duy trì và mở rộng hoạt động của các mô hình như "mô hình tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân”. Chỉ đạo tăng cường sự liên kết, phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành và giao trách nhiệm cơ quan đầu mối là các Cấp bộ đoàn chủ trì trong công tác phối hợp chăm sóc SKSS/SKTD cho đối tượng thanh niên; chỉ đạo nghiên cứu xã hội học về chăm sóc SKSS/SKTD trong thanh niên. Đề nghị Sở Y tế sớm xây dựng chương trình phối hợp với các ngành, đoàn thể tỉnh trong công tác truyền thông, chăm sóc SKSS/SKTD cho thanh niên nói riêng giai đoạn từ nay đến năm 2020. Tăng cường phối hợp các ban, ngành, đoàn thể liên quan tích cực triển khai các hoạt động truyền thông, nhất là truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản nói chung, tạo môi trường thuận lợi về chăm sóc SKSS/SKTD trong thanh niên nói riêng; chỉ đạo củng cố, duy trì và nhân rộng mô hình các Câu lạc bộ có liên quan trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng cho cán bộ y tế cơ sở; phối hợp các ban, ngành, đoàn thể và các già làng, trưởng bản làm công tác truyền thông, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thông tin giáo dục truyền thông, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Thu Trang