> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo “Đề án đổi mới công tác trợ giúp phá

Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo “Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030”

12/09/2014
Buổi sáng 12/9/2014, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo “Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030”.

Ông Rah Lan Tuấn, UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có ông Đinh Duy Vượt UVTT HĐND tỉnh, lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh, lãnh đạo Sở Tư pháp, lãnh đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý (Sở Tư pháp), lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh

Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030” do Bộ Tư pháp soạn thảo nhằm xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý theo hướng Nhà nước đóng vai trò điều phối nguồn nhân lực, kinh phí, thu hút mạnh mẽ sự tham gia của các tổ chức, cá nhân. Từ đó nâng cao số lượng, chất lượng các vụ việc trợ giúp pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người nghèo, người có công với cách mạng, người già cô đơn, tàn tật, trẻ em không nơi nương tựa, người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”. Theo Đề án, công tác trợ giúp pháp lý sẽ tập trung vào một số vấn đề: tập trung thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý, đặc biệt các vụ việc tham gia tố tụng, ưu tiên các vụ việc tố tụng hình sự. Tăng cường giúp người dân tiếp cận với dịch vụ trợ giúp pháp lý tại cơ sở thông qua các vụ việc; duy trì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý của Nhà nước và huy động các cá nhân và các tổ chức xã hội cùng tham gia góp phần và tiến tới mọi đối tượng được tiếp cận và được dịch vụ trợ giúp pháp lý giúp đỡ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật.

Tại hội nghị, các đại biểu đã góp ý kiến về sự cần thiết xây dựng Đề án; cơ sở chính trị, pháp lý; bối cảnh xây dựng Đề án; bối cảnh kinh tế - xã hội liên quan đến trợ giúp pháp lý; thực trạng hoạt động trợ giúp pháp lý; quan điểm chỉ đạo, mục tiêu xây dựng Đề án; nhiệm vụ, giải pháp, kinh phí thực hiện Đề án; nghiên cứu quy định chức danh “luật sư công” thay thế chức danh “trợ giúp viên” nhằm bảo đảm vị thế của luật sư trong hoạt động tố tụng; quy định nghĩa vụ của luật sư thuộc các Đoàn Luật sư tham gia giúp đỡ pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách,..
Các ý kiến tham gia của các đại biểu tại hội nghị được Thường trực HĐND tỉnh tổng hợp, gửi Bộ Tư pháp./.
 
                                                                             Quang Vinh

Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo “Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030”

12/09/2014
Buổi sáng 12/9/2014, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo “Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030”.

Ông Rah Lan Tuấn, UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có ông Đinh Duy Vượt UVTT HĐND tỉnh, lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh, lãnh đạo Sở Tư pháp, lãnh đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý (Sở Tư pháp), lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh

Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030” do Bộ Tư pháp soạn thảo nhằm xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý theo hướng Nhà nước đóng vai trò điều phối nguồn nhân lực, kinh phí, thu hút mạnh mẽ sự tham gia của các tổ chức, cá nhân. Từ đó nâng cao số lượng, chất lượng các vụ việc trợ giúp pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người nghèo, người có công với cách mạng, người già cô đơn, tàn tật, trẻ em không nơi nương tựa, người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”. Theo Đề án, công tác trợ giúp pháp lý sẽ tập trung vào một số vấn đề: tập trung thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý, đặc biệt các vụ việc tham gia tố tụng, ưu tiên các vụ việc tố tụng hình sự. Tăng cường giúp người dân tiếp cận với dịch vụ trợ giúp pháp lý tại cơ sở thông qua các vụ việc; duy trì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý của Nhà nước và huy động các cá nhân và các tổ chức xã hội cùng tham gia góp phần và tiến tới mọi đối tượng được tiếp cận và được dịch vụ trợ giúp pháp lý giúp đỡ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật.

Tại hội nghị, các đại biểu đã góp ý kiến về sự cần thiết xây dựng Đề án; cơ sở chính trị, pháp lý; bối cảnh xây dựng Đề án; bối cảnh kinh tế - xã hội liên quan đến trợ giúp pháp lý; thực trạng hoạt động trợ giúp pháp lý; quan điểm chỉ đạo, mục tiêu xây dựng Đề án; nhiệm vụ, giải pháp, kinh phí thực hiện Đề án; nghiên cứu quy định chức danh “luật sư công” thay thế chức danh “trợ giúp viên” nhằm bảo đảm vị thế của luật sư trong hoạt động tố tụng; quy định nghĩa vụ của luật sư thuộc các Đoàn Luật sư tham gia giúp đỡ pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách,..
Các ý kiến tham gia của các đại biểu tại hội nghị được Thường trực HĐND tỉnh tổng hợp, gửi Bộ Tư pháp./.
 
                                                                             Quang Vinh