> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Chế độ, chính sách cho nạn nhân chất độc da cam – một số kết quả đạt được, khó khăn và kiến nghị

Chế độ, chính sách cho nạn nhân chất độc da cam – một số kết quả đạt được, khó khăn và kiến nghị

13/10/2014
Những năm gần đầy, trong công tác khắc phục hậu quả chiến tranh nói chung và chất độc da cam nói riêng, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm sâu sắc và đã có chủ trương, chính sách riêng cho người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học.

Vừa qua, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã tổ chức Đoàn giám sát Việc thực hiện các quy định về xét duyệt, thẩm định, công nhận và thực hiện chế độ, chính sách đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc da cam/ Dioxin trên địa bàn tỉnh” nhằm đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, những nội dung chưa phù hợp, thiếu khả thi để kiến nghị đề xuất với các cơ quan, đơn vị liên quan tìm ra những giải pháp cụ thể phù hợp với thực tế nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn công tác này.

 Đối với tỉnh Gia Lai, các cấp, các ngành trong tỉnh luôn xác định mục tiêu và nhiệm vụ là phải thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công nói chung và đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học nói riêng. Bằng nhiều biện pháp cụ thể, thiết thực như đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến rộng rãi Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng và các văn bản pháp luật khác trên các phương tiện thông tin đại chúng; và các hoạt động cụ thể, thiết thực khác đã nâng cao ý thức trách nhiệm của các đoàn thể chính trị, các tầng lớp nhân dân trong việc góp phần cùng với Nhà nước chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công nói chung và người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học nói riêng được tốt hơn, giúp những gia đình có người nhiễm chất độc da cam vươn lên trong cuộc sống, ổn định đời sống kinh tế, vượt lên nỗi đau về thể xác và tinh thần. Hiện nay, toàn tỉnh có 2.550 đối tượng hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng trợ cấp hàng tháng (1.453 đối tượng trực tiếp và 1097 đối tượng gián tiếp) trong đó dân tộc thiểu số 743 người, chiếm 33,02%.

Hiện nay, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và thân nhân được hưởng nhiều chính sách ưu đãi, trong đó tập trung vào một số chế độ như: trợ cấp, phụ cấp hàng tháng; ưu đãi về chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm y tế, giáo dục - đào tạo, dạy nghề, cải thiện nhà ở, tạo việc làm, miễn, giảm thuế, vay vốn, thuê đất để phát triển sản xuất kinh doanh v.v... Về cơ bản, các chính sách ưu đãi người có công đã được thực hiện tốt, bảo đảm kịp thời và đúng đối tượng. Hiện nay, toàn tỉnh có 1.453 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng trợ cấp hàng tháng; 1.097 đối tượng là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng trợ cấp hàng tháng. Cùng với sự trợ giúp về y tế, giáo dục, đào tạo… việc huy động các nguồn lực vật chất để giúp đỡ nạn nhân cũng được chú trọng. Trong hai năm 2012-2013, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh đã vận động được trên 6 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh để trợ giúp cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin trong tỉnh. Bà H’Ngia - Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh cho biết: “Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh dùng số tiền huy động được để xây nhà học tập đa năng cho các cháu nạn nhân chất độc da cam; làm nhà cho nạn nhân; trợ cấp nuôi dưỡng tại Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng bán trú nạn nhân chất độc da cam/ dioxin tỉnh; hỗ trợ vốn sản xuất; thăm, tặng quà nhân dịp Tết nguyên đán và ngày Nạn nhân nhân chất độc da cam 10/8 hàng năm. Sự chăm sóc cho nạn nhân ngày càng đa dạng và phong phú. Từ nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân, Tỉnh Hội đang xây dựng nhà “Xông hơi tẩy độc” cho nạn nhân chất độc da cam. Đây là công trình mang ý nghĩa nhân đạo, từ thiện, nhằm tạo điều kiện giúp cho các nạn nhân chất độc dacam/dioxin có điều kiện được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng; là môi trường để các nạn nhân chất độc da cam có thêm điều kiện vượt qua bệnh tật, vươn lên hòa nhập cộng đồng”.

Tuy nhiên, xung quanh việc thực hiện chế độ, chính sách cho nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học còn nhiều tồn tại, bất cập.

Qua thống kê của Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 6.193 đối tượng (trực tiếp và gián tiếp) bị nhiễm chất độc hóa học; nhưng hiện có 2.550 đối tượng được xác định có tham gia kháng chiến và được hưởng chế độ chất độc hóa học. Còn nhiều trường hợp không có đủ căn cứ để xem xét giải quyết do không còn lưu được giấy tờ gốc thể hiện thời gian ở chiến trường hoặc giấy tờ gốc có ghi phiên hiệu đơn vị nhưng không thể hiện vùng, miền hoạt động ở chiến trường. Đối tượng là DTTS tại địa phương từng tham gia hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm hoặc con họ đang bị ảnh hưởng do chất độc hóa học (nay bị dị tật, dị dạng, thiểu năng trí tuệ…) chưa được kê khai để được xem xét, công nhận hưởng các chế độ theo quy định còn khá nhiều. Hiện nay, giữa các văn bản của Trung ương chưa có sự thống nhất, chưa sát với thực tế gây khó khăn, lúng túng khi triển khai thực hiện ở các địa phương. Một số thủ tục trong việc khám, xác nhận và giám định y khoa cho người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; thủ tục để được xác nhận là nạn nhân da cam/dioxin còn phức tạp, thời gian kéo dài. Bộ Y tế thiếu hướng dẫn cụ thể về chẩn đoán đối với bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học/dioxin theo danh mục đã được quy định. Ngoài ra, danh mục 17 bệnh tật liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học còn nhiều điểm chưa đầy đủ.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học chưa được thực hiện đầy đủ và rất ít người dân nắm được chế độ để làm hồ sơ thụ hưởng như: chế độ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình; chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe cho người suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, nếu sống ở gia đình được trợ cấp cho người phục vụ; Việc thực hiện các chính sách ưu tiên giao hoặc thuê đất, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật, được giải quyết việc làm. Nguyên nhân của tồn tại này do sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương còn hạn chế; việc tuyên truyền, hướng dẫn các văn bản về chính sách chưa kịp thời; cán bộ làm công tác giải quyết chính sách người có công một số chưa có kinh nghiệm, chưa nắm vững các chính sách nên trong quá trình hướng dẫn cho các đối tượng làm hồ sơ còn sai sót nhiều, chưa đảm bảo thủ tục, dẫn đến hồ sơ bị trả lại, gây mất thời gian và công sức cho các đối tượng.

Chất độc da cam để lại di chứng nặng nề từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ bố, mẹ sang con, sang cháu. Có những gia đình có đến 2, 3, 4 nạn nhân bị dị dạng, dị tật. Chẳng hạn như huyện Chư Sê có 485 hộ có người bị nhiễm, với 561 người, trong đó 65 hộ có từ 2 đến 4 người là nạn nhân chất độc hóa học, nạn nhân là thế hệ thứ 3 (cháu nội, ngoại) là 107 người. Các nạn nhân là thế hệ thứ thứ ba (cháu nội, ngoại) của người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học hiện nay chỉ được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng rất ít ỏi, không đảm bảo cuộc sống tối thiểu, do vậy cuộc sống của họ còn đang gặp vô vàn khó khăn.

Kết thúc đợt giám sát, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã có báo cáo và đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế cần thống nhất về thủ tục hồ sơ xét duyệt, công nhận đối với trường hợp: Người hoạt động kháng chiến bị vô sinh giữa quy định của Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH và Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH. Bộ Y tế sớm ban hành hướng dẫn chi tiết, cụ thể về chẩn đoán đối với bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học/dioxin theo danh mục đã được quy định. Đồng thời, đề nghị bổ sung đối tượng là thế hệ thứ 3 (cháu nội, ngoại) bị bệnh, tật, dị tật, dị dạng do chất độc hóa học từ ông, bà là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm di truyền được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng bằng mức của ông, bà.

Bên cạnh đó, Ban cũng đã có kiến nghị UBND tỉnh sớm ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” của tỉnh. Tăng cường chỉ đạo việc triển khai thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, trong đó, có đối tượng là nạn nhân chất độc da cam/dioxin, nhằm đảm bảo thực hiện đúng đối tượng, không bỏ sót đối tượng và loại ra các đối tượng man khai để được hưởng chế độ. Trong khi chờ kinh phí theo Nghị định 136/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ, UBND tỉnh cần xem xét hỗ trợ tăng tiền ăn cho các cháu tại Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng bán trú nạn nhân chất độc da cam/ dioxin tỉnh, tối thiểu được 35.000đồng/cháu/ngày. Quan tâm, bổ sung kinh phí để Hội Nạn nhân chất độc da cam/ Dioxin tỉnh có điều kiện xây dựng nhà bán trú cho bệnh nhân nghỉ ngơi, ở lại trong khi điều trị xông hơi tẩy độc sau khi công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Đồng thời, đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền các chế độ, chính sách của nhà nước đối với người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, công chức làm công tác chính sách xã hội. Phối hợp với Hội Nạn nhân chất độc da cam/ dioxin tỉnh có kế hoạch rà soát người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiệm chất độc hóa học trên địa bàn tỉnh và hướng dẫn đối tượng làm hồ sơ xét duyệt, để xem xét giải quyết theo quy định, để không bỏ sót đối tượng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc xác nhận, thực hiện chế độ đối với người có công với cách mạng nói chung và người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học nói riêng.

Chiến tranh đã đi qua, đã hơn 50 năm kể từ ngày Đế quốc Mỹ sử dụng chất độc Da cam/ Dioxin trên chiến trường Việt Nam trong cuộc chiến tranh phi nghĩa, nỗi đau vẫn còn đó. Xoa dịu nỗi đau da cam không còn là trách nhiệm của riêng ai, mà là trách nhiệm của toàn xã hội, cùng nhau giúp những nạn nhân chất độc da cam/dioxin vượt qua nỗi đau về thể xác và tinh thần, vươn lên trong cuộc sống./.      
Thu Trang

Chế độ, chính sách cho nạn nhân chất độc da cam – một số kết quả đạt được, khó khăn và kiến nghị

13/10/2014
Những năm gần đầy, trong công tác khắc phục hậu quả chiến tranh nói chung và chất độc da cam nói riêng, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm sâu sắc và đã có chủ trương, chính sách riêng cho người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học.

Vừa qua, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã tổ chức Đoàn giám sát Việc thực hiện các quy định về xét duyệt, thẩm định, công nhận và thực hiện chế độ, chính sách đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc da cam/ Dioxin trên địa bàn tỉnh” nhằm đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, những nội dung chưa phù hợp, thiếu khả thi để kiến nghị đề xuất với các cơ quan, đơn vị liên quan tìm ra những giải pháp cụ thể phù hợp với thực tế nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn công tác này.

 Đối với tỉnh Gia Lai, các cấp, các ngành trong tỉnh luôn xác định mục tiêu và nhiệm vụ là phải thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công nói chung và đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học nói riêng. Bằng nhiều biện pháp cụ thể, thiết thực như đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến rộng rãi Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng và các văn bản pháp luật khác trên các phương tiện thông tin đại chúng; và các hoạt động cụ thể, thiết thực khác đã nâng cao ý thức trách nhiệm của các đoàn thể chính trị, các tầng lớp nhân dân trong việc góp phần cùng với Nhà nước chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công nói chung và người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học nói riêng được tốt hơn, giúp những gia đình có người nhiễm chất độc da cam vươn lên trong cuộc sống, ổn định đời sống kinh tế, vượt lên nỗi đau về thể xác và tinh thần. Hiện nay, toàn tỉnh có 2.550 đối tượng hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng trợ cấp hàng tháng (1.453 đối tượng trực tiếp và 1097 đối tượng gián tiếp) trong đó dân tộc thiểu số 743 người, chiếm 33,02%.

Hiện nay, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và thân nhân được hưởng nhiều chính sách ưu đãi, trong đó tập trung vào một số chế độ như: trợ cấp, phụ cấp hàng tháng; ưu đãi về chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm y tế, giáo dục - đào tạo, dạy nghề, cải thiện nhà ở, tạo việc làm, miễn, giảm thuế, vay vốn, thuê đất để phát triển sản xuất kinh doanh v.v... Về cơ bản, các chính sách ưu đãi người có công đã được thực hiện tốt, bảo đảm kịp thời và đúng đối tượng. Hiện nay, toàn tỉnh có 1.453 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng trợ cấp hàng tháng; 1.097 đối tượng là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng trợ cấp hàng tháng. Cùng với sự trợ giúp về y tế, giáo dục, đào tạo… việc huy động các nguồn lực vật chất để giúp đỡ nạn nhân cũng được chú trọng. Trong hai năm 2012-2013, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh đã vận động được trên 6 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh để trợ giúp cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin trong tỉnh. Bà H’Ngia - Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh cho biết: “Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh dùng số tiền huy động được để xây nhà học tập đa năng cho các cháu nạn nhân chất độc da cam; làm nhà cho nạn nhân; trợ cấp nuôi dưỡng tại Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng bán trú nạn nhân chất độc da cam/ dioxin tỉnh; hỗ trợ vốn sản xuất; thăm, tặng quà nhân dịp Tết nguyên đán và ngày Nạn nhân nhân chất độc da cam 10/8 hàng năm. Sự chăm sóc cho nạn nhân ngày càng đa dạng và phong phú. Từ nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân, Tỉnh Hội đang xây dựng nhà “Xông hơi tẩy độc” cho nạn nhân chất độc da cam. Đây là công trình mang ý nghĩa nhân đạo, từ thiện, nhằm tạo điều kiện giúp cho các nạn nhân chất độc dacam/dioxin có điều kiện được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng; là môi trường để các nạn nhân chất độc da cam có thêm điều kiện vượt qua bệnh tật, vươn lên hòa nhập cộng đồng”.

Tuy nhiên, xung quanh việc thực hiện chế độ, chính sách cho nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học còn nhiều tồn tại, bất cập.

Qua thống kê của Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 6.193 đối tượng (trực tiếp và gián tiếp) bị nhiễm chất độc hóa học; nhưng hiện có 2.550 đối tượng được xác định có tham gia kháng chiến và được hưởng chế độ chất độc hóa học. Còn nhiều trường hợp không có đủ căn cứ để xem xét giải quyết do không còn lưu được giấy tờ gốc thể hiện thời gian ở chiến trường hoặc giấy tờ gốc có ghi phiên hiệu đơn vị nhưng không thể hiện vùng, miền hoạt động ở chiến trường. Đối tượng là DTTS tại địa phương từng tham gia hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm hoặc con họ đang bị ảnh hưởng do chất độc hóa học (nay bị dị tật, dị dạng, thiểu năng trí tuệ…) chưa được kê khai để được xem xét, công nhận hưởng các chế độ theo quy định còn khá nhiều. Hiện nay, giữa các văn bản của Trung ương chưa có sự thống nhất, chưa sát với thực tế gây khó khăn, lúng túng khi triển khai thực hiện ở các địa phương. Một số thủ tục trong việc khám, xác nhận và giám định y khoa cho người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; thủ tục để được xác nhận là nạn nhân da cam/dioxin còn phức tạp, thời gian kéo dài. Bộ Y tế thiếu hướng dẫn cụ thể về chẩn đoán đối với bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học/dioxin theo danh mục đã được quy định. Ngoài ra, danh mục 17 bệnh tật liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học còn nhiều điểm chưa đầy đủ.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học chưa được thực hiện đầy đủ và rất ít người dân nắm được chế độ để làm hồ sơ thụ hưởng như: chế độ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình; chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe cho người suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, nếu sống ở gia đình được trợ cấp cho người phục vụ; Việc thực hiện các chính sách ưu tiên giao hoặc thuê đất, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật, được giải quyết việc làm. Nguyên nhân của tồn tại này do sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương còn hạn chế; việc tuyên truyền, hướng dẫn các văn bản về chính sách chưa kịp thời; cán bộ làm công tác giải quyết chính sách người có công một số chưa có kinh nghiệm, chưa nắm vững các chính sách nên trong quá trình hướng dẫn cho các đối tượng làm hồ sơ còn sai sót nhiều, chưa đảm bảo thủ tục, dẫn đến hồ sơ bị trả lại, gây mất thời gian và công sức cho các đối tượng.

Chất độc da cam để lại di chứng nặng nề từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ bố, mẹ sang con, sang cháu. Có những gia đình có đến 2, 3, 4 nạn nhân bị dị dạng, dị tật. Chẳng hạn như huyện Chư Sê có 485 hộ có người bị nhiễm, với 561 người, trong đó 65 hộ có từ 2 đến 4 người là nạn nhân chất độc hóa học, nạn nhân là thế hệ thứ 3 (cháu nội, ngoại) là 107 người. Các nạn nhân là thế hệ thứ thứ ba (cháu nội, ngoại) của người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học hiện nay chỉ được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng rất ít ỏi, không đảm bảo cuộc sống tối thiểu, do vậy cuộc sống của họ còn đang gặp vô vàn khó khăn.

Kết thúc đợt giám sát, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã có báo cáo và đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế cần thống nhất về thủ tục hồ sơ xét duyệt, công nhận đối với trường hợp: Người hoạt động kháng chiến bị vô sinh giữa quy định của Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH và Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH. Bộ Y tế sớm ban hành hướng dẫn chi tiết, cụ thể về chẩn đoán đối với bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học/dioxin theo danh mục đã được quy định. Đồng thời, đề nghị bổ sung đối tượng là thế hệ thứ 3 (cháu nội, ngoại) bị bệnh, tật, dị tật, dị dạng do chất độc hóa học từ ông, bà là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm di truyền được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng bằng mức của ông, bà.

Bên cạnh đó, Ban cũng đã có kiến nghị UBND tỉnh sớm ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” của tỉnh. Tăng cường chỉ đạo việc triển khai thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, trong đó, có đối tượng là nạn nhân chất độc da cam/dioxin, nhằm đảm bảo thực hiện đúng đối tượng, không bỏ sót đối tượng và loại ra các đối tượng man khai để được hưởng chế độ. Trong khi chờ kinh phí theo Nghị định 136/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ, UBND tỉnh cần xem xét hỗ trợ tăng tiền ăn cho các cháu tại Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng bán trú nạn nhân chất độc da cam/ dioxin tỉnh, tối thiểu được 35.000đồng/cháu/ngày. Quan tâm, bổ sung kinh phí để Hội Nạn nhân chất độc da cam/ Dioxin tỉnh có điều kiện xây dựng nhà bán trú cho bệnh nhân nghỉ ngơi, ở lại trong khi điều trị xông hơi tẩy độc sau khi công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Đồng thời, đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền các chế độ, chính sách của nhà nước đối với người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, công chức làm công tác chính sách xã hội. Phối hợp với Hội Nạn nhân chất độc da cam/ dioxin tỉnh có kế hoạch rà soát người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiệm chất độc hóa học trên địa bàn tỉnh và hướng dẫn đối tượng làm hồ sơ xét duyệt, để xem xét giải quyết theo quy định, để không bỏ sót đối tượng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc xác nhận, thực hiện chế độ đối với người có công với cách mạng nói chung và người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học nói riêng.

Chiến tranh đã đi qua, đã hơn 50 năm kể từ ngày Đế quốc Mỹ sử dụng chất độc Da cam/ Dioxin trên chiến trường Việt Nam trong cuộc chiến tranh phi nghĩa, nỗi đau vẫn còn đó. Xoa dịu nỗi đau da cam không còn là trách nhiệm của riêng ai, mà là trách nhiệm của toàn xã hội, cùng nhau giúp những nạn nhân chất độc da cam/dioxin vượt qua nỗi đau về thể xác và tinh thần, vươn lên trong cuộc sống./.      
Thu Trang