> Chuyên mục > Đoàn đại biểu Quốc hội > Thông tin kỳ họp > Ông Huỳnh Thành, Phó Trưởng đoàn Đại Biểu Quốc Hội tỉnh Gia Lai phát biểu thảo luận về đề án tổng th

Ông Huỳnh Thành, Phó Trưởng đoàn Đại Biểu Quốc Hội tỉnh Gia Lai phát biểu thảo luận về đề án tổng thể tái cơ cấu (Buổi chiều ngày 08/6/2012 - Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII)

31/05/2012
          Kính thưa Chủ tọa phiên họp,
          Kính thưa Quốc hội, 
Tôi cơ bản nhất trí với báo cáo của Chính phủ về đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế. Ở đây tôi xin trực tiếp tham gia vào một số vấn đề: Thứ nhất, về tư duy, từ Đại hội VI chúng ta đổi mới tư duy về kinh tế và cho đến nay thấy cần đặt lại vấn đề phải tiếp tục đổi mới về tư duy kinh tế. Tức là chúng ta phải nhận định rõ hơn, cụ thể hơn về nền kinh tế thị trường, về kinh tế nhà nước, về doanh nghiệp nhà nước, v.v.. Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng có một việc dư luận dễ nhầm lẫn, đó là giữa kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Thực chất là kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo chứ không phải là doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo, các đồng chí thấy rằng ở các phương tiện thông tin đại chúng dễ làm cho dư luận hiểu lầm.
Thứ hai, tôi thấy vẫn có ý kiến cho rằng doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô. Theo tôi nhận định ý này chưa phải. Thực chất điều tiết kinh tế vĩ mô phải do các công cụ như chính sách về tài chính - tiền tệ, chính sách cơ cấu v.v... Vì vậy, tôi nghĩ rằng cũng phải nhận định lại.
Về tái cơ cấu đầu tư công
Thứ nhất, chúng ta phải có cơ chế huy động vốn đầu tư xã hội, việc này chúng ta biết rằng không thể vốn ngân sách tự trang trải được các công việc chúng ta đang làm, mà cần có cơ chế huy động vốn đầu tư xã hội. Trong vấn đề này, tôi đề nghị, đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Vì như chúng ta đã biết đây là lĩnh vực mà việc đầu tư tỷ suất lợi nhuận rất thấp, thời gian thu hồi vốn dài và rủi ro lại lớn. Trên thực tế hiện nay nhiều vùng không có một doanh nghiệp nào vào để đầu tư. Vì vậy, cần có chính sách để khuyến khích việc đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Thứ hai, tôi thấy cần thiết phải đổi mới về phân cấp quản lý kinh tế, đặc biệt phân cấp quản lý và giám sát đầu tư là một yêu cầu cấp bách. Hiện nay, địa phương nào cũng muốn mình được phân cấp nhiều hơn, được chủ động hơn nhưng vừa qua cũng có nhiều địa phương phát huy tốt, nhưng cũng có một số địa phương thực hiện không tốt và chính ở Trung ương cũng không điều chỉnh được vấn đề này; như chúng ta đã biết ở nhiều nơi quy hoạch tràn lan, chỗ nào cũng sân bay, chỗ nào cũng bến cảng, chỗ nào cũng có nhà máy này, nhà máy nọ. Những việc đó tôi nghĩ rằng tiếp tục vẫn phân cấp, nhưng phải làm thế nào có sự phân cấp một cách hợp lý để tạo điều kiện chủ động cho địa phương, bên cạnh đó cần vai trò giám sát kiểm tra của các bộ, ngành Trung ương.
 Thứ ba, trong đầu tư công, các địa phương phản ánh rất nhiều đó là làm thế nào chúng ta có sự minh bạch, công khai, đặc biệt về xây dựng hệ thống tiêu chí cụ thể và có quy trình hợp lý, chặt chẽ để cho việc lựa chọn cũng như giám sát và đánh giá dự án đầu tư công.
Về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Tôi thấy rằng thực tế hiện nay do vừa rồi có nhiều sự đổ bể của doanh nghiệp nhà nước, vì vậy dư luận mất niềm tin vào sự điều hành của nhà nước trong vấn đề này. Tôi nghĩ rằng việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là cần thiết, nhưng làm thế nào để xác định rõ, để chặt chẽ hơn căn cứ, tiêu chí về việc thành lập, duy trì và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế nhà nước. Vấn đề này tôi thấy rằng, chúng ta cũng đã đặt ra từ những năm 90 khoảng độ sau hơn 20 năm, nhưng hiện nay thấy rằng số lượng doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại, giảm cũng khá nhanh, nhưng giảm về nhanh số lượng mà chất lượng lại không được tăng lên, đây là những vấn đề làm cho chúng ta suy nghĩ. Doanh nghiệp nhà nước được hưởng rất nhiều ưu đãi, ví dụ về vốn, về tài nguyên thiên nhiên,… kể cả về các chính sách đầu tư của nhà nước nhưng hiệu quả lại thấp. Vì vậy, tôi thấy cần thiết phải tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước .
Nhất trí như ý kiến của các đại biểu đó là, chúng ta phải tổng kết việc thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước, hoàn thiện khung pháp lý và tiêu chí cho việc hình thành tổ chức hoạt động của các tập đoàn kinh tế.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội X đó là thu hẹp và tiến tới không còn chức năng đại diện chủ sở hữu của các Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với doanh nghiệp nhà nước. Tôi thấy vấn đề này chúng ta làm chưa khẩn trương, tôi đề nghị tiếp tục làm rõ chức năng đại diện của chủ sở hữu nhà nước và chức năng quản lý nhà nước. Chúng ta làm thế nào có sự phân định chức năng chủ sở hữu nhà nước và chức năng quản lý nhà nước, vì vấn đề này hiện nay còn chồng lấn.
Xin hết ý kiến và cảm ơn Quốc hội./.
Huỳnh Thành

Ông Huỳnh Thành, Phó Trưởng đoàn Đại Biểu Quốc Hội tỉnh Gia Lai phát biểu thảo luận về đề án tổng thể tái cơ cấu (Buổi chiều ngày 08/6/2012 - Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII)

31/05/2012
          Kính thưa Chủ tọa phiên họp,
          Kính thưa Quốc hội, 
Tôi cơ bản nhất trí với báo cáo của Chính phủ về đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế. Ở đây tôi xin trực tiếp tham gia vào một số vấn đề: Thứ nhất, về tư duy, từ Đại hội VI chúng ta đổi mới tư duy về kinh tế và cho đến nay thấy cần đặt lại vấn đề phải tiếp tục đổi mới về tư duy kinh tế. Tức là chúng ta phải nhận định rõ hơn, cụ thể hơn về nền kinh tế thị trường, về kinh tế nhà nước, về doanh nghiệp nhà nước, v.v.. Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng có một việc dư luận dễ nhầm lẫn, đó là giữa kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Thực chất là kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo chứ không phải là doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo, các đồng chí thấy rằng ở các phương tiện thông tin đại chúng dễ làm cho dư luận hiểu lầm.
Thứ hai, tôi thấy vẫn có ý kiến cho rằng doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô. Theo tôi nhận định ý này chưa phải. Thực chất điều tiết kinh tế vĩ mô phải do các công cụ như chính sách về tài chính - tiền tệ, chính sách cơ cấu v.v... Vì vậy, tôi nghĩ rằng cũng phải nhận định lại.
Về tái cơ cấu đầu tư công
Thứ nhất, chúng ta phải có cơ chế huy động vốn đầu tư xã hội, việc này chúng ta biết rằng không thể vốn ngân sách tự trang trải được các công việc chúng ta đang làm, mà cần có cơ chế huy động vốn đầu tư xã hội. Trong vấn đề này, tôi đề nghị, đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Vì như chúng ta đã biết đây là lĩnh vực mà việc đầu tư tỷ suất lợi nhuận rất thấp, thời gian thu hồi vốn dài và rủi ro lại lớn. Trên thực tế hiện nay nhiều vùng không có một doanh nghiệp nào vào để đầu tư. Vì vậy, cần có chính sách để khuyến khích việc đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Thứ hai, tôi thấy cần thiết phải đổi mới về phân cấp quản lý kinh tế, đặc biệt phân cấp quản lý và giám sát đầu tư là một yêu cầu cấp bách. Hiện nay, địa phương nào cũng muốn mình được phân cấp nhiều hơn, được chủ động hơn nhưng vừa qua cũng có nhiều địa phương phát huy tốt, nhưng cũng có một số địa phương thực hiện không tốt và chính ở Trung ương cũng không điều chỉnh được vấn đề này; như chúng ta đã biết ở nhiều nơi quy hoạch tràn lan, chỗ nào cũng sân bay, chỗ nào cũng bến cảng, chỗ nào cũng có nhà máy này, nhà máy nọ. Những việc đó tôi nghĩ rằng tiếp tục vẫn phân cấp, nhưng phải làm thế nào có sự phân cấp một cách hợp lý để tạo điều kiện chủ động cho địa phương, bên cạnh đó cần vai trò giám sát kiểm tra của các bộ, ngành Trung ương.
 Thứ ba, trong đầu tư công, các địa phương phản ánh rất nhiều đó là làm thế nào chúng ta có sự minh bạch, công khai, đặc biệt về xây dựng hệ thống tiêu chí cụ thể và có quy trình hợp lý, chặt chẽ để cho việc lựa chọn cũng như giám sát và đánh giá dự án đầu tư công.
Về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Tôi thấy rằng thực tế hiện nay do vừa rồi có nhiều sự đổ bể của doanh nghiệp nhà nước, vì vậy dư luận mất niềm tin vào sự điều hành của nhà nước trong vấn đề này. Tôi nghĩ rằng việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là cần thiết, nhưng làm thế nào để xác định rõ, để chặt chẽ hơn căn cứ, tiêu chí về việc thành lập, duy trì và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế nhà nước. Vấn đề này tôi thấy rằng, chúng ta cũng đã đặt ra từ những năm 90 khoảng độ sau hơn 20 năm, nhưng hiện nay thấy rằng số lượng doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại, giảm cũng khá nhanh, nhưng giảm về nhanh số lượng mà chất lượng lại không được tăng lên, đây là những vấn đề làm cho chúng ta suy nghĩ. Doanh nghiệp nhà nước được hưởng rất nhiều ưu đãi, ví dụ về vốn, về tài nguyên thiên nhiên,… kể cả về các chính sách đầu tư của nhà nước nhưng hiệu quả lại thấp. Vì vậy, tôi thấy cần thiết phải tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước .
Nhất trí như ý kiến của các đại biểu đó là, chúng ta phải tổng kết việc thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước, hoàn thiện khung pháp lý và tiêu chí cho việc hình thành tổ chức hoạt động của các tập đoàn kinh tế.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội X đó là thu hẹp và tiến tới không còn chức năng đại diện chủ sở hữu của các Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với doanh nghiệp nhà nước. Tôi thấy vấn đề này chúng ta làm chưa khẩn trương, tôi đề nghị tiếp tục làm rõ chức năng đại diện của chủ sở hữu nhà nước và chức năng quản lý nhà nước. Chúng ta làm thế nào có sự phân định chức năng chủ sở hữu nhà nước và chức năng quản lý nhà nước, vì vấn đề này hiện nay còn chồng lấn.
Xin hết ý kiến và cảm ơn Quốc hội./.
Huỳnh Thành